Bạn đang muốn cải tiến sự phát triển vượt bậc của công ty nhưng chưa xác định được đâu mới là xu hướng quản trị doanh nghiệp đúng đắn. Bài viết dưới đây, 123job sẽ mách nhỏ bạn 7 xu hướng quản trị doanh nghiệp đột phá và hiệu quả nhất hiện nay.
Trong thị trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, nếu doanh nghiệp không có “bánh đà” phát triển lý tưởng nhất, gỡ nút thắt trong bài toán khó về tăng trưởng và cải tiến không ngừng, thì bước đầu đã coi như thất bại. Để thành công, các tổ chức cần áp dụng cho mình những xu hướng quản trị doanh nghiệp phù hợp. Chính vì lý do đó, trong bài viết dưới đây, 123job đã tổng hợp 7 xu hướng quản trị doanh nghiệp đột phá và hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Liệu bạn đã nắm bắt được những xu hướng quản trị kinh doanh đột phá hay chưa?
I. Xu hướng trải nghiệm nhân viên lên ngôi
Hiện nay, trên thị trường lao động, nguồn nhân lực thế hệ Y (Millennials, sinh năm 1980 đến năm 1995) chiếm đa số, họ đi làm để thỏa mãn niềm đam mê, hoặc thực hiện những sở thích khác, không dễ dàng gì “bán rẻ” sức lao động và chất xám của mình. Vậy nên, để lôi kéo lớp lao động này, các chính sách phúc lợi, lương, thưởng xưa cũ đã không còn sức hút đủ lớn, nếu cứ mãi giữ lối mòn chiến lược kinh doanh đó, người chịu thiệt chính là các công ty.
Bởi thế, ngày càng nhiều các tổ chức đầu tư mạnh mẽ hơn vào quản trị doanh nghiệp là gì, mang tính trải nghiệm cao cho nhân viên (Employee Experience - EX). Theo như nghiên cứu của Jacob Morgan, “cha đẻ” của hai cuốn sách nổi tiếng “The Employee Experience Advantage” và “The Future of Work”, đã cho thấy những công ty chi mạnh tay cho quản trị doanh nghiệp EX, đều thu về những lợi điểm rất rõ ràng:
Trên trang web Glassdoor, được liệt kê nhiều hơn gấp 11,5 lần trong danh sách các tổ chức có môi trường làm việc tốt nhất.
Xếp hạng cao gấp 4,4 lần trong tỷ lệ các công ty được săn đón nhiều nhất trên trang Linkedin.
Thống kê các doanh nghiệp này luôn có doanh thu gấp 2 lần, và lợi nhuận cao gấp 4 lần so với những công ty khác.
Quả thật là một con số rất ấn tượng, khiến xu hướng quản trị doanh nghiệp EX sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa.
II. Triển khai những công cụ làm việc hiệu quả trên điện thoại di động
Năm nay, một năm đưa các doanh nghiệp vào vòng xoáy thách thức trước dịch bệnh và nền kinh tế đầy biến động. Vì vậy, không quá bất ngờ khi cho rằng xu hướng áp dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp tiếp theo chính là triển khai những công cụ làm việc linh hoạt trên điện thoại. Có thể nói, nếu bạn chưa chủ động học quản trị doanh nghiệp giao tiếp và cộng tác qua điện thoại di động, thì có lẽ công ty của bạn đã đánh mất “tấm vé” cạnh tranh rất quan trọng.
Không chỉ là công cụ giúp kỹ năng giao tiếp và cộng tác trở nên dễ dàng hơn, phương tiện làm việc linh hoạt trên điện thoại còn trở nên phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
Cải thiện trải nghiệm tổng thể cho nhân viên.
Tăng khả năng phản hồi và tiếp nhận theo thời gian thực.
Nâng cao khả năng cho phép truy cập và cộng tác của nhân viên trong những trường hợp đặc biệt.
III. “Tự động hóa” vẫn tiếp tục chiếm ưu thế
Dường như các công ty đã và đang phụ thuộc nhiều vào xu hướng quản trị doanh nghiệp tự động hóa. Với việc áp dụng các phương pháp vận hành hiện đại ở những tác vụ phổ thông, công việc có tính chất lặp lại, doanh nghiệp sẽ quản lý thời gian cho nhân viên tốt hơn, giải phóng các vướng mắc để họ tập chung năng lực 100% vào công việc quan trọng khác.
Quản trị doanh nghiệp tự động hóa luôn là phương pháp hiệu quả dẫn đầu
Tiếp tục đà phát triển chóng mặt trong năm nay, như một mũi nhọn vận hàng của các công ty số kiểu mẫu, quản trị doanh nghiệp tự động hóa sẽ phải tự vận động mình biến đổi, lột xác để mới mẻ hơn nữa trong tương lai.
IV. Feedback rất quan trọng: Tăng cường thu thập thông tin phản hồi từ nhân viên
Trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, các nhà quản trị chẳng thể nắm bắt được hết những công việc đang được tiến hành trực tiếp bởi nhân viên. Do đó, những quyết định, chính sách quản trị doanh nghiệp thường thiếu tính phù hợp khi đưa vào áp dụng thực tế. Vì vậy, ngoài việc phân tích thị trường, các chỉ số liên quan tới quản lý, kinh doanh thông thường, các nhà lãnh đạo cần thu thập thêm phản hồi từ đội ngũ nhân viên, từ đó sẽ không bỏ sót các điểm nóng và xu hướng quản trị doanh nghiệp đang diễn ra trong năm nay.
Feedback - hoạt động không thể thiếu nếu bạn muốn quản trị doanh nghiệp thành công
V. Dựa trên dữ liệu đo lường và đánh giá hiệu suất nhân viên
Có tới 90% các nhà lãnh đạo cho rằng, công ty chưa đánh giá chính xác các hiệu suất cũng như hoạt động làm việc hiện tại của người lao động. Vấn đề này xảy ra, bởi các nhà quản lý thường mắc phải những sai lệch phổ biến như: Thiếu tiêu chí đánh giá; hiểu nhân viên từ một phía thông tin, mang tính xác thực chưa cao; không nắm rõ được các hoạt động hiện tại của người lao động; chưa thực hiện bao quát, tạo động lực làm việc cho nhân viên; truyền đạt kết quả đánh giá không theo hướng tích cực, cần được ghi nhận.
Để thoát khỏi những sai sót đáng loại bỏ này, thực hiện tốt các đánh giá và đo lường hiệu suất nhân viên sẽ là nền tảng vững chắc nhất. Không còn đơn thuần là các dữ liệu biết nói, những kết quả này còn là kho lưu trữ công việc minh bạch nhất, công cụ tham chiếu, quản trị doanh nghiệp tuyệt vời mà các công ty nên hướng tới.
VI. Tập trung phát triển các chuỗi cung ứng
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn tăng lên theo cấp số nhân, khó lường và biến động không ngừng nghỉ, đòi hỏi các công ty cần quan tâm hơn nữa vào các chính sách chăm sóc khách hàng cũng như cách quản trị rủi ro doanh nghiệp. Công ty thường sẽ gặp phải 2 tình thế:
Có quá nhiều hàng tồn kho, ùn ứ trở thành vấn nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới dòng tiền của công ty,
Việc dự trữ thiếu hụt với nhu cầu thị trường, cán cân cung bị lệch hướng, gây trở ngại lớn tới các hoạt động phát triển kinh doanh của tổ chức.
Có nhiều hướng đi trong phát triển chuỗi cung ứng là điều cần thiết khi quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Vì vậy, trong năm nay việc tập trung vào chuỗi cung ứng, quản trị doanh nghiệp, vận hành sản phẩm theo những yêu cầu “khó chiều” của nền kinh tế thị trường là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định, đi đôi với lập kế hoạch ứng phó linh hoạt, đổi mới kịp thời theo chiều hướng của khách hàng và thị trường.
VII. Gỡ bỏ những quy trình làm việc cồng kềnh
Lựa chọn phong cách lãnh đạo, cũng như vận hành hoạt động kinh doanh của công ty đúng đắn, sẽ trở nên vô cùng cần thiết. Nhà quản lý cần hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng tới việc quản trị tài chính doanh nghiệp, qua đó tạo đòn bẩy đúng đắn để tiến lên vị trí dẫn đầu. Trong giới kinh doanh, họ cần cộng tác chặt chẽ, liên chức rõ ràng với các lãnh đạo, phòng ban và nhân viên chuyên môn, để nâng cao độ chính xác cho các chính sách quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
Với những phân tầng chức vụ, làm việc theo cấp bậc cổ điển, hoạt động cộng tác sẽ vướng mắc phải những trở ngại không nên có. Do đó, việc cải tiến, gỡ bỏ những quy trình làm việc cồng kềnh, hướng theo những cấu trúc vận hành, quản trị doanh nghiệp hiện đại, ngôi sao thành công sẽ không còn xa vời với các lãnh đạo.
VIII. Kết luận
Những yếu tố công nghệ thông tin, nguồn lực lao động luôn là những biến số, thay đổi liên tục, đòi hỏi sự cải tiến mạnh mẽ của các công ty. Nếu tổ chức không có những hình thức quản trị doanh nghiệp phù hợp, đối mới theo nhu cầu trong hoạt động kinh doanh, thì sớm hay muộn cũng sẽ lạc lối, và bốc hơi nhanh chóng khỏi thị trường. Hy vọng trong bài viết trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn 7 xu hướng đón đầu, mang tính chất đột phá và hiệu quả nhất của quản trị doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!