Ở các công ty khởi nghiệp thường nhắc đến hai khái niệm Founder và Co-Founder. Vậy hai chức danh này là gì và làm thế nào để trở thành Founder tuyệt vời hãy cùng 123job tìm hiểu sau đây.

Giai đoạn hiện nay được coi là thời điểm vàng cho khởi nghiệp Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều các công ty lớn và nhỏ. Sự xuất hiện của Founder là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

I. Founder là ai?

Founder nghĩa là người sáng lập hoặc xây dựng nên cơ sở cho một doanh nghiệp nào đó, những nhà sáng lập này có kỹ năng bán hàng kiểu truyền thống và họ thành lập doanh nghiệp, công ty tư nhân... rồi làm chủ. Các startup này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, xây dựng, tìm kiếm và đầu tư các nguồn lực để hình thành công ty.

Một trong những founder nổi tiếng và thành công nhất là Michael Dell. Vào đầu những năm 1980, khi ngành công nghiệp máy tính cá nhân mới ở giai đoạn “trứng nước” ông đã có mối quan tâm rất lớn đến chúng nên ông đã từ bỏ việc học tại Đại học Texas khi đang học năm hai để sáng lập ra Dell Computers và bán máy tính cá nhân trực tiếp cho khách hàng từ đó ông tập trung vào việc kinh doanh của mình. Nhờ vào việc kinh doanh mặt hàng mới và rất cần thiết mà tiện lợi của máy tính cá nhân, trong năm đầu tiên Dell Computers đã bán được 6 triệu đôla. Đến năm 1992, ông Dell được bầu làm CEO trẻ nhất trong danh sách 500 công ty hàng đầu Top Fortune. Ngày nay, Dell Computers là một trong những nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới.

Một trong những founder nổi tiếng và thành công nhất chính là Michael Dell

Một trong những founder nổi tiếng và thành công nhất chính là Michael Dell

II. Điểm khác biệt giữa Co-Founder và Founder là gì?

Founder là người sáng lập ra một doanh nghiệp hoặc tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp. Trách nhiệm của họ là đưa ra các ý tưởng kinh doanh có tính khả thi và đem lại được lợi nhuận. Chọn mặt hàng, dịch vụ mà công ty mình sẽ cung cấp ra thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh và thực hiện chính sách thu hút con người, cũng như tìm kiếm nguồn tài nguyên để khởi nghiệp.

Co-Founder là gì thì được hiểu là nhà đồng sáng lập, về cơ bản những người này có vai trò giống với người sáng lập và giúp họ thực hiện ý tưởng khởi nghiệp hay đóng góp tài nguyên, kỹ năng vào công ty khởi nghiệp này, hỗ trợ người sáng lập và doanh nghiệp, dẫn dắt kỹ năng hoặc chuyên môn của họ cho doanh nghiệp. Có thể cung cấp tài nguyên hoặc vốn để bắt đầu kinh doanh. Trách nhiệm chính của Co-Founder là giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đem về lợi nhuận

III. Những điều bạn nên làm để trở thành một founder là gì?

1. Thực tập tại công ty startup

Đây được coi là điều quan trọng nhất. Các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu khởi nghiệp sẽ rất khác với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu dài. Bạn có thể học hỏi được kinh nghiệm của các Founder về những công việc cần giải quyết trong giai đoạn mới thành lập công ty, bạn sẽ được trải nghiệm những cơ hội hay cả khó khăn.

2. Học hỏi từ những cố vấn

Hầu hết những người thành công hôm nay đều nhờ có được sự giúp đỡ của những người có kiến thức và kinh nghiệm như nhà sáng lập các công ty khác, bạn bè, các chuyên gia cố vấn tại những trường đại học… Hãy tìm cho mình một cố vấn tài giỏi để đồng hành cùng trong quá trình phát triển doanh nghiệp và hãy chứng minh rằng bạn là một Founder có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh giúp ích cho cộng đồng.

3. Tham gia lớp học doanh nhân

Với một quốc gia khởi nghiệp như Việt Nam chúng ta thì việc tìm đến một lớp học doanh nhân là điều nên làm đối với tất cả những Founder. Lớp học sẽ dạy bạn những quy trình cơ bản và cần thiết để thành lập công ty, điều tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể biết nó đầy đủ và chính xác để áp dụng khi mình khởi nghiệp. Tham gia lớp học doanh nhân có thể bằng hình thức học và gặp mặt trực tiếp các doanh nhân hoặc là học trực tuyến.

4. Tham dự sự kiện khởi nghiệp

Tham dự các sự kiện khởi nghiệp là một cách tuyệt vời để bắt đầu xây dựng mạng lưới gắn kết gặp gỡ trao đổi thông tin của những người cùng chí hướng. Khi bạn đi đến các sự kiện, việc tốt nhất là nên có những cuộc trò chuyện chất lượng với một số người, điều này quan trọng hơn là bắt chuyện với nhiều người nhưng không đem lại hiệu quả.

5. Theo dõi tin tức thường xuyên

Việc theo dõi tin tức đối với con người là vô cùng quan trọng và đối với những Founder còn quan trọng hơn thế gấp nhiều lần. Theo dõi tin tức để theo dõi xu hướng thị trường, góp phần định hướng mục tiêu của mình rõ ràng. Việc theo dõi tin tức thường xuyên đem lại cơ hội rất lớn cho sự phát triển sự nghiệp.

Để trở thành một founder tài năng cần phải tích cực trau dồi kiến thức và kỹ năng

Để trở thành một founder tài năng cần phải tích cực trau dồi kiến thức và kỹ năng

IV. 10 đặc điểm thường thấy ở một “nhà sáng lập tuyệt vời”

Giám đốc điều hành quỹ Inventus Capital - ông Kanwal Rekhi là một trong những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm ở Silicon Valley. Ông mô tả 10 đặc điểm thường thấy ở những “Founder tuyệt vời” như sau:

1. Nguồn năng lượng hiện hữu

Founder luôn là người tràn đầy năng lượng nhất và có thể truyền năng lượng đó cho những người làm việc cùng, tưởng rằng như người sáng lập đó không bao giờ thiếu đi nguồn năng lượng hăng say làm việc và điều đó thúc giục nhân viên cùng cố gắng để giúp sếp của mình có thể thực hiện được những bước đi vững chắc trên con đường thành công của sự nghiệp. Không những vậy những người sáng lập phải tiếp sức và xây dựng tinh thần cho cả khách hàng, nhà đầu tư, hay đối tác làm ăn...

2. Kỹ năng bán hàng đỉnh cao

Founder là người “cầm cân nảy mực” nên chắc hẳn họ phải là người có những kỹ năng quan trọng cho công việc mà đặc biệt là kỹ năng bán hàng. Là người sáng lập ra công ty để kinh doanh mặt hàng sản phẩm, dịch vụ thì người đó phải là người hiểu rõ sản phẩm của mình nhất và mức độ phù hợp của mặt hàng với phân khúc khách hàng nào. Nên có thể nắm bắt tâm lý khách hàng tốt để bán được sản phẩm của mình.

3. Không yêu ý tưởng của họ

Ý tưởng khởi nghiệp của founder được coi là hoàn hảo nhưng nhưng sau một thời gian nó có thể không là tuyệt vời như trước nữa bởi thị trường luôn thay đổi, công nghệ ngày càng phát triển hiện đại. Để công ty luôn đứng vững trên thị trường thì cần thay đổi theo xu hướng của thị trường một cách phù hợp. Vì vậy, hãy thách thức ý tưởng mỗi ngày trên giá trị ròng của những ưu hay nhược điểm để hoàn thiện.

4. Người có tư tưởng đổi mới

người sáng lập tài giỏi cần phải có tư tưởng mới, có những cái nhìn khách quan mọi vấn đề, không để áp đặt lên người khác mà cần có sự thấu hiểu. Hãy là người sếp tâm lý mang một tư tưởng mới mẻ để thổi luồng sinh khí tràn đầy năng lực vào công ty và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lý tưởng.

5. Trung thực kiểu có tri thức

Founder trước tiên phải có tri thức, kiến thức về lĩnh vực lập nghiệp, điều đó là hiển nhiên. Nhưng cần trung thực với những gì mình có, không nên khoa trương hay phóng đại thành tích của bản thân. Vì khi mới thành lập công ty, mọi công việc đều chưa có kết quả chứng minh do vậy điều quan trọng là không được làm mất niềm tin của mọi người.

6. Tư duy rõ ràng

Founder phải có tư duy định hướng rõ ràng về tương lai và có kế hoạch rõ ràng cho từng bước đi của công ty. Tư duy rõ ràng giúp công ty có định hướng đúng về đích đến của mình và đó là cách làm duy nhất giúp truyền đạt ý tưởng đến nhân viên, khi mọi người đã cùng chung một lý tưởng thì cánh cửa bước đến thành công sẽ gần hơn.

Founder phải có tư duy định hướng rõ ràng về tương lai và có kế hoạch rõ ràng cho từng bước đi của công ty

Founder phải có tư duy định hướng rõ ràng về tương lai và có kế hoạch rõ ràng cho từng bước đi của công ty

7. Coi thất bại là của mình

Theo Kanwal, Founder coi thất bại là của mình sẽ có khả năng học hỏi và cải thiện vô giá. Vì là người sáng lập nên mọi bước đi Founder phải là người rõ rất, khi gặp phải thất bại thì họ cũng là người hiểu rõ nhất nguyên nhân. Do vậy phải hiểu rõ những nhiệm vụ của một nhà quản lý để điều chỉnh lại công việc và khắc phục sai lầm.

8. Thấy tiềm năng của người khác

Một trong những công việc của người sáng lập là điều hành tất cả các bộ phận liên quan do vậy họ có thể nhìn thấy được tiềm năng của người khác qua những dấu hiệu về sự nỗ lực của nhân viên và trọng dụng được nhân tài thì quả là một điều tuyệt vời. Các nhà lãnh đạo luôn nói rằng tôi thành công vì được bao quanh bởi đội ngũ tuyệt vời với sự đa dạng về điểm mạnh và điểm yếu.

9. Thể hiện ý thức chơi công bằng

Khởi nghiệp là một môi trường có áp lực rất cao về tính chất cạnh tranh và thứ gây ăn mòn nhất trong môi trường kinh doanh là sự không công bằng. Bạn không thể nói với nhân viên rằng phải đến làm việc bảy ngày một tuần trong khi chính bạn không thực hiện điều đó. Việc không công bằng sẽ có tác động rất lớn đến tinh thần làm việc của cả tập thể. Khởi nghiệp thành công là nhờ vào tinh thần đồng đội do vậy hãy đối xử công bằng với nhau.

10. Có khả năng cảm nhận tốt về kinh tế

Founder là người nắm bắt thị trường rất tốt do vậy họ có khả năng cảm nhận tốt về kinh tế, do vậy những người sáng lập nên có ý thức mạnh mẽ về trao đổi giá trị với mọi người. Khi thiết lập các điều khoản, một nhà sáng lập nên hỏi thỏa thuận về những lợi ích của cả đôi bên. Đó là cách tốt nhất để đạt hiệu quả trong môi trường cạnh tranh và giúp công ty mình đứng vững trên thị trường.

V. Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về Founder và Co-founder, đồng thời cung cấp những đặc điểm thường thấy ở một Founder tuyệt vời. Hy vọng từ những kiến thức này sẽ giúp bạn xác định được hướng đi để hiện thực hóa giấc mơ làm Founder của mình!