Tuy còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng trong những năm gần đây, tâm lý học đang là ngành thu hút được sự quan tâm rất nhiều của phụ huynh cũng như các em học sinh. Theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí cơ hội việc làm ngành tâm lý học nhé!

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo đó là những áp lực về công việc, những bộn bề, lo toan trong cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Hiện nay tỷ lệ người gặp phải những vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm lý không ổn định… ngày càng cao, đặc biệt là ở giới trẻ. Chính vì vậy mà các ngành nghề như bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý… đã và đang chiếm giữ một vị trí nhất định và ngày càng phát triển trong tương lai. Ngành tâm lý học trong những năm gần đây cũng được đông đảo phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Vậy tâm lý học là gì? Học tâm lý học sau ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ngành tâm lý học có cao không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí tất tần tật các thông tin về ngành tâm lý học nhé!

I. Đôi nét về ngành tâm lý học và tâm lý học giáo dục

Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 khái niệm tâm lý học là gì và tâm lý học giáo dục là gì? Tâm lý học, tên tiếng Anh còn được gọi là Psychology là ngành khoa học nghiên cứu về các hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, ngành tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, những yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là gì?

Tâm lý học giáo dục tên tiếng Anh còn được gọi là Psychology and Education là ngành học chuyên nghiên cứu về cách mà con người học được từ môi trường giáo dục xung quanh. Ngành học này liên quan đến rất nhiều những phương pháp học khác nhau, thường tập trung vào đối tượng người học có nhu cầu đặc biệt như trẻ em có năng khiếu, người khuyết tật về thể chất hay là tinh thần.

II. Để theo đuổi ngành tâm lý học cần có những tố chất nào?

Muốn trở thành một nhà tâm lý học, một chuyên gia tâm lý thì đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:

  • Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: Do tâm lý học là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho con người nên đòi hỏi bạn phải là một người nhẹ nhàng và tinh tế trong việc nắm bắt được tâm lý của con người. Khi có những tình huống xảy ra thì bạn sẽ là người giúp người khác gỡ bỏ đi những mâu thuẫn, rắc rối trong vấn đề. Chính vì vậy bạn phải thực sự nhạy cảm, tinh tế để có thể hiểu thấu mọi khía cạnh của sự việc, từ đó là căn cứ để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. 
  • Biết lắng nghe và thấu hiểu: Để giúp người khác giải quyết vấn đề ở trong tâm tư của họ vô cùng khó, bắt buộc bạn phải là người biết lắng nghe, thấu hiểu. Sau quá trình lắng nghe, mặc dù có thể sẽ mất thời gian khá dài nhưng bạn sẽ hiểu được người khác hơn, từ đó đưa ra được những phương pháp phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề về tâm lý.  
  • Tâm hồn phóng khoáng, tấm lòng vị tha, độ lượng, không toan tính cũng là yếu tố cần thiết để dẫn bạn đến thành công ở lĩnh vực này. 
  • Ngoài ra để có thể theo đuổi được ngành tâm lý học thì cũng đòi hỏi bạn phải là người sử dụng trí tuệ cảm xúc nhiều hơn là trí tuệ logic. Bởi vốn dĩ tâm lý của những người tìm đến bạn đều đã phải chịu quá nhiều những tổn thương nên họ sẽ nhạy cảm hơn với tất cả sự cáu gắt, quát mắng, khô khan… Lúc này giải quyết vấn đề bằng trí tuệ cảm xúc sẽ là một giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
  • Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt bát cũng là điều cần thiết để theo đuổi ngành tâm lý học thành công. 

Những tố chất cần có của một chuyên gia tâm lý

Những tố chất cần có của một chuyên gia tâm lý

III. Một số công việc vị trí có thể làm sau khi tốt nghiệp

Ngành tâm lý học hiện nay đang được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp ở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành tâm lý học, sinh viên sẽ có rất nhiều những cơ hội việc làm khác nhau như có thể làm chuyên gia tâm lý, giáo viên hoặc giảng viên giảng dạy tại các trường học, trở thành cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị, tổ chức chính trị, làm việc tại các bệnh viện, doanh nghiệp… Dưới đây là một số vị trí công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học:

1. Bác sĩ tâm lý

Bác sĩ tâm lý hay còn được hiểu là chuyên gia tâm lý, là người chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, trạng thái tinh thần hay hành vi của con người nhằm phát hiện và giải thích được những bất ổn trong tâm lý của họ, từ đó đưa ra được phương pháp giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Nhà tâm lý học

Đối với công việc nhà tâm lý học, bạn sẽ được làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học cao đẳng, công ty truyền thông… Công việc chính của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách có liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, vừa tham gia vào các dự án, tổ chức ở trong và ngoài nước.

3. Nhà tư vấn học đường

Nhà tư vấn học đường sẽ làm việc tại các trường học với vị trí là phụ trách tâm lý học đường, giúp cho các em học sinh, sinh viên có đời sống tinh thần tốt hơn. Công việc chính của họ là tham gia vào việc phòng ngừa hoặc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh trong việc vận dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học để ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm đối với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; Là cầu nối đắc lực hỗ trợ phụ huynh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu thấy cần thiết; Cung cấp những thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh để từ đó giúp học sinh dễ dàng lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân sau khi ra trường.

Một số công việc ngành tâm lý học có thể làm sau khi ra trường

Một số công việc ngành tâm lý học có thể làm sau khi ra trường

4. Giảng viên giảng dạy bộ môn tâm lý học

Nếu bạn đam mê công việc có liên quan đến giảng dạy thì bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên môn tâm lý học là những người làm việc tại các trường học, các cơ sở giáo dục, trung tâm dạy học… Công việc chính của giảng viên tâm lý học bao gồm:

  • Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung và khung chương trình đào tạo;
  • Xây dựng giáo trình, bài giảng đầy đủ trước khi lên lớp;
  • Giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên;
  • Tổ chức và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học;
  • Thực hiện những công tác hành chính của Khoa;
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng khoa và theo sự điều động của Hiệu trưởng.

5. Nhà trị liệu tâm lý

Nhà trị liệu tâm lý thông thường sẽ làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý. Công việc họ có thể là làm việc một cách độc lập hoặc cũng có thể hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần. Nhà trị liệu tâm lý sẽ là người giúp cho người cần trị liệu có thể hiểu và giải quyết được những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như giải quyết được những khó khăn về tâm lý của chính bản thân mình.

6. Nhà tư vấn tuyển dụng

Khi học về ngành tâm lý học, chắc chắn bạn sẽ được trang bị các hiểu biết về tư duy, thái độ, cách suy nghĩ, cảm xúc của con người. Do đó, với tấm bằng tâm lý học, bạn hoàn toàn cũng có thể làm việc trong các bộ phận nhân sự, các vị trí tư vấn tuyển dụng của các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ phải sử dụng khả năng đánh giá năng lực, phẩm chất của các ứng cử viên và từ đó chọn lựa các ứng cử viên phù hợp với vị trí mà công ty, doanh nghiệp tuyển dụng. 

Nhà tư vấn tuyển dụng là người làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện… Công việc chính của nhà tư vấn tuyển dụng là giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức để từ đó xác định được các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những tiêu chuẩn phù hợp.

Nhà tư vấn tuyển dụng

Tư vấn tuyển dụng cũng là một công việc thú vị mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học

Như vậy, có thể thấy cơ hội việc làm của ngành tâm lý học vô cùng rộng mở và hấp dẫn nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành tâm lý học thì bên cạnh những kiến thức được học ở nhà trường, trên sách vở, việc trang bị thêm các kỹ năng quan trọng như kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức, kỹ năng nắm bắt tâm lý… cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. 

IV. Những điều bạn cần biết về ngành tâm lý học

1. Tâm lý học giáo dục học gì?

Những sinh viên học tâm lý học sẽ được nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra ở trong thế giới nội tâm và có ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc và hành động của con người. Sinh viên ngành tâm lý học sẽ được học những kiến thức chuyên ngành như: Tâm lý học đại cương, tâm lý học dạy học, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi lệch chuẩn, giáo dục gia đình, các giai đoạn phát triển tâm lý người...

2. Nên học tâm lý học giáo dục tại đâu?

Nên học tâm lý học giáo dục ở đâu? Học tâm lý học giáo dục ra trường làm gì? Mức thu nhập ngành tâm lý học giáo dục có cao không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang có ý định theo học tâm lý học. Dưới đây là Top một số trường chuyên đào tạo ngành tâm lý học giáo dục uy tín và chất lượng nhất cả nước mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm - Đại học Huế
  • Đại học Sư phạm TP. HCM.

3. Mức thu nhập của ngành tâm lý học giáo dục

Theo thống kê thì mức lương của ngành tâm lý học giáo dục sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, năng lực, vị trí công việc. Cụ thể thì mức thu nhập của ngành tâm lý học giáo dục như sau:

  • Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình dao động từ 5 - 7 triệu VNĐ/ tháng.
  • Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành tâm lý học giáo dục, có năng lực tốt thì sẽ có mức lương cao hơn, trung bình dao động từ 8 - 10 triệu VNĐ/ tháng hoặc có thể cao hơn.

4. Những kỹ năng cần có

Những điều bạn cần biết về ngành tâm lý học

Những điều bạn cần biết về ngành tâm lý học

Để theo học và làm việc trong ngành tâm lý học giáo dục thì đòi hỏi bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Cởi mở, khéo léo, kiên nhẫn, hòa nhã, có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu câu chuyện và chia sẻ với người khác;
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề và xử lý tốt các thông tin;
  • kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn của con người và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý học.

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tâm lý học là gì, ngành tâm lý học giáo dục, cơ hội việc làm ngành tâm lý học mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin về ngành tâm lý học. Mặc dù đây là một ngành khá mới tại Việt Nam nhưng cũng đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người học. 123job chúc bạn đạt được nhiều thành công trên con đường mà mình đã chọn!