Nhìn CV để đánh giá một ứng viên không quá dễ. Nhà tuyển dụng cũng có thể đọc khoảng 40% thông tin về ứng viên, dù nó không ghi trong CV. Việc sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả sẽ giúp bạn tăng cơ hội thu hút ứng viên.
Sàng lọc hồ sơ xin việc là quá trình xác định liệu một ứng viên cần tìm việc làm ngay có đủ điều kiện đảm nhận một vai trò dựa trên nền giáo dục, kinh nghiệm và các thông tin khác của họ được ghi lại trong hồ sơ xin việc hay không. Sàng lọc là bước rất quan trọng để xây dựng đội ngũ nhân lực cho tương lai nên các nhà tuyển dụng cần phải có những mẹo sàng lọc hồ sơ xin việc thật thông minh.
Có rất nhiều cách lọc hồ sơ xin việc để tìm ra được những ứng viên ưu tú và sáng giá. Là một nhà tuyển dụng, trong tay bạn đã có những cách lọc hồ sơ xin việc nào và chưa có cách nào. Hãy tham khảo trong bài viết này, có lẽ nó sẽ là nguồn thông tin quan trong giúp cho bạn tích lũy thêm được những kinh nghiệm sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả, mẫu CV xin việc đẹp và một số câu hỏi nên có trong các cuộc phỏng vấn.
I. Cách sàng lọc hồ sơ xin việc qua trình bày hồ sơ
Ứng viên nộp hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt cho nhà tuyển dụng. Hồ sơ xin việc sẽ được sàng lọc thường tuân theo quy trình gồm 3 bước dựa trên trình độ tối thiểu và được ưu tiên của vai trò. Cả 2 loại trình độ phải liên quan đến hiệu suất thực tế và được lý tưởng nắm bắt trong mô tả công việc.
Những bằng cấp này có thể gồm: Kinh nghiệm làm việc, Đặc điểm tính cách, Giáo dục, Kỹ năng và kiến thức, Năng lực.
1. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ dựa trên trình đô tối thiểu
Trình độ tối thiểu là trình độ bắt buộc mà các ứng viên phải đáp ứng để có thể thực hiện công việc. Một ví dụ về trình độ tối thiểu là liệu ứng cử viên có thể làm việc hợp pháp trong nước hay không. hồ sơ xin việc
Những loại trình độ này thường được xem là loại trực tiếp vì ứng cử viên có đủ điều kiện và có thể đi tiếp hoặc họ không và bị sàng lọc khỏi quá trình này. Ứng viên đáp ứng những bằng cấp tối thiểu chuyển sang bước thứ 2 của hồ sơ xin việc kiểm tra.
2. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ dựa trên trình độ ưu tiên
Các bằng cấp được ưu tiên là đặc điểm không bắt buộc sẽ làm cho một ai đó trở thành ứng cử viên mạnh mẽ hơn cho công việc. Một ví dụ phổ biến về loại bằng cấp được ưu tiên là ứng cử viên có kinh nghiệm làm việc liên quan trước đó hay không. hồ sơ xin việc
Những loại bằng cấp này thường được gọi là điều tốt đẹp và thường có chất lượng hơn so với trình độ tối thiểu (như các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ). Ứng viên đáp ứng cả hai trình độ tối thiểu và ưa thích di chuyển vào danh sách rút gọn của sơ yếu lý lịch. hồ sơ xin việc
Cách sàng lọc hồ sơ xin việc? Bí quyết sàng lọc hồ sơ xin việc
3. Bước 3: Nộp đơn ứng cử viên dựa trên trình độ tối thiểu và ưu tiên
Quyết định những ứng cử viên nào được đưa vào danh sách rút gọn cho giai đoạn phỏng vấn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của chính bạn. Đối với tuyển dụng khối lượng cao, nói chung tất cả những ứng cử viên đáp ứng các bằng cấp tối thiểu di chuyển về phía trước đến quá trình phỏng vấn. Còn đối với tuyển dụng khối lượng thấp, thì chỉ có vài ứng cử viên hàng đầu đáp ứng cả 2 bằng cấp tối thiểu và ưa thích nhận được một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể xác định số lượng ứng cử viên thì bạn nên rút gọn bằng cách sử dụng tỷ lệ chuyển đổi tuyển dụng. Điều quan trọng nhất cần nhớ là quy trình sàng lọc, tìm kiếm hồ sơ xin việc ứng viên miễn phí của bạn được áp dụng khách quan trên tất cả các hồ sơ xin việc.
II. Chọn lọc những hồ sơ đạt chuẩn
Trước khi tuyển dụng nếu bạn có một bản yêu cầu công việc rõ ràng thì các tiêu chí cơ bản được đặt ra cũng giúp bạn phần nào chọn được ứng viên đạt mức sàn cho mình. Để có các yêu cầu hiệu quả nhất bạn cần chú ý đến những vấn đề chính như kinh nghiệm làm việc, số lượng công việc từng làm. Kết quả học tập, khả năng kèm theo và miêu tả rõ ràng nội dung công việc. Việc chọn những hồ sơ, lý lịch hay những mẫu CV xin việc đẹp không mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy và lỗi trình bày văn bản cũng là cách giúp bạn lọc nhanh nhất. Cùng với đó những hồ sơ xin việc quá dài dòng và lan man bạn cũng nên bỏ qua ngay từ ban đầu để không phải tốn nhiều thời gian.
III. Dùng những tiêu chí ưu tiên
Sau khi đã có những hồ sơ xin việc đạt chuẩn yêu cầu việc làm bạn hãy tiếp tục chọn các ứng viên tiềm năng nhất với tiêu chí ưu tiên như sau: "Trình bày lịch sử làm việc theo trình tự thời gian rõ ràng, mẫu cv xin việc đẹp đơn giản ngắn gọn nhưng súc tích" đây là tiêu chí nhanh nhất giúp bước lọc hồ sơ xin việc của bạn trở lên hiệu quả hơn. hồ sơ xin việc
Tiếp theo, những người có kinh nghiệm làm việc phong phú nhưng chuyển nhiều việc trong một thời gian ngắn cũng là các trường hợp bạn cần phải xem xét vì không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Với những hồ sơ xin việc thể hiện tính cá nhân và cái tôi quá lớn thì bạn cũng cần cân nhắc vì có thể đây sẽ là người tài nhưng sẽ khó để quản lý. hồ sơ xin việc
Cách sàng lọc hồ sơ xin việc? Bí quyết sàng lọc hồ sơ xin việc qua điện thoại?
IV. Đề nghị cung cấp thêm thông tin
Khi đã chọn được kha khá hồ sơ xin việc để có thể chọn cho mình các ứng viên tiềm năng nhất để bắt đầu buổi hẹn phỏng vấn bạn có thể yêu cầu họ cung cấp thêm một số thông tin. Một giải pháp nhanh nhất cho trường hợp này là bạn nên đề nghị họ viết một lá đơn xin việc trình bày lý do muốn ứng tuyển và vị trí mong muốn đạt được.
Qua lá đơn xin việc của các ứng viên, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về tính cách, con người và cả những kinh nghiệm của họ, được thể hiện qua cách trình bày, cách hành văn và cả loại đơn được gửi. Một cách khác giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin nhanh hơn là gọi điện thoại trực tiếp để trao đổi và hẹn lịch phỏng vấn. Qua cách trả lời của ứng viên bạn cũng sẽ thấy được khả năng ứng xử tình huống của họ. hồ sơ xin việc
V. Bí quyết sàng lọc hồ sơ ứng viên qua điện thoại
Sàng lọc ứng viên thông qua điện thoại là một cách làm khá mới mẻ và hiện đại, nó có thể giúp nhà tuyển dụng gặt hái được hiệu quả và tối ưu trong việc tuyển dụng. Nhiều người trong ngành nhân sự đã sử dụng phương pháp này để làm việc nhưng lại chưa nắm bắt hoàn toàn những bí quyết hay ở trong đó. Vậy nên khi nhà tuyển dụng sử dụng điện thoại để phỏng vấn và sàng lọc ứng viên thì có thể họ hỏi các bí quyết sàng lọc ứng viên như nội dung bên dưới
1. Nắm bắt lý do ứng viên tìm việc
Việc tìm hiểu các lý do để ứng viên tìm kiếm việc làm là để bạn có thể phân chia các phân khúc tuyển dụng sao cho phù hợp nhất với vị trí mà bạn đang cần tuyển. Tại sao ứng viên A, B, C lại bỏ dở công việc trước đó để đi tìm một công việc mới? Ứng viên muốn phát triển và thăng tiến ra sao? Họ muốn việc làm lương cao hơn?
Đó là một số câu hỏi giúp chúng ta rà soát lại từng phân khúc để đối chiếu với những yếu tố của việc làm cần tuyển nhân tài. Bởi tuyển dụng qua điện thoại diễn ra khá nhanh chóng cho nên bạn có thể nhận được hệ thống câu trả lời cũng như những chia sẻ của ứng viên một cách logic và qua đó dễ dàng đánh giá ứng viên hơn.
2. Hãy nhấn mạnh sức hấp dẫn của công việc
Trong quá trình tiếp cận các ứng viên, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng tìm được người có mục tiêu công việc rõ ràng, thể hiện trong CV xin việc, hay trong sơ yếu lý lịch file word đã nộp. Có rất nhiều người bị thụ động trong quá trình tìm việc làm. Trường hợp này khiến cho bạn không thể nào tiếp cận họ vì sự lảng tránh của họ. Giải pháp tốt nhất chính là bạn cần khơi gợi cho các ứng viên thấy rõ sức hấp dẫn đáng để khám phá của cơ hội việc làm mà bạn đang muốn đề cập đến. hồ sơ xin việc
Có lẽ họ sẽ lắng nghe bạn nói và không ngừng đặt ra nhiều câu hỏi về công việc đó. Hãy xây dựng ra một bộ câu hỏi dành chỉ để có một gợi mở hấp dẫn. Chẳng hạn như: bạn có muốn tìm kiếm một công việc tốt hơn so với công việc hiện tại không? Bạn có muốn tham khảo một số công việc có cơ hội thăng tiến cao phù hợp với bạn không? Sự hấp dẫn này chưa thể thay đổi được mong muốn tìm việc của họ, nhưng ít nhất họ sẽ xem xét và kiên nhẫn lắng nghe bạn nói.
3. Nắm bắt những giá trị và ứng viên có
Do làm việc qua hình thức gọi điện thoại nên thời gian dành cho nhà tuyển dụng nói chuyện với các ứng viên không nhiều. Cần phải chốt vấn đề nhanh gọn nhất có thể. Trước khi bắt đầu thực hiện cuộc gọi, nhà tuyển dụng phải tìm hiểu và nắm chắc trong tay đơn xin việc và giá trị đích thực của ứng viên. Đó là những kinh nghiệm, các kỹ năng và mức độ đáp ứng công việc của ứng viên. Có như vậy thì cuộc gọi mới hiệu quả và không gây lãng phí, không làm mất thời gian với đối tượng không phù hợp.
Cách sàng lọc hồ sơ xin việc? Bí quyết sàng lọc hồ sơ xin việc qua điện thoại?
VI. Các câu hỏi cần đưa ra cho ứng viên
1. Câu hỏi dạng truyền thống
Đây là dạng câu hỏi phỏng vấn xuất hiện hầu hết trong các buổi tuyển dụng nên ứng viên thường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho dạng câu hỏi này. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng đây là những câu hỏi quá nhạt nhẽo. Bởi một ngày, họ có thể sẽ gặp hàng chục ứng viên. Với ai họ cũng phải lặp lại những câu hỏi giống nhau, dễ làm cho cuộc phỏng vấn trở lên nhàm chán và thiếu hiệu quả.
Vậy chúng ta có nên bỏ qua dạng câu hỏi này hay không?
– Giới thiệu về bản thân
Đó là câu hỏi để nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản về ứng viên. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được các ứng viên có tự tin hay không, khả năng giao tiếp như thế nào qua phần khởi động đơn giản nhất.
– Điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được các ứng viên có ý thức được khả năng của bản thân mình hay không. Một nhân sự làm việc hiệu quả cần phải biết bản thân mình “có gì” và “thiếu gì”.
– Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?
Với mỗi dạng câu hỏi phỏng vấn như bên trên, ứng viên sẽ có rất nhiều cách trả lời khác nhau. Có người tự chuẩn bị cho mình màn mở đầu ấn tượng, một số người lại trả lời theo dạng cung cấp thông tin... Vì thế năng lực của các ứng viên có thể bộc lộ ngay từ những câu hỏi truyền thống này.
Những câu trả lời ấn tượng, hay sẽ khiến nhà tuyển dụng sẽ có thêm hứng thú để đặt những câu hỏi tiếp theo. Chính vì vậy, hiện nay nhiều ứng viên thấy lo lắng khi không lựa chọn được cho mình câu trả lời đặc biệt nhất cho phần chào đầu này.
Phương pháp sàng lọc hồ sơ xin việc, mẫu cv xin việc đẹp
2. Câu hỏi tình huống
Ở trong phần này, nhà tuyển dụng có thể hỏi các ứng viên về những tình huống đã diễn ra tại cơ quan cũ của họ để xem cách ứng viên xử trí như thế nào. Ví dụ như tình huống bạn đã ứng xử thành công? Tình huống bạn không tán thành theo ý kiến của sếp? Cãi nhau với các đồng nghiệp? …
Qua những câu hỏi như thế, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được các ứng viên có khả năng thích nghi với các mối quan hệ hay không, khả năng làm việc nhóm thế nào, khả năng kiểm soát hành vi của bản thân?…
3. Câu hỏi hành vi
Dạng câu hỏi này khiến cho nhà tuyển dụng biết được các kinh nghiệm trước đây của ứng viên. Liệu những kinh nghiệm đó có giá trị với công ty mình hay không?
Ví dụ: hãy kể về một sự cố mà bạn đã giải quyết trong công ty trước đây của mình, bạn sẽ làm gì để hoàn thành dự án X trong một hạn định rất ngắn với một đội ngũ có 3 thành viên?
4. Câu hỏi đuổi
Đây là kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn vô cùng quan trọng đối với những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Các câu hỏi đuổi thường là câu hỏi vặn lại câu trả lời của ứng viên. Đó là cách để nhà tuyển dụng biết được ứng viên đó đang nói thật hay nói dối. Nhà tuyển dụng sẽ không bị lầm tưởng về khả năng lẫn như kinh nghiệm của người mình tuyển về.
Ví dụ như câu hỏi: “Ba năm nữa bạn sẽ hình dung mình là ai?”. Giả sử câu hỏi này được hỏi để tuyển vị trí trưởng phòng marketing, và có hai ứng viên cùng đều trả lời: “Tôi sẽ trưởng thành vượt bậc cùng với công ty”.
Câu hỏi đuổi: Thế anh chị hãy định nghĩa thế nào là sự trưởng thành, về kinh nghiệm, về vị trí hay về thu nhập? Câu hỏi này nhằm xác định được sự phù hợp giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty. Cá nhân có thể thích địa vị, tiền bạc, kinh nghiệm. Trong trường hợp công ty đang cần người có sự tham vọng, yêu thích công việc nhưng nếu ứng viên chỉ quan tâm đến thu nhập sẽ có những mâu thuẫn sau này trong khi làm việc.
Hoặc chỉ là một câu hỏi rất đơn giản “bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi”. Nếu ứng viên nói là “Tôi thích đá bóng” chẳng hạn, người phỏng vấn có thể đặt câu hỏi tiếp theo: “Thế thì tỉ số trận Asernal và MU gần đây nhất là bao nhiêu?”. Nếu họ không thể trả lời được thì người phỏng vấn có thể hiểu là ứng viên này không trung thực.
Với mỗi cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên có sự chuẩn bị trước các câu hỏi phù hợp để đánh giá được ứng viên một cách tổng thể, gồm nhiều yếu tố: từ hình thức bên ngoài, tính chuyên nghiệp, trình độ học vấn, ngôn ngữ hình thể, kỹ năng, đến kinh nghiệm, thái độ, động cơ làm việc, khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm...
VII. Kết
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn các sàng lọc hồ sơ xin việc (CV) để chọn ra những mẫu CV xin việc đẹp, tìm kiếm được những ứng viên theo mong muốn. Và một số câu hỏi giúp quá trình phỏng vấn trở nên hiệu quả và trung thực nhất. Cùng với một số mẹo sàng lọc hồ sơ xin việc qua điện thoại.