Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt ở mọi lĩnh vực. Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là bài toán khó. Hãy để 123job đưa ra lời giải cho bài toán đó

Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Xã hội luôn phát triển do vậy mỗi doanh nghiêp cần thay đổi để phù hợp với xu hướng và không bị đào thải, mà một trong những vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững đó là phương pháp quản trị doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo. 

Trước hết ta cần hiểu khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì? Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Nhà quản trị doanh nghiệp có nhiệm vụ lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh cần thiết trong quá trình kinh doanh.

I. Quản lý trao quyền cho nhân viên

Theo cách quản trị doanh nghiệp truyền thống mọi quyền hạn đều tập trung vào các nhà quản lý nên để lại nhiều hạn chế đó là việc không có nhiều sự sáng tạo và vô hình chung sẽ làm nhân viên của mình - những con người tài năng cũng trở nên thụ động vì chỉ tuân theo lệnh của cấp trên, làm việc chỉ để kịp những chỉ tiêu KPI mà không cảm nhận được giá trị của công việc, không được sáng tạo theo cách riêng của mình lâu dần họ sẽ cảm thấy bị gò bó dẫn đến sự trì trệ và không gắn kết giữa các thành viên trong công ty.

Để khắc phục những nhược điểm trên các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp đã dùng phương pháp trao quyền cho nhân viên và thỏa mãn 03 nhu của con người trong thang Maslow. Khi mỗi người được thỏa mãn về nhu cầu cơ bản như: Ăn, uống, nghỉ ngơi… và được an toàn có sẽ có nhu cầu cao hơn như được tôn trọng, được khẳng định bản thân.

Con người luôn khao khát được thể hiện bản thân để người khác tôn trọng và gắn kết bản thân với thế giới xung quanh. Thật ra, tất cả các phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại đều hướng đến việc có thể đáp ứng tối đa nhu cầu con người. Với phương thức trao quyền, nhu cầu tự làm chủ và thể hiện bản thân của mỗi cá nhân sẽ được đề cao. Đây không những là phương thức giúp việc quản trị  doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại số mà còn là cách để thu hút những nhân tài. 

Theo cách quản trị doanh nghiệp truyền thống mọi quyền hạn đều tập trung vào các nhà quản lý

Theo cách quản trị doanh nghiệp truyền thống mọi quyền hạn đều tập trung vào các nhà quản lý

II. Xu hướng quản trị chia sẻ thông tin

Với cách quản trị doanh nghiệp cũ các nhân viên không nắm rõ được hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí còn không biết mục tiêu định hướng của doanh nghiệp là gì, do không có sự gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên nên chỉ “ai biết việc người nấy” hoặc biết thông tin một cách nửa vời. 

Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu về thông tin ngày càng mở rộng nên hình thức bảo mật thông tin một cách thái quá không cần thiết không phải là cách hay để bảo vệ doanh nghiệp mà vô hình chung còn kìm hãm sự phát triển đổi mới, ảnh hưởng trực tiếp đến hình tình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mập mờ về thông tin, hay thông tin được cung cấp quá ít sẽ không thu hút được nhân tài trong kỳ tuyển dụng nhân, sự sẽ mất đi một phần lợi thế khi cạnh tranh với các đối thủ để thông công. Đó chắc chắn là không nhà quản trị doanh nghiệp nào muốn bị mắc phải.

Một trong nhữngnguyên tắc thành công khi xây dựng chiến lược kinh doanh Quản trị chia sẻ thông tin tốt, bắt kịp xu hướng tất yếu của thị trường bởi mô hình hoạt động của nhân sự thường tổ chức theo team, thông tin chính là chìa khóa tạo sự gắn kết các nhân viên với nhau, liên kết các phòng ban một cách hệ thống và có tổ chức. Chia sẻ thông tin đến với nhân viên giúp mọi người đều nắm bắt được tình hình, không những được làm chủ công việc mình làm mà còn nhận được những ý kiến giải pháp cho công việc hoạt động hiệu quả hơn, nảy ra những ý tưởng kinh doanh mới.

Việc chia sẻ thông tin không có nghĩa là thông tin gì cũng công khai, nhưng mọi người có quyền biết những thông tin có ảnh hưởng đến mình dù là trực tiếp hay gián tiếp. Các doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì việc công bằng thì chia sẻ thông tin chính là cách thể hiện nỗ lực đó.

III. Chia sẻ trách nhiệm để giải quyết khó khăn của nhân viên

Phương pháp quản trị doanh nghiệp này cho phép nhân viên được thể hiện bản thân và cất lên tiếng nói của mình. Điều này sẽ tạo mối liên kết và ràng buộc về trách nhiệm với toàn bộ thành viên, mỗi người có thể tự đưa ra các quyết định của riêng mình do đó nhân viên có thể tự do giải quyết vấn đề khiến mỗi người có môi trường để nâng cao kỹ năng xử lý tình huống và có nhiều trách nhiệm hơn với công việc mình làm.

Bên cạnh đó, thời gian giải quyết khó khăn cũng sẽ được rút ngắn bởi khi tất cả mọi người cùng tập trung thực hiện giải quyết một công việc thì những ý tưởng sẽ xuất hiện không ngừng và việc tìm kiếm một ý tưởng tốt sẽ nhanh hơn nhiều lần so với việc chỉ có các nhà quản trị ngồi bàn bạc cùng nhau.

Để có thể áp dụng hình thức quản trị doanh nghiệp này, trước hết khi các nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên cần ưu tiên những người có kinh nghiệm và có nhiều kỹ năng mềm. Cùng với đó là sự tin tưởng của các lãnh đạo vào nhân viên của mình, đồng thời các nhà quản trị doan nghiệp cần có những chính sách khuyến khích sự sáng tạo hay tổ chức các chương trình nâng cao các kỹ năng cần thiết cho nhân viên trong môi trường công sở.

Phương pháp chia sẻ trách nhiệm với nhân viên cho phép họ được thể hiện bản thân và cất lên tiếng nói của mình

Phương pháp chia sẻ trách nhiệm với nhân viên cho phép họ được thể hiện bản thân và cất lên tiếng nói của mình

IV. Cùng sử dụng tài nguyên cho mục đích công việc

Với cách quản trị cũ, mọi quyết định trong việc sử dụng tài nguyên chỉ tập trung vào tay những nhà quản trị doanh nghiệp hay những nhân viên chủ chốt trong công ty, họ chỉ cho sử dụng tài nguyên. Để được nhà quản trị doanh nghiệp đồng ý cho tiến hành đã là chuyện khó thì việc phê duyệt để sử dụng tài nguyên còn khó hơn, phải thực hiện nhiều thủ tục giấy tờ rất mất thời gian và gây ra không ít rắc rối cho toàn bộ tổ chức.

Việc chậm trễ và phức tạp trong phê duyệt và sự phân bổ tài nguyên là do những nhà quản lý mang phong cách lạc hậu, chỉ dựa vào ý nghĩ chủ quan, nhưng cách thức quản trị này đã nhanh chóng bị thay thế bởi hình thức quản trị doanh nghiệp hiện đại hơn với bộ quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh dẫn đến thành công, khi đó mọi người đều có quyền sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích công việc khác nhau.

Nhưng không có nghĩa tài nguyên được tự do sử dụng mà không có người quản lý hay lạm dụng sử dụng vào mục đích cá nhân. Sẽ có người giám sát các nguồn tài nguyên được sử dụng như thế nào, có xứng đáng với mục đích sử dung hay không và bảo trì tài nguyên định kỳ. Khi phân bổ tài nguyên hợp lý sẽ giúp nhân viên được chủ động hơn trong công việc, rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, tăng năng suất lao động, tăng khả năng sáng tạo và có ý thức trách nhiệm hơn với nguồn tài nguyên khi sử dụng, đây chính là mong muốn của mọi nhà quản trị doanh nghiệp hướng tới.

Cùng sử dụng tài nguyên cho mục đích phát triển doanh nghiệp

Cùng sử dụng tài nguyên cho mục đích phát triển doanh nghiệp

V. Tích cực đưa ra ý kiến phản hồi

Christopher D.Lee - một chuyên gia nhân sự cho biết nhà quản lý nên sớm đưa ra ý kiến phản hồi sau khi nắm được thông tin về tiến độ và tình hình công việc của nhân viên. Điều này sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa nhà quản lý và nhân viên về kỳ vọng và chuẩn mực của công việc, quan trọng nữa là các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sớm nhận được phản hồi giúp sửa chữa những sai sót và đề ra phương án xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, tất cả mọi người bao gồm cả những nhà quản trị doanh nghiệp cần phân biệt giữa đánh giá công việc và phản hồi công việc. Đánh giá công việc liên quan đến khen thưởng và kỷ luật, nhà lãnh đạo nhìn nhận quá trình làm việc của nhân viên rồi đánh giá dựa theo ý kiến chủ quan. Còn phản hồi công việc là cung cấp thông tin tức thời về hoạt động đang diễn ra, những phản hồi chỉ mang tính chất góp ý không bắt buộc nhân viên phải làm theo.

Nhưng để đạt hiệu quả cao trong công việc mọi người phải tự loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc, cần sự tương tác hai chiều giữa nhân viên và cả các nhà quản trị doanh nghiệp. Nhân viên chủ động phản hồi cho cấp trên để cải thiện quy trình làm việc cũng như tạo mối liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên thêm thấu hiểu nhau hơn. Cấp trên cần hỗ trợ nhân viên của mình kịp thời, hướng dẫn họ giải quyết công việc nhờ vào kỹ năng chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc.

Để xây dựng môi trường quản trị doanh nghiệp có sự giao lưu, trao đổi lẫn nhau cần sự nỗ lực của tất cả mọi người tham gia. Đối với nhân viên, việc tiếp nhận phản hồi từ cấp trên dường như đã quá quen thuộc, nhưng với các nhà lãnh đạo việc tiếp nhận những ý kiến từ cấp dưới có lẽ sẽ rất khó khăn lúc ban đầu, có thể là cảm giác không thoải mái. Đó là lý do các nhà quản trị doanh nghiệp nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe những ý kiến của nhân viên để tiếp nhận và giải quyết những phản hồi một cách hiệu quả và công bằng.

Tích cực đưa ra ý kiến phải hồi giúp nhận được phản hồi giúp sửa chữa những sai sót và đề ra phương án xử lý kịp thời

Tích cực đưa ra ý kiến phải hồi giúp nhận được phản hồi giúp sửa chữa những sai sót và đề ra phương án xử lý kịp thời

VI. Kết luận

Xã hội ngày một phát triển đi cùng với đó là mọi công việc cũng thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh hơn, đó là quy luật tất yếu xảy ra, ngược lại nếu bạn trì trệ, không chịu thay đổi, bạn sẽ sớm bị đào thải. Cùng hướng đến những giá trị bền vững và to lớn hơn thì các nhà quản lý cần tiếp cận và nhanh chóng thực hiện những xu hướng quản trị doanh nghiệp trong thời đại số. Hy vọng bài viết là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà lãnh đạo nắm rõ được xu hướng và có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình.