Con đường khởi nghiệp không phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với mọi doanh nhân. Tuy vậy, nếu như bạn biết học hỏi câu chuyện khởi nghiệp từ những tấm gương thành công khác, nó có thể giúp cho doanh nghiệp bạn dễ dàng hơn trên con đường kinh doanh.
Ngay cả với startup thành công nhất hay startup vừa và nhỏ thì đều có những câu chuyện khởi nghiệp của riêng mình. Trong bài viết dưới đây, 123job.vn xin chia sẻ với bạn những bài học và câu chuyện khởi nghiệp quý giá, hy vọng sẽ là niềm cảm hứng giúp bạn xây dựng nên một doanh nghiệp vững mạnh.
I. 5 bài học dẫn lối khởi nghiệp thành công
1. Luôn đặt câu hỏi
Bài học khởi nghiệp đầu tiên dành cho bạn chính là việc biết đặt câu hỏi. Trong rất nhiều tình huống, việc đặt câu hỏi sẽ tốt hơn đưa ra giả thiết. Mọi người thường lầm tưởng rằng khi đặt câu hỏi cho người khác, họ sẽ đánh giá mình là một kẻ ngốc và không đủ trình độ để tham gia vào thị trường kinh doanh.
Tuy nhiên, từ những câu chuyện khởi nghiệp thực tế cho thấy, việc bạn có kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đặt câu hỏi sẽ chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc tích lũy, học hỏi và luôn muốn lắng nghe ý kiến người khác. Không một ai có thể từ chối hoặc đánh giá thấp một người luôn ham muốn học hỏi những thứ xung quanh. Nhưng nếu có, bạn hãy phớt lờ những lời nói chê bai đó. Bởi đơn giản, bạn chỉ đang cố gắng tìm kiếm thêm thêm thông tin giúp cho quá trình ra quyết định của mình chính xác hơn.
Đặt câu hỏi sẽ chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc tích lũy, học hỏi và luôn muốn lắng nghe ý kiến người khác
2. Đừng bỏ học đại học
Đôi khi, bạn vô tình đọc được những câu chuyện khởi nghiệp từ những người trẻ bỏ học giữa chừng và thành công. Họ trở thành người truyền cảm hứng đối với nhiều người. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho bạn là không nên từ bỏ con đường đại học để khởi nghiệp.
Bởi vì trên giảng đường đại học, bạn sẽ tích lũy được cho mình một lượng kiến thức vững chắc và đa dạng về mọi vấn đề. Điều này vô cùng hữu ích trong việc xây dựng doanh nghiệp, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Tất nhiên, những gì kiến thức trường lớp cung cấp cho bạn vẫn còn bị giới hạn và bạn cần học hỏi không ngừng nghỉ từ những điều thực tế nếu muốn đi đến thành công. Do vậy bạn hãy nắm bắt mọi cơ hội và cố gắng học hỏi mọi lúc mọi nơi.
3. Tìm một người đồng hành tin cậy
Từ những câu chuyện khởi nghiệp thực tế rút ra, việc khởi nghiệp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có người cộng sự đồng hành cùng với mình. Bởi vì hai người lúc nào cũng tốt hơn một. Người đồng hành của bạn sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt và đánh giá các kế hoạch kinh doanh một cách toàn diện hơn. Có người cộng sự như vậy, bạn có thể bổ sung những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức mà mình còn đang thiếu để điều hành công ty khởi nghiệp thành công.
Đôi khi bạn cũng có thể tìm thêm những người tư vấn, hỗ trợ chuyên môn đáng tin cậy. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn và chỉ ra những kinh nghiệm quý báu từ những câu chuyện khởi nghiệp để giúp bạn dẫn dắt doanh nghiệp tốt hơn.
Người đồng hành sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt và đánh giá các kế hoạch kinh doanh một cách toàn diện hơn
4. Vui vẻ đón nhận thành công ban đầu
Khi nghe những câu chuyện khởi nghiệp của nhiều startup chia sẻ, bạn sẽ nhận ra rằng họ luôn hài lòng với những thành công dù là nhỏ nhất. Bởi vì từ những thành tích nhỏ như vậy, sẽ tạo tiền đề cho công ty họ phát triển những dự án lớn hơn và trở thành những công ty khởi nghiệp thành công.
Do vậy, rút ra bài học kinh doanh những câu chuyện khởi nghiệp đó, bạn hãy biết cách hài lòng với những thành công bước đầu của mình và hạn chế phàn nàn về những thất bại.
Hãy ăn mừng kỷ niệm khi đạt được bất cứ thành tích gì vì để đạt được những điều đó, bạn cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn và trở ngại. Điều này sẽ giúp cho bạn cũng như những nhân viên của bạn có động lực hơn và khích lệ tinh thần làm việc vươn lên.
5. Tạo niềm vui trong cuộc sống
Từ những câu chuyện khởi nghiệp của các vị lãnh đạo, bạn sẽ thấy khi mới bắt đầu khởi nghiệp, ai cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách thì mới đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít người, khi gặp khó khăn thì luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân và đời sống tinh thần.
Chính vì vậy một bài học kinh doanh dành cho những bạn mới bắt đầu khởi nghiệp đó là tự tin vào năng lực của mình, luôn giữ tinh thần lạc quan và đừng tạo quá nhiều áp lực cho bản thân.
Bài học khởi nghiệp dành cho những bạn mới bắt đầu đó là tự tin vào năng lực của mình và luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ trong cuộc sống
II. Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ 3 startup tỷ đô
Qua nhiều câu chuyện khởi nghiệp, bạn sẽ thấy khởi nghiệp thường được bắt nguồn từ những ý tưởng mang tính đột phá và khác biệt trong nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội… Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, đáp ứng đúng những giá trị cộng đồng thì không cần nhất thiết phải là những ý tưởng kinh doanh quá lớn lao. Mọi người đều có thể khởi nghiệp từ những công việc rất gần gũi, rất thiết thực nhưng phù hợp với những gì mà xã hội đang thiếu, đang cần.
3 câu chuyện khởi nghiệp của những startup thành công dưới đây, hy vọng là niềm cảm hứng và là bài học kinh doanh dành cho những bạn đang tiếp tục đi trên con đường khởi nghiệp.
1. Airbnb - Xây dựng sản phẩm, dịch vụ để khách hàng yêu mến
Câu chuyện người sáng lập Airbnb là một trong những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng nhất của thế kỷ 21.
Airbnb là một trong những công ty khởi nghiệp hàng đầu của Mỹ, cung cấp dịch vụ kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người cho thuê trên toàn thế giới thông qua ứng dụng trực tuyến trên di động.
Vào năm 2008, khi công ty Airbnb đang trong giai đoạn khởi đầu khó khăn thì Paul Graham - người thành lập quỹ đầu tư nổi tiếng Y Combinator đã đưa lời khuyên cho CEO của Airbnb là Brian Chesky rằng: thay vì tạo nên một sản phẩm mà mọi người chỉ có sự thích thú thoáng qua thì hãy tập trung xây dựng một sản phẩm mà khiến mọi người yêu mến.
Ông giải thích rằng nếu sản phẩm của bạn lấy được sự thiện cảm từ nhiều người, sau đó họ sẽ giới thiệu sản phẩm đó tới bạn bè và người thân, nhờ đó, bạn sẽ tạo dựng được tập khách hàng nhỏ nhưng trung thành.
Phương pháp tiếp thị truyền miệng cho sản phẩm/dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chứng minh hiệu quả so với những cách tiếp thị khác. Điều này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Airbnb mở rộng và phát triển lên tầm cao mới. Hiện nay, Airbnb được định giá lên tới 31 tỷ đô và là là công ty khởi nghiệp thành công đứng thứ 2 thế giới - chỉ sau Uber.
Từ câu chuyện khởi nghiệp này, bài học kinh doanh rút ra cho bạn, người với tư cách là nhà sáng lập là hãy cung cấp những sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng của bạn thật sự yêu mến.
Bài học khởi nghiệp rút ra từ công ty Airbnb là hãy cung cấp những sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng của bạn thật sự yêu mến
2. Uber - Tích cực lắng nghe khách hàng
Câu chuyện khởi nghiệp của Uber là hành trình vô cùng gian nan nhưng mang lại kết quả vô cùng tuyệt vời đối với những người sáng lập.
Là ứng dụng gọi xe hàng đầu thế giới, có thể nói rằng Uber là một trong những Startup thành công nhất hiện nay. Để đi đến thành công rực rỡ như vậy, bài học kinh doanh đến từ Uber là luôn đặt mình vào vị trí khách hàng, phân tích kỹ thị trường, cố gắng tìm hiểu nhu cầu và đề ra phương án giải quyết hợp lý nhất thông qua các dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, từ đó mang đến cho khách hàng một giải pháp toàn diện, đáng tin giúp việc di chuyển thường xuyên của họ trở nên dễ dàng hơn.
Thông qua câu chuyện khởi nghiệp này, bạn cần biết rằng bất cứ khi nào bạn có ý tưởng kinh doanh, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ vấn đề đó và nghĩ về lợi ích mà nó có thể giúp cho khách hàng giải quyết vấn đề. Bài học từ câu chuyện khởi nghiệp này chắc chắn sẽ giúp bạn thành công.
Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng là bí quyết thành công của công ty nghiệp Uber
3. Atlassian – Tỉnh táo đúng thời điểm
Bài học kinh doanh đúc kết từ câu chuyện khởi nghiệp của Atlassian là việc bạn phải nhanh nhạy với thị trường và tỉnh táo đúng thời điểm.
Được biết đến là một công ty phần mềm nổi tiếng về lập trình các phần mềm kinh doanh như Jira, Confluence... Atlassian được lập ra với mục tiêu giúp các doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Đầu năm 2017, Atlassian đã đưa ra một quyết định sáng suốt là chi ra 425 triệu đôla để mua một công ty kinh doanh phần mềm có tên là Trello, được biết chính là đối thủ cạnh tranh của họ. Đội ngũ lãnh đạo của startup đã nhận ra tiềm năng phát triển của Trello và nhanh tay mua lại đối thủ trước khi Trello kịp thống lĩnh thị trường. Đây chính là câu chuyện khởi nghiệp thành công của Atlassian, xác định rõ tầm nhìn, tỉnh táo để nắm bắt cơ hội và đi tới thành công.
Bài học khởi nghiệp thành công của Atlassian là xác định rõ tầm nhìn, tỉnh táo để nắm bắt cơ hội và đi tới thành công
III. Kết luận
Những bài học kinh doanh và câu chuyện khởi nghiệp được 123job.vn chia sẻ trên đây đều là những kinh nghiệm đắt giá dành cho những bạn đang trong quá trình khởi nghiệp. Kinh doanh là một quá trình học hỏi, có thất bại mới có thành công do vậy hãy luôn ra sức học tập từ những thành công cũng như thất bại của chính mình và mọi người.