Bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những khái niệm chúng ta được nghe rất nhiều, đặc biệt là ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa có nó. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Là một người dân Việt Nam, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có trong mình ý nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là với những sinh viên theo học ngành liên quan đến văn hóa như du lịch. Có thể nói, với người dân Việt Nam thì bản sắc văn hóa dân tộc giữ một vai trò vô cùng quan trọng góp phần nâng cao tình đoàn kết dân tộc, đồng thời tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc với nhau. Vậy bạn có từng thắc mắc bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

I. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?   

Để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc là gì thì bạn cần hiểu rõ hơn về những khái niệm như bản sắc là gì, từ đó hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

1. Định nghĩa về “Bản sắc”

Trong tâm lý học, xã hội học và nhân học, khái niệm bản sắc là cách mà một cá thể nhận thức về chính cá thể đó, một cá thể khác hay một nhóm xã hội. Nói cách khác thì bản sắc gồm có những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể trong một nhánh hay một nhóm xã hội đặc trưng. 

Theo nhà Tâm lý học Peter Weinreich thì :”Bản sắc của một cá thể chính là tổng thế của một phân giải cá nhân, từ đó mà xá thể đó phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cá thể phân nhanh chính mình trong quá khứ, hay truyền cảm hứng cho cả một tiến trình phân giải chính mình trong tương lai. 

2. Định nghĩa về “Bản sắc văn hóa dân tộc”

Từ khái niệm bản sắc là gì, ở Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc là những sắc thái, vẻ đẹp cũng như tính đặc trưng của một dân tộc nhằm phân biệt với những dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng chính là cội nguồn của nền văn hóa, tạo nên những nét riêng biệt không thể hòa lẫn. 

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?   

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

II. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú với 54 dân tộc khác nhau đi kèm với những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng hay tôn giáo khác nhau. Cụ thể được thể hiện ở 3 tầng kết cấu như:

1. Biểu hiện 1: 

Nếu để ý, bạn sẽ thấy bản sắc văn hóa dân tộc được thể qua nhận thức của con người về một yếu tố nhân sinh quan hay cảnh vật xung quanh. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu chính của bản sắc văn hóa dân tộc. 

Ở tầng thấp nhất của kết cấu bản sắc văn hóa dân tộc - đây là tầng mang bản chất của văn hóa, cũng là tầng thể hiện sự tương đối ổn định trong toàn hệ thống cấu trúc văn hóa. Bản sắc ở tầng này thể hiện vai trò kép của nó trong xã hội. Một mặt thì vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chi phối cho toàn bộ nền văn hóa và là nhân tố quyết định biểu biện của nó. Mặt khác nó thể hiện phương thức tồn tại để hình thành nên văn hóa và trở thành bản sắc.

Tầng này có bao gồm các yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc là thế giới quan của con người thông qua những nhân thức về cảnh vật xung quanh và các yếu tố khác về nhân sinh quan, hai yếu tố này lại thể hiện được giá trị căn bản của bản sắc văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. 

2. Biểu hiện 2: 

Mặt khác thì bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua lối sống, tư duy hay lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong toàn bộ kết cấu của bản sắc văn hóa dân tộc. 

Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc

Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc

Tầng thứ hai gồm các yếu tố về cách tư duy của con người, lý tưởng và gu thẩm mỹ - tầng trung gian này để kết nối giá trị văn hóa với thế giới quan và cuộc sống của con người. Đây được xem là một tầng để kết nối giữa quá khứu và hiện tại để tạo nên một bản sắc văn hóa xuyên suốt. Có thể thấy thì bản sắc văn hóa dân tộc ở tầng kết nối này thể hiện được sự đa dạng và phong phú hơn với chút biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc để phù hợp hơn với lối sống và lối tư duy của con người.

3. Biểu hiện 3: 

Cuối cùng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ hay trang phục, kiến trúc xây dựng, ca dao tục ngữ hay kho tàng văn học nghệ thuật,... Đây được coi là những biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa dân tộc.

Tầng cao nhất nằm trong kết cấu bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, những lễ nghi đặc trưng, kiến trúc và văn học nghệ thuật,... Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống xã hội. Một mặt sẽ thể hiện được sự tiếp nối của các sự kiện, những hiện tượng vẫn đang diễn ra trong đời sống xã hội. Tầng này thì bản sắc văn hóa dân tộc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khách quan bên ngoài, yếu tố tự nhiên và yếu tố về kinh tế xã hội. 

III. Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Bản sắc văn hóa dân tộc giúp tạo nên những giá trị tinh thần tinh túy và cô đọng, đồng thời tạo nên những giá trị vật chất bền vững nhất. Bên cạnh đó nó còn tạo nên những sắc thái cội nguồn cũng như sự khác biệt giữa 2 dân tộc. Một phần, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc cũng góp phần giúp củng cố tình đoàn kết giữa các cá nhân trong cùng một dân tộc hay giữ vai trò chi phối toàn bộ nền văn hóa cũng như quyết định được bản sắc văn hóa của một dân tộc. 

Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc

IV. Ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Hiểu được những ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc, bạn sẽ thấy nó chính là gốc rễ để hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc đã hình thành từ lâu đời. Nó tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và cũng không thay đổi theo thời gian. 

Ngoài ra, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là đại diện cho một dân tộc, tạo nên những đặc trưng về mọi mặt như tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng,... Đồng thời nó cũng trở thành một tài sản cần gìn giữ một dân tộc và được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú. 

V. Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

Có sự nhầm lẫn giữa bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa, tuy nhiên làm sao để phân biệt được hai khái niệm này:

1. Tính đặc trưng:

Từ khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc là gì thì ta thấy được nó mang tính bản chất, tức thể hiện được những đặc trưng của văn hóa. Bản chất chính là cái gốc giúp hình thành nên văn hóa từ đây cũng như nguồn gốc của văn hóa như thế nào. Bản chất cũng là cái gốc để hình thành và từ đó phát triển thêm văn hóa và tạo nên những bản sắc văn hóa riêng cho một tổ chức. 

Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa

Sắc thái văn hóa lại mang tính đặc trưng hiện tượng. Tại sao lại nói như vậy? Hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài và là cái hiện hữu mà chúng ta ai cũn có thể nhìn thấy, cảm nhận và tham gia nhưng lại không phải bản chất thật sự của nó. 

2. Sự thể hiện

Hiểu hơn về ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc, nó thể hiện được nội dung văn hóa, trong mỗi nghi lễ hay hiện tượng thì mọi sự vật dều có nội dung, có ý nghĩa hình thành chứ không chỉ đơn giản là một nghi lễ với những nghi thức vô cùng bình thường.

Trong khi đó, sắc thái văn hóa lại thể hiện hình thức của văn hóa, là cái giúp bạn dù không hiểu được bản chất của bạn cẫn có thể nhìn thấy và cảm nhận với những hình thức bên ngoài. Hình thức văn hóa này còn có rất nhiều như trang phục, ngôn ngữ hay phong tục tập quán. 

3. Tính chất

Bản sắc văn hóa sẽ mang tính bền vững qua thời gian vì dù qua bao năm thì những nét mang bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được giữ gìn và không khác biệt với bản sắc văn hóa ban đầu. Chúng ta luôn có thể thực hiện được những hoạt động mang tính bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì nó mang tính tuyệt đối. 

Sắc thái văn hóa sẽ mang tính linh hoạt theo thời gian và cũng sẽ biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Sắc thái dân tộc thể hiện được sự văn minh và phát triển của xã hội. Nó mang tính tương đối và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa khác trên thế giới.

VI. Gợi ý một số đề tài nghiên cứu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ một vai trò vô cùng quan trọng và cần được gìn giữ theo thời gian, tuy nhiên khi nền kinh tế xã hội phát triển, và có nhiều sự giao thoai giữa nhiều dân tộc khác nhau, chính là lúc những biến đổi trong suy nghĩ và biểu hiện bắt đầu xuất hiện. Vì vậy là việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một đề tài luôn mang tính cấp thiết cho hoạt động nghiên cứu. 

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Ở một quốc gia luôn có nhiều dân tộc khác nhau thì việc lưu giữ và phát huy cũng mang những nét đẹp khác nhau. Vì vậy mà giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở thành chủ đề nghiên cứu vô cùng cấp thiết.

  • Giữ gìn cũng như phát huy bản sắc dân tộc Kinh
  • Giữ gìn cũng như phát huy bản sắc dân tộc Tày
  • Giữ gìn cũng như phát huy bản sắc dân tộc Thái
  • Giữ gìn cũng như phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời đại mới

VII. Kết luận

Những kiến thức trên về bản sắc văn hóa dân tộc giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này trong nội đại Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau. Trong thời đại mới, nhiều người không còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nên những thông tin này vô cùng hữu ích cho chúng ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.