Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Ai cần có chứng chỉ này và có bắt buộc hay không? Đây Là những điều sẽ được làm rõ ở trong bài viết của 123job dưới đây

Giống như một vài ngành nghề khác thì các cá nhân khi tiến hành một số hoạt động xây dựng sẽ cần phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hãy theo dõi bài viết về CCHNXD sau đây nhé

I. Khái niệm chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng (CCHNXD) chính là văn bản tóm tắt ngắn gọn từ những đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền như là Cục quản lý xây dựng hay Sở xây dựng dành cho những cá nhân có đủ điều kiện, năng lực và quyền hạn khi tham gia vào các quá trình hoạt động và xây dựng tại Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là mẫu làm chứng chỉ hành nghề xây dựng này như một tấm bằng khen và một tấm vé thông hành cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xây dựng

Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

II. Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng 

Các chứng chỉ hành nghề xây dựng được xếp theo hạng và loại. Trong đó có 3 hạng:

  • Chứng chỉ hành nghề hạng I: Loại này sẽ dành cho những cá nhân nào có trình độ đại học trở lên. Và những người đã có kinh nghiệm tham gia vào các công việc phù hợp đối với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
  • Chứng chỉ hạng II: Loại này sẽ được cấp cho các cá nhân đã có trình độ đại học trở lên có thuộc chuyên ngành phù hợp. Hơn thế nữa, họ phải có kinh nghiệm làm việc đúng với ngành nghề từ 5 năm trở lên.
  • Chứng chỉ hạng III: Chứng chỉ hành nghề xây dựng này cấp cho những người có trình độ chuyên môn thích hợp. Cùng với đó sẽ là kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề khoảng từ 3 năm trở lên.

Và có nhiều loại

  • Chứng chỉ dành cho các cá nhân làm việc với nghề thiết kế bao gồm: quy hoạch, xây dựng hay kiến trúc, kết cấu, nội ngoại thất, cơ điện, hệ thống mạng thông tin.
  • Chứng chỉ dành cho những ai làm công việc giám sát giao thông, hạ tầng, thủy lợi, cơ điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát, lắp đặt.
  • Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
  • Chứng chỉ hành nghề kiểm định
  • Chứng chỉ hàng nghề định giá

Xem thêm: Hỏi và Đáp: Quy trình giám sát thi công xây dựng gồm bao nhiêu bước?

III. Điều kiện và hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

1. Điều kiện cấp chứng chỉ cho các cá nhân 

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

+ Phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định. Đồng thời phải có giấy phép cư trú hay giấy phép lao động ở tại Việt Nam đối với trường hợp là người nước ngoài hay người Việt định cư ở nước ngoài.
+ Phải có trình độ đại học đúng chuyên ngành. Kinh nghiệm tham gia công việc đúng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của loại chứng chỉ.

2. Hồ sơ xin cấp làm chứng chỉ hành nghề xây dựng

Đối với những ai đã làm chủ nhiệm trong việc khảo sát xây dựng: cần có ít nhất 1 dự án nhóm A hay 2 dự án nhóm B hay 2 công trình từ cấp I hay 3 công trình từ cấp II trở lên.

Đối với cá nhân đã làm việc giám sát thiết kế đồ họa: cần có ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt hay 2 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt.

Đối với cá nhân đã làm việc thẩm tra thiết kế: thì có ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hay ít nhất có 2 công trình từ cấp II trở lên.

Đối với những đối tượng làm công việc chỉ huy trưởng hoặc giám sát trưởng: cần ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hay 2 công trình từ cấp II trở lên cùng loại đối với công trình đề nghị cấp làm chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Đối với những ai làm nghề định giá xây dựng cùng với công việc như là: quản lý chi phí đầu tư: cần phải có kinh nghiệm làm ít nhất 1 dự án từ nhóm A hay 2 dự án từ nhóm B trở lên hay 1 công trình từ cấp I hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên.

Đối với những cá nhân làm công việc quản lý dự án và cụ thể là vị trí giám đốc: cần phải có kinh nghiệm tham gia ít nhất 1 dự án từ nhóm A hay 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hay có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề xây dựng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia để quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm A hay 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.

Xem thêm: Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư trong phát triển sự nghiệp

IV. Các trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và thu hồi chứng chỉ hành nghề xây dựng

1. Trường hợp được cấp CCHN Xây Dựng

Làm chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp sinh sống tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự đúng theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hay giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

- Có trình độ chuyên môn và được đào tạo, có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc sao cho phù hợp với nội dung đề nghị cấp làm chứng chỉ hành nghề xây dựng, cụ thể đó là:

+ Hạng I: Có trình độ đại học cùng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia vào công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học cùng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm và tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, với thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đã đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với các cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với các cá nhân có trình độ cao đẳng hay bằng trung cấp.

- Đạt yêu cầu sát hạch đối với nhiều lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Trường hợp bị thu hồi CCHN Xây Dựng

Khoản 2 Điều 63 Nghị định 15/2021/NĐ-CP với quy định cụ thể về 7 trường hợp cá nhân đang bị thu hồi chứng chỉ hành nghề xây dựng, bao gồm:

1. Cá nhân không còn đáp ứng các điều kiện để được cung cấp chứng chỉ hành nghề khi hoạt động xây dựng.

2. Giả mạo giấy tờ, kê khai không trung thực, minh bạch trong hồ sơ đề nghị cung cấp chứng chỉ hành nghề.

3. Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hay cho người khác dùng chứng chỉ hành nghề xây dựng.

4. Sửa chữa, tẩy xóa hay làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề.

5. Chứng chỉ hành nghề có thể bị ghi sai thông tin do lỗi của cơ quan cung cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

6. Chứng chỉ hành nghề sẽ được cung cấp không đúng thẩm quyền.

7. Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về các điều kiện năng lực theo đúng quy định.

Xem thêm: Ngành vật lý kỹ thuật là ngành gì? Sức hot trong mùa tuyển sinh năm nay 

V. Trình tự xác hạch và thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

1. Trình tự sách hạnh dành cho ứng viên 

Việc sát hạch trở thành yêu cầu bắt buộc. Bài thi sát hạch này sẽ có những đặc điểm sau:

  • Hình thức thi của bài sát hạch sẽ là thi trắc nghiệm.
  • Mỗi bài thi sát hạch sẽ bao gồm 25 câu hỏi và thời gian làm bài đó là 30 phút, trong khoảng 25 câu hỏi này thì sẽ có 10 câu thuộc về kiến thức pháp luật và 15 câu còn lại chính là về kiến thức chuyên môn. 
  • Thang điểm chấm của bài thi sát hạch đó là 100 điểm. Trong đó 40 điểm tương ứng đối với 10 câu pháp luật và 60 điểm tương ứng với 15 câu thuộc kiến thức chuyên môn.
  • Cá nhân vượt qua được bài thi sát hạch là những cá nhân có kết quả bài thì này từ 80 điểm trở lên. Dưới 80 điểm sẽ coi như không vượt qua và chưa đạt yêu cầu vượt qua bài thi. 

2. Thời gian có thể nhận được chứng chỉ trong bao lâu 

Việc cấp chứng chỉ sẽ diễn ra khi mà các cá nhân đã nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và đồng thời đã làm bài thi sát hạch của mình theo đúng quy định. Hội đồng sẽ thực hiện việc triển khai những thủ tục liên quan và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các ứng viên sau khi đã có kết quả sát hạch là 3 ngày. Việc này cần trình lên Thủ tướng sẽ được thông qua.

VI. Kết luận 

Vậy là 123job vừa chia sẻ một vài thông tin cơ bản về việc chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng là thông tin này giúp ích nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công!