Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ công trình thì kỹ sư xây dựng là người hiện thực hóa bản vẽ đó. Bài viết giới thiệu sau đây, 123job.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể kỹ sư xây dựng là gì và mức lương cho vị trí này hiện nay là bao nhiêu?
Ngành "kỹ sư xây dựng" là gì? Có lẽ ai cũng biết về kỹ sư xây dựng, khi nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng những công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành kỹ sư xây dựng cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ hơn về “kỹ sư xây dựng là gì" hay ngành xây dựng thi khối nào? Cách để tham gia tuyển dụng kỹ sư xây dựng hiện nay? Thì các bạn nên dành thời gian để đọc những thông tin chúng tôi sẽ chia sẻ về ngành kỹ sư xây dựng qua bài viết dưới đây nhé!
I. Kỹ sư xây dựng là gì?
Nhắc đến tuyển kỹ sư xây dựng, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới những người tham gia vào các dự án xây dựng công trình. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch xây dựng dự án theo đúng như kế hoạch, để tạo ra những công trình với vẻ đẹp hoàn mỹ nhất. Ngoài ra, kỹ sư xây dựng cũng cần phải đảm bảo sự an toàn của những thiết kế được sử dụng tạm thời trong quá trình xây dựng công trình một cách trọn vẹn để tiến độ dự án diễn ra thuận lợi.
Để trở thành kỹ sư xây dựng hay tham gia tuyển dụng kỹ sư xây dựng, bạn cần theo học chuyên ngành xây dựng tại Đại học Xây dựng hoặc những trường có ngành xây dựng riêng. Kỹ sư xây dựng rất đa dạng, trong đó bao gồm kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư vật liệu xây dựng, kỹ sư xây dựng đô thị, kỹ sư công trình thủy lợi - thủy điện, kỹ sư cầu đường…
Hiện nay ngành xây dựng thi khối nào?
Xem thêm: Bản mô tả công việc của kỹ sư cơ khí chi tiết, đầy đủ nhất
II. Kỹ sư xây dựng thi khối nào?
Nắm được ngành xây dựng thi khối nào sẽ giúp các bạn học sinh ôn luyện đúng trọng tâm để đạt điểm số cao. Hãy chú ý những điều sau trong sổ tay kỹ sư xây dựng, các tổ hợp môn xét tuyển kỹ sư xây dựng tại các trường Đại học - Cao đẳng bao gồm:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học).
- A01 (Toán, Vật Lý, Anh).
- D07 (Toán, Hóa học, Anh).
- D29 (Toán, Vật lý, Pháp).
- D01 (Toán, Văn, Anh).
- D07 (Toán, Hóa học, Anh).
- B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
- C01 (Toán, Văn, Vật lý).
- C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học).
- A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Văn).
Xem thêm: Kỹ sư R&D? Cơ hội nghề nghiệp cho kỹ sư R&D tại Việt Nam
III. Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
1. Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Khu vực miền Nam: Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Mở Thành phố HCM, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, đại học xây dựng Miền Tây, Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Ngô Quyền.
- Khu vực miền trung: Đại học Vinh, Đại Học Xây dựng Miền Trung, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
- Khu vực miền Bắc: Đại học Xây dựng, Học viện Hậu cần, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Thủy lợi, Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học dân lập Phương Đông.
2. Kỹ thuật xây dựng công trình quân sự
- Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
- Trường Đại học Ngô Quyền.
3. Kỹ thuật xây dựng cầu, đường
- Đại học Xây dựng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thủy Lợi, Đại học Vinh, Đại học Bách Khoa Thành phố HCM, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Ngô Quyền, Đại học xây dựng Miền Trung, Đại học dân lập Phương Đông.
4. Kỹ thuật xây dựng sân bay
5. Kỹ thuật xây dựng đô thị
- Trường Đại học Xây dựng và những trường Đại học Kiến trúc (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh).
- Trường Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Xem thêm: Bật mí 10 điều cần biết để trở thành kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nhất
IV. Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu? có khó xin việc không?
Tuyển dụng kỹ sư xây dựng ra trường sẽ có rất nhiều sự lựa chọn việc làm khác nhau. Họ có thể làm việc tại các công trường hoặc ngay tại văn phòng.
Những người làm việc tại công trường thường là kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát, kỹ sư trắc địa và cao nhất là chỉ huy trưởng của công trình. Họ làm việc cho những công ty chuyên về xây dựng, kiến trúc, cầu đường..., có thể là công ty của Nhà nước hoặc tư nhân. Ngược lại, những người kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng thường là người thẩm định chất lượng công trình, thiết kế và quy hoạch, tư vấn thiết kế, kiểm toán xây dựng, chuyên viên lập hồ sơ mời thầu, chuyên viên thẩm định hồ sơ đấu thầu...sổ tay kỹ sư xây dựng
Ngoài ra, còn một số bộ phận kỹ sư xây dựng làm việc trong các công xưởng, nhà máy; tuy nhiên, không phổ biến bằng 2 nhóm trên. Họ thường tham gia tuyển dụng kỹ sư xây dựng - là những người làm việc cho những công ty kiến trúc hay sản xuất vật liệu xây dựng, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra cho các sản phẩm được dùng trong ngành xây dựng như máy móc, vật liệu xây dựng...
Thực tế cho thấy, nhu cầu tuyển kỹ sư xây dựng ngày càng tăng cao. Theo học chuyên ngành xây dựng (ngành xây dựng thi khối nào đã được giải đáp ở phần trên), bạn có thể đảm nhận đa dạng các công việc như chuyên viên quản lý dự án, kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát thi công, nhân viên kỹ thuật xây dựng... Đặc biệt sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội để ứng tuyển kỹ sư xây dựng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau như cầu đường, công trình thủy lợi... với mức thu nhập hấp dẫn.
Mức lương của tuyển dụng kỹ sư xây dựng mới ra trường đảm nhận những nhiệm vụ chưa phải chịu áp lực cao thường dao động trong khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Còn những ai thường xuyên làm việc ngoài trời nhiều hơn thì mức thu nhập vào khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Khi bạn có kỹ năng ngoại ngữ tốt cùng với sự kinh nghiệm dày dặn, nộp CV tham gia tuyển kỹ sư xây dựng vào các công ty nước ngoài thì bạn có cơ hội nhận mức lương lên đến 16 - 18 triệu đồng/tháng.
Chuyên ngành xây dựng thi khối nào, trường nào?
Xem thêm: Tuyệt chiêu viết CV ngành kỹ sư công trình xây dựng mới nhất
V. Ngành xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực – Cơ hội vàng cho công tác tuyển sinh đào tạo
“Đội ngũ công nhân ngành kỹ sư xây dựng – những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu nhiều về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn cao”. Đó là theo đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng).sổ tay kỹ sư xây dựng
Hiện nay, toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân đang chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.
Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng là một điểm hạn chế:
- Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chiếm tỷ lệ đến 11,8%
- Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.
Theo số liệu thống kê của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10.
Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh người lao động chưa được qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.
Hiện nay số lượng người được đào tạo tay nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa những trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng tăng quá nhanh trong khi đào tạo nghề và trung học lại tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ ngày càng thêm bất hợp lý.
Theo đánh giá của chuyên gia, chương trình đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về mặt lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhiệm. Kết quả là sau khi ra trường, sinh viên phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, và hầu hết những đơn vị tuyển dụng phải tiến hành bổ túc hoặc đào tạo bổ sung, đào tạo lại.
Ngành xây dựng là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, ngành xây dựng cần được quan tâm phát triển hơn về mọi mặt, đặc biệt là về yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo các cấp, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.
Sổ tay kỹ sư xây dựng nên bỏ túi
Xem thêm: Cẩm nang thiết kế CV Nhân Viên Kỹ Sư Thiết Kế
VI. Kỹ sư xây dựng học mấy năm? Con gái có nên học không?
Thời gian đào tạo kỹ sư xây dựng là khoảng từ 4 - 5 năm. Sau thời gian học, những kỹ sư tương lai sẽ phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp cũng như có thời gian thực tập tại các công ty.
Một điều cần lưu ý trong sổ tay kỹ sư xây dựng: Xây dựng vốn là một nghề nặng nhọc, thường xuyên phải xa nhà nên thường bị cho là nghề nghiệp dành cho phái mạnh. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể theo đuổi tuyển kỹ sư xây dựng nếu như thực sự đam mê. Làm xây dựng không có nghĩa là bạn sẽ luôn phải ngày ngày có mặt trên những công trường đầy cát bụi, nắng gió; có rất nhiều công việc văn phòng phù hợp với nữ giới trong ngành tuyển dụng kỹ sư xây dựng như tư vấn xây dựng, lập hồ sơ mời thầu/dự thầu, thẩm định hồ sơ, quyết toán... Đây đều là những sự lựa chọn không tồi dành cho các bạn nữ yêu thích nghề xây dựng.
Lựa chọn được ngôi trường học kỹ sư xây dựng chất lượng là một trong các yếu tố quyết định tay nghề và trình độ của ứng viên sau khi tốt nghiệp. Do đó, muốn trở thành một người kỹ sư xây dựng giỏi thì bạn phải học tại những trường Đại học uy tín, danh tiếng.
Sổ tay kỹ sư xây dựng dành cho các ứng viên
Xem thêm: Bí quyết viết CV kỹ sư thiết kế thi công chuyên nghiệp
VII. Kết luận
Tuyển dụng kỹ sư xây dựng là một trong những ngành khá hot hiện nay, do các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai theo đuổi nghề kỹ sư xây dựng cũng có thể thành công như ý muốn. Do vậy, trước khi tham gia ứng tuyển kỹ sư xây dựng bạn cần phải xem xét bản thân có đủ khả năng và đam mê hay không. Hơn nữa, việc lựa chọn môi trường đào tạo kỹ sư xây dựng tốt, điểm chuẩn phù hợp với khả năng của bạn mới là điều quan trọng nhất.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích ngành "kỹ sư xây dựng" là gì, ngành xây dựng thi khối nào? Và đưa ra một số điểm cần lưu ý trong sổ tay kỹ sư xây dựng như danh sách các trường đang đào tạo ngành kỹ sư xây dựng, học kỹ sư xây dựng cần mấy năm. Mong rằng tất cả thông tin trên đây giúp các đọc giả có thể đọc hiểu thêm về ngành kỹ sư xây dựng cũng như có cái nhìn mới mẻ về ngành nghề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến nào về kỹ sư xây dựng bạn có thể để lại bình luận bên dưới.