Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì mà được nhiều tổ chức doanh nghiệp lớn áp dụng? Liệu rằng có thể áp dụng nguyên tắc này với một cá nhân hay không? Tìm hiểu ngay về 6 chiếc mũ tư duy!

Suy nghĩ truyền thống của con người thường không khuyến khích con người có những suy nghĩ mang tính xây dựng, từ đó, một phương pháp mới đã được ra đời để thay đổi quan điểm này. Thế giới được biết đến phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thông qua cuốn sách “6 Thinking Hats” được phát hành năm 1985. Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì và cách áp dụng nguyên tắc này?  

I. 6 chiếc mũ tư duy là gì?

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hay còn được biết đến là Tư duy song song là một trong những phương pháp giúp con người tập trung khai thác nhiều ý tưởng cũng như sáng kiến mà mỗi người có được trong từng phương hướng của suy nghĩ. Khi đánh giá một vấn đề dựa vào nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy thì người sử dụng có thể giải quyết vấn đề dựa trên nhiều góc nhìn đã đề cập. 

Bằng cách kết hợp kỹ năng thực tế với sự nhạy cảm, tư duy sáng tạo và khả năng lập kế hoạch tốt cùng tham vọng trong việc ra quyết định và hoạch định. Nhờ có nguyên tắc này mà bạn có thể tránh được những xung đột lớn khi nhiều người cùng tranh luận về một vấn đề. Phương pháp này cũng có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hay một nhóm thảo luận. Không những vậy mà những tổ chức lớn như IBM, British Airways, Dupont,... đang áp dụng hiệu quả nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy

1

6 chiếc mũ tư duy là gì?

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy cho phép người dùng đơn giản hóa lối tư duy và suy nghĩ, mọi người thường chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm. Thông qua nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy mà hướng tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh gây ra sự tranh cãi. Đây là một phương pháp khá đơn giản mà mang lại những hiệu quả to lớn về kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến cái tôi của bất kỳ ai. 

Trong một số trường hợp thì khi điều hành một cuộc họp theo nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra gượng gạo vì phương pháp này cũng đòi hỏi tính toán thời gian để cuộc thảo luận không bị kéo dài. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp khi giải quyết vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Những cuộc họp ngắn, báo cáo hàng tuần thì nên cân nhắc lại về việc sử dụng nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy không. 

Xem thêm: Mindset là gì? Cách nắm bắt tư duy khách hàng hiệu quả trong kinh doanh

II. Đặc điểm của 6 chiếc mũ

1. Mũ trắng - Facts

Mũ trắng là chiếc mũ đầu tiên trong tư duy 6 chiếc mũ - đại diện của thông tin, dữ liệu chính thức và rõ ràng. Tưởng tượng bạn đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta sẽ suy nghĩ về những thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề cần quyết. Từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan về vấn đề nhờ tập trung vào những thông tin và dữ liệu sẵn có. 

1

Đặc điểm của mũ trắng - Facts

Một số câu hỏi được dùng khi bạn đang đội chiếc mũ trắng:

  • Chúng ta đang có thông tin gì về vấn đề này?
  • Chúng ta cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề này?
  • Liệu chúng ta có bỏ qua thông tin hay dữ liệu nào không?

2. Mũ đỏ - Feelings 

Tưởng tượng bạn đang đội chiếc mũ đỏ trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy, chúng ta chỉ cần đưa ra những phán đoán dựa trên cảm xúc và tư duy trực giác. những ý kiến không cần phải chứng minh hay giải thích, đơn thuần chỉ do cảm giác. Khi đội chiếc mũ đỏ trong tư duy 6 chiếc mũ, bạn có thể cố gắng đoán được cảm xúc của người khác thông qua phản ứng của họ và cố gắng tìm hiểu những phản ứng tự nhiên của người đang không hiểu rõ lập luận của bạn. 

2

Đặc điểm của mũ đỏ - Feelings

Một số câu hỏi được chiếc mũ đỏ sử dụng:

  • Bạn đang cảm thấy như thế nào?
  • Trực giác của bạn đang nói điều gì? 
  • Mình có thích vấn đề này không? 

Lý trí sẽ mang lại cho bạn cảm giác trực quan nhưng cảm xúc lại mang lại khả năng phán đoán mềm mại hay cảm tính. Đôi khi kết hợp 2 chiếc mũ trắng và mũ đỏ trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy có thể mang tới những nhận định tích cực và nó không đúng trong mọi trường hợp. 

3. Mũ đen - Negative

Khi đội chiếc mũ đen trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy thì chúng ta sẽ liên tưởng đến những điểm yếu, lỗi hay sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái độ bi quan,... Nói chung là mọi thứ tiêu cực liên quan đến vấn đề. Vai trò của chiếc mũ đen giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. 

4

Đặc điểm của mũ đen - Negative

Chiếc mũ đen giúp cho bản thân chúng ta suy nghĩ thận trọng hơn vì nó chỉ ra lỗi và các điểm cần lưu ý, các mặt còn yếu kém hay bất lợi của vấn đề đang tranh cãi. Mũ đen đóng vai trò quan trọng và nó đảm bảo cho dự án có thể tránh được những rủi ro, ngăn chúng ta làm những điều sai đi lệch khỏi suy nghĩ. 

Trong phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, khi bạn đội chiếc mũ đen thì bạn có thể đánh giá một vấn đề theo hướng tiêu cực, e dè. Hãy cố gắng đoán trước nguyên nhân hay rủi ro có thể khiến cho ý tưởng hay cách giải quyết vấn đề của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhìn nhận sự việc theo hướng này có thể giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hay cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh để giải quyết vấn đề và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những phát sinh ngoài dự kiến. 

Đa phần, khi nghe đến tiêu cực thì chúng ta thường có phản ứng không thích, tuy nhiên nếu chỉ hướng đến những suy nghĩ lạc quan thì chúng ta khó có thể dữ liệu được những vấn đề có thể phát sinh, từ đó thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Chiếc mũ đen trong tư duy 6 chiếc mũ ra đời để giúp bạn điều này.

Bạn nên dùng một số câu hỏi như: 

  • Rủi ro phát sinh như thế nào? 
  • Nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề?
  • Mình có đang bỏ qua điều gì không ổn không?

Xem thêm: Những nguyên tắc tư duy trí tuệ Do Thái thường áp dụng trong cuộc sống

4. Mũ vàng - Positive

Nếu như chiếc mũ đen đại diện cho tiêu cực thì chiếc mũ vàng là phản ánh ngược lại của nó - tư duy tích cực. Chiếc mũ vàng trong tư duy 6 chiếc mũ đại diện cho hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, giá trị và lợi ích. Bạn sẽ đưa ra những ý kiến lạc quan, mặt tích cực hay những lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. Khi đội chiếc mũ vàng, banjc ó thể những suy nghĩ tích cực.

5 

Đặc điểm của mũ vàng - Positive

Sự lạc quan giúp bạn thấy được những lợi ích hay những cơ hội mà quyết định của bạn mang đến. Trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy, tư duy của chiếc mũ vàng giúp bạn có thể nghị lực hay cảm hứng để tiếp tục công việc mà bạn đang gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 

Bạn nên dùng một số câu hỏi như: 

  • Lợi ích mà dự án này mang lại? 
  • Vấn đề này có mang lại điều gì tiêu cực? 
  • Vấn đề này có thể thực hiện được không? 

5. Mũ xanh lá cây - Creative

Màu xanh lá trong tư duy 6 chiếc mũ làm ta liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi và sự phát triển - đại diện cho sự sáng tạo. Trong giai đoạn đội chiếc mũ xanh, chúng ta đưa ra những giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang được bàn luận. Lối tư duy tự do, cởi mở khi đang đội chiếc mũ xanh giúp bạn tìm ra giải pháp sáng tạo, đôi khi mang tính đột phá để giải quyết một vấn đề. 

5

Đặc điểm của mũ xanh lá - Creativity

Một số câu hỏi được chiếc mũ xanh lá sử dụng:

  • Còn phương thức nào khác không? 
  • Chúng ta nên làm gì khác không? 

Tư duy sáng tạo mang đến những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đôi khi ý tưởng mới quá nhiều, khiến chúng ta thiếu sự ổn định thì tư duy bao quát của chiếc mũ tiếp theo sẽ điều hướng lại cho bạn. 

6. Mũ xanh dương - Process

Khi đã chiêm nghiệm qua mọi cung bậc cảm xúc mà 5 chiếc mũ trong tư duy 6 chiếc mũ mang đến thì chiếc mũ cuối cùng có nhiệm vụ kiểm soát tiến trình tư duy và tổng quát lại vấn đề. Xuyên suốt dòng chảy của suy nghĩ, việc phối hợp nhiều chiếc mũ một cách nhuần nhuyễn và mạch lạc là điều cần thiết. 

Ví dụ như khi gặp khó khăn vì bế tắc ý tưởng, mũ xanh đóng vai trò quan trọng giúp ta linh hoạt điều chỉnh cách tư duy sang mũ xanh lá ngay mà không cần qua từng chiếc mũ. Khi cần lập một kế hoạch dự phòng, trong phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, chiếc mũ đen sẽ nhanh chóng là sự lựa chọn tốt nhất. 

6

Đặc điểm của mũ xanh dương - Process

Điều này không chỉ đúng cho bản thân người suy nghĩ mà trong một cuộc họp hay một buổi brainstorms, người đứng đầu có thể sử dụng mũ xanh dương trong 6 chiếc mũ tư duy để điều hướng suy nghĩ của những thành viên còn lại. Mục đích cuối cùng vẫn là hướng mọi người suy nghĩ theo nhiều góc nhìn khác nhau và giải quyết được vấn đề. Sắp xếp lại trình tự theo tư duy logic cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận và cuối cùng là tập hợp ý kiến, tóm tắt đưa ra kết luận và lên kế hoạch chính thức. 

Một số câu hỏi được chiếc mũ xanh dương sử dụng:

  • Chúng ta đang làm gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
  • Chúng ta sẽ đạt được gì sau buổi thảo luận?
  • Chúng ta có thể bắt đầu hành động ngay hay còn gì cần cân nhắc?
  • Chúng ta cần thêm thời gian và thông tin gì để giải quyết vấn đề này?

Xem thêm: Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

III. Có thể ứng dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy khi nào? 

Như đã bàn luận chi tiết về tư duy 6 chiếc mũ, phương pháp này giúp cho người sử dụng có 6 góc nhìn khác nhau về một vấn đề, từ đó có được cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề.

  • Kích thích khả năng suy nghĩ song song và toàn diện 
  • Phân định được tư duy khách quan và chủ quan
  • Kích thích khả năng sáng tạo, điều phối và quản lý cuộc họp
  • Tăng hiệu quả công việc và năng suất làm việc
  • Cải tiến chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý dự án 
  • Phát triển tư duy phân tích và đưa ra quyết định 

IV. Tiến hành phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hiệu quả

Trong một nhóm làm việc, mọi người cùng tham gia góp ý, tùy vào tính chất của ý kiến được đưa ra mà người đó sẽ đề nghị được đội chiếc mũ màu gì phù hợp với 6 chiếc mũ tư duy. Leader sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý của mỗi chiếc mũ.  Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu cần thì bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị đội thêm một chiếc mũ khác tương ứng với ý kiến đó. 

7

Tiến hành phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hiệu quả

Bước 1 - Mũ trắng: Thời điểm này, những ý kiến đưa ra chỉ chứa sự thật tức có bằng chứng, số liệu hay dữ kiện thông tin chứng minh. Khi đội chiếc mũ này nghĩa là bạn cần cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, để nhìn sự việc thông qua cơ sở dữ liệu hay database về vấn đề. 

Bước 2 - Mũ xanh lá cây: Tiếp theo, bạn có thể tạo ra những ý kiến để giải quyết vấn đề. Sáng tạo thêm nhiều ý tưởng và cách thức khác nhau, từ các kế hoạch đến sự thay đổi. 

Bước 3:

  • Đánh giá lại giá trị của những ý kiến vừa được đưa ra bởi mũ xanh lá 
  • Dùng mũ vàng để viết ra những lợi ích của từng ý kiến. 

Đối chiếc mũ vàng và hỏi một số câu hỏi như tại sao một số ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó có thể mang lại lợi ích? Ở đây cũng có thể dùng kết quả của các hành động được đề xuất hay các dự án. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để tìm ra những hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra. 

Tiếp theo, dùng chiếc mũ đen trong 6 chiếc mũ tư duy để viết ra những đánh giá hay các lưu ý. Mũ đen có giá trị để chỉ ra vì sao những ý kiến không phù hợp hay khó có thể thực thi vùng với dữ liệu, kinh nghiệm sẵn có, kết hợp với hệ thống đang hoạt động, hay với chế độ đang được theo. Mũ đen phải tính đến sự hợp lý. 

Bước 4 - Mũ đỏ: Sau đó, viết lại những phản ứng, trực giác tự nhiên và cảm giác của bạn. Mũ đỏ trong 6 chiếc mũ tư duy cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực giác mà không cần bất cứ thông tin hay dữ liệu chứng minh nào. 

Bước 5 - Mũ xanh da trời: Khi đội chiếc mũ xanh dương trong 6 chiếc mũ tư duy là lúc bạn nhìn lại toàn bộ bước trên và sắp xếp lại toàn bộ thông tin. Sau khi đã tổng hợp đầy đủ thông tin cần thiết thì chiếc mũ xanh dương giúp bạn ổn định lại suy nghĩ và cảm xúc thay vì lạc hướng vì quá nhiều thông tin. 

Những bước trên đây có thể linh hoạt điều chỉnh để áp dụng cho từng tình huống hay trường hợp khác nhau. Một thứ tự khác trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy thường được dùng thay cho thứ tự trên: Trắng - Đỏ - Đen - Vàng - Xanh lá cây - Xanh da trời. 

Xem thêm: Mindset là gì? Ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng cách thiết lập tư duy cầu tiến

V. Kết luận 

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy đã có từ lâu, tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng áp dụng nó cho cá nhân. Thông thường, nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy hay được áp dụng trong các buổi họp vì họ cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ để có cái nhìn khách quan nhất về một vấn đề mà không bị yếu tố bên ngoài tác động - vừa đủ chủ quan vừa đủ khách quan.