Chiến lược marketing là một phần quan trọng hàng đầu luôn đi đôi với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang trong gian đoạn khởi nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ Smart Insight, khoảng 46% doanh nghiệp không có những chiến lược marketing mang lại hiệu quả, 16% doanh nghiệp có chiến lược marketing nhưng khi hoạt động lại không hiệu quả. Những chỉ số này cho thấy, khoảng một nửa doanh nghiệp đang không thể tiếp cận được với khách hàng của họ.
Thực tế cho thấy, chỉ tập trung tạo dựng chất lượng sản phẩm mà không tạo dựng thương hiệu sẽ không mang lại hiệu quả cao. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng chiến lược marketing là điều vô cùng quan trọng. Vậy chiến lược marketing trong giai đoạn khởi nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
Khi có chiến lược marketing rõ ràng và cụ thể sẽ định hướng cho doanh nghiệp hướng đi đúng trong quá trình quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tới nhóm đối tượng mục tiêu. Để thành công, bên cạnh việc phát triển chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức về kinh doanh, nghiên cứu, phân tích thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo.
Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ cùng bạn tìm hiểu về những chiến lược marketing cho doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp. Doanh nghiệp phải chú ý xây dựng những nội dung sau:
I. Làm viral marketing
Viral marketing là hình thức marketing bằng nội dung bằng hình thức lan truyền thông tin theo cấp số nhân. Bắt nguồn từ giả thuyết “lan tỏa thông tin” thông qua việc người này kể cho người khác nghe. Đây là chiến lược marketing biến người tiêu dùng trở thành phương tiện quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Có thể nói, hình thức marketing này vừa mang lại hiệu quả nhất cho việc khẳng định chất lượng sản phẩm, lại vừa tiết kiệm chi phí nhất.
Nguyên tắc của chiến lược marketing này chính là một người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn thấy tốt và hiệu quả cao, họ sẽ giới thiệu tới bạn bè - những người đang có nhu cầu biết và tiếp tục sử dụng. Và cứ thế tiếp tục lan tỏa sản phẩm, dịch vụ của bạn tới những đối tượng khác.
Viral marketing là chiến thuật thúc đẩy, khuyến khích cá nhân làn truyền nội dung, thông tin liên quan đến sản phẩm từ người này sang người khác theo hệ số mũ. Thông tin lan truyền nhanh chóng và có độ phủ cao như những con virus. Những công ty khởi nghiệp đã thành công với chiến lược marketing này như Snapchat, Dropbox, Eventbrite, …
Hệ số lan truyền và thời gian là thước đo để đánh giá thành công của hình thức marketingviral marketing. Hệ số lan truyền được tính toàn bằng số lượng người tiếp cận mới được tạo ra từ những người cũ. Hệ số lan truyền của bạn lớn hơn 1 có nghĩa là chiến lược marketing của bạn được lan tỏa hiệu quả. Ngược lại, khi hệ số lan truyền thấp hơn 1 có nghĩa là chiến dịch của bạn có nguy cơ bị thất bại.
Bên cạnh đó, những công ty khởi nghiệp nên tiến hành cuộc khảo sát chất lượng đối với khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Cuộc khảo sát được tính trên thang điểm 10 nhằm đánh giá mức độ hài lòng và muốn giới thiệu lại đến những người khác. Kết quả cuộc khảo sát phổ từ 8 - 9 điểm trở lên tức là cơ hội phát triển và cơ hội làm thành công viral marketing là rất lớn.
Bật mí quy trình xây dựng viral marketing đúng chuẩn:
- Tạo ra thông điệp marketing
- Lựa chọn kênh để truyền thông điệp
- Đo lường hiệu quả
- Quản lý các yếu tố rủi ro
chiến lược marketing có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
II. Tăng tỷ lệ chuyển đổi CRO
CRO là từ viết tắt của Conversion Rate Optimization có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Hiểu một cách đơn giản đây là chiến lược marketing chuyển đổi một người từ bình thường trở thành đối tượng tiềm năng cho sản phẩm của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi cro càng cao thì thông điệp marketing cùng với sản phẩm, dịch vụ của bạn càng có chất lượng tốt, và ngược lại.
Trong lĩnh vực SEO, CRO được hiểu là các phương pháp để nâng cấp thứ hạng website thực hiện trên công cụ có chức năng tìm kiếm trực tuyến. Đây là chỉ số thể hiện việc tối ưu hóa khả năng chuyển đổi của người dùng khi họ truy cập các site và sẽ trở thành đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Theo thuật ngữ chuyên gia thì đây là chiến lược marketing biến đối tượng khách hàng từ Landing Page sang Conversion Rate.
Chiến lược marketing hiệu quả là có thể tăng tỷ lệ chuyển đối một cách tối đa nhất. 123job gợi ý một số phương pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cro:
- Tích hợp một số công cụ hỗ trợ online vào website chính thức (tối ưu hóa website): Sắp xếp bố cục website khoa học, rõ ràng; Cập nhật thông tin liên hệ để người truy cập dễ dàng trao đổi và được giải đáp thắc mắc (Một số công cụ hỗ trợ trực tuyến như: email, facebook, zalo, … ) - Đây là phương pháp marketing giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cro hiệu quả.
- Tạo ra cuộc khảo sát ngắn thu thập ý kiến khách hàng phản hồi trên nền tảng website: Đây là phương pháp mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai thực hiện, nhất là đối với những công ty khởi nghiệp. Điều này giúp cho bạn có thêm thông tin hữu ích để kịp thời khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
- Tham khảo thêm ý kiến khách hàng trên các kênh trực tuyến khác: Bên cạnh tối ưu hóa cro trên website, bạn nên mở rộng tương tác với khách hàng qua các diễn đàn trên facebook, zalo, istagram hoặc có thể sử dụng email marketing
- Bổ sung thêm kênh offline, trao đổi, lấy ý kiến khách hàng trực tiếp với khách hàng của bạn: Bên cạnh chiến lược marketing online, bạn cũng nên đầu tư cho kênh offline để tối ưu hóa được chiến lược.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện những chiến lược marketing thay đổi trải nghiệm cho người dùng thông qua việc thay đổi hình ảnh, màu sắc, giao diện hay tính năng cũng góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi cro. Lưu ý, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn phải xây dựng kế hoạch để đưa vào thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của mỗi phương án marketing.
III. Thực hiện chiến dịch quảng cáo Facebook
Khởi nghiệp là giai đoạn quan trọng, cần tiếp cận được lượng độc giả thích hợp cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Giải pháp đầu tiên mà bạn có thể nghĩ tới chính là thực hiện chiến lược marketing online, các chiến dịch marketing quảng cáo Facebook. Các công cụ marketing trên facebook có các lựa chọn về đặc điểm đối tượng như độ tuổi, giới tính, vị trí, … để bạn có thể xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể tham khảo đối tượng mà những doanh nghiệp có mô hình và ý tưởng kinh doanh tương tự đang hướng tới để tìm kiếm nguồn khách hàng.
Với sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội facebook, quảng cáo facebook được đánh giá là chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao và được xác định là công cụ chủ đạo trong quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên, để có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo facebook, bạn cần phải có kế hoạch chương trình cụ thể và rõ ràng đối với từng bước thực hiện.
Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo facebook:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược marketing
Bất kỳ một kế hoạch nào trước khi triển khai bạn đều phải xác định được mục tiêu thực hiện. Đối với marketing facebook, mục tiêu thực hiện chiến lược marketing lại càng trở nên quan trọng. Một số mục tiêu marketing mà mọi doanh nghiệp đều muốn hướng tới chính là:
- Tạo độ phủ sóng, tăng thêm sự hiểu biết về thương hiệu của mình (thường được nhận diện qua số lượt like fanpage);
- Tạo dựng cộng đồng các Fan trung thành, Việc tạo dựng cộng đồng chung nhằm tăng sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Thu thập được dữ liệu liên quan đến khách hàng. Đây là kênh marketing online hữu ích để có thể thu thập được những thông tin của khách hàng tiềm năng.
- Bán hàng qua marketing facebook là chiến lược marketing mang lại hiệu quả khá cao.
Bước 2: Phân tích các yếu tố tác động tới chiến lược marketing facebook.
- Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, lên kế hoạch tiếp cận họ
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ: marketing facebook là công cụ hữu ích không chỉ để tiếp cận khách hàng mà còn là kênh marketing giúp thu thập những thông tin về đối thủ. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến dịch marketing theo đúng định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Liên tục update xu hướng marketing và tính năng mới của facebook marketing.
Bước 3: Lên kế hoạch, xây dựng ngân sách
Thông thường, ngân sách cho một chiến dịch quảng cáo facebook rất thấp. Những nhân tố có ảnh hưởng tới ngân sách của chiến dịch marketing là đối tượng tiềm năng, mức độ sự cạnh tranh, thời gian thực hiện một chiến dịch quảng cáo facebook marketing.
Bước 4: Lên kế hoạch các hoạt động
Xây dựng mục tiêu chiến dịch marketing facebook, bạn cần phải lên kế hoạch các hoạt động cụ thể và chi tiết cho từng thời gian. Có kế hoạch về chủ đề, content marketing, thời gian upload bài, kế hoạch duy trì nhóm khách hàng cũ và mở rộng phát triển thêm những nhóm mới. Kế hoạch xây dựng theo tuần, theo tháng hoặc quý, tuy nhiên có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp với từng thời điểm.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả
Khi thực hiện chiến dịch marketing facebook, kết thúc chiến dịch sẽ có sẵn công cụ để bạn có thể đo lường, đánh giá hiệu quả marketing. Việc đo lường hiệu quả chiến lược marketing facebook tạo điều kiện để bạn có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Từ đó bạn có được những đánh giá mang tính khách quan về chiến lược marketing của mình, đưa ra kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả những chiến dịch quảng cáo facebook tiếp theo.
Sau mỗi chiến dịch quảng cáo facebook, bạn có thể đánh giá được hiệu quả và sự thành công của nó quan tỷ lệ cro từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhất.
chiến dịch quảng cáo facebook
IV. Tham khảo ý kiến khách hàng mọi lúc
Thu thập ý kiến khách hàng là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty trong giai đoạn khởi nghiệp. Những công ty khởi nghiệp làm sao để có thể thu thập ý kiến khách hàng?
Tham khảo, lấy thông tin và ý kiến khách hàng giúp cho những người làm marketing có được cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời thu thập ý kiến khách hàng là cơ sở giúp doanh nghiệp đưa ra những đề xuất thay đổi và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Thu thập ý kiến khách hàng mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích cơ bản:
- Cơ sở để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hãy luôn nhớ rằng: Để có thể phát triển bền vững, hãy cấp cho khách hàng những gì họ cần chứ không thể tư duy bán những gì mà bạn đang có; Theo quy luật có cầu thì sẽ có cung.
- Ý kiến khách hàng là thước đo sự hài lòng. Thực hiện cuộc khảo sát để tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực và tiêu cực (nếu có) giúp bạn giải quyết được bài toán liên quan đến nhu cầu thị trường.
- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là phương pháp tốt nhất để bạn làm cho mình nổi bật hơn so với các đối thủ, biến mình trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho khách hàng.
- Tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và sự trung thành của họ đối với bạn.
- Cung cấp cho khách hàng những dữ liệu hữu hình giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh và các chiến lược marketing tốt hơn. Cơ hội để bạn có thể có được cái nhìn trực quan và thực tế trên thị trường và hiểu được khách hàng đang cần gì và đáp ứng nhu cầu của họ.
- Thu thập ý kiến khách hàng giúp xác định được nhóm khách hàng trung thành với sản phẩm của bạn. Khách hàng trung thành là chìa khóa vô cùng quan trọng đưa doanh nghiệp phát triển thành công.
Bên cạnh việc tổ chức các cuộc khảo sát trên nền tảng website hay trên những mạng truyền thông khác, bạn có thể tổ chức event, minigame, những phần quà nhỏ cho khách hàng, …
Hãy luôn lắng nghe ý kiến khách hàng của mình để có thể hoàn thiện mô hình kinh doanh và chiến lược marketing để thành công trong quá trình khởi nghiệp.
V. Lưu ý khi quyết định thay đổi sản phẩm
Sau khi thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, những người khởi nghiệp cần có những thay đổi bổ sung nhất định để có thể hoàn thiện sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, khi tiến hành thay đổi, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ, đưa ra các phương án và đánh giá hiệu quả của các phương án đó.
Khi đưa ra phương án mới, những thay đổi của bạn tuy nhỏ hay lớn thì cũng nên đưa ra bản demo, thử nghiệm trước khi đưa vào áp dụng rộng rãi. Thử nghiệm những phương án cải tiến mới trong phạm vi nhỏ các khách hàng trung thành, thu thập lại ý kiến phản hồi của họ về những cải tiến đó, đánh giá phản ứng của khách hàng về mô hình mới đó.
Những phương án demo mà bạn đưa ra, phương án nào nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ khách hàng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để áp dụng cho phiên bản sản phẩm mới.
VI. Mô hình khởi nghiệp "Vòng tròn vàng"
chiến lược marketing Vòng Tròn Vàng cho khởi nghiệp
Vòng tròn vàng là một mô hìnhkhởi nghiệp giúp bạn trả lời được các câu hỏi quan trọng trong khởi nghiệp (Why? What? How)
Thuyết Vòng tròn vàng bao gồm ba phần cơ bản, với trọng tâm là Why? → How? → What?
- Why: Điều gì thúc đẩy bạn làm chiến lược marketing? Niềm tin đối với các chiến lược marketing là gì? …
- How: Bạn làm chiến lược marketing đó như thế nào? Những hoạt động cụ thể nào được xác định trong chiến lược đó? …
- What: Bạn có những gì khi thực hiện chiến lược? Yếu tố tạo nên thành công của bạn là gì? …
Trước khi đưa ra quyết định nào đó trong kinh doanh hay trong chiến lược marketing, hãy tìm lý do tại tạo bạn lại quyết định làm việc đó.
Áp dụng thuyết “Vòng tròn vàng” là bước quan trọng để xác định những bước đi, những định hướng trong tương lai. Vòng tròn vàng hỗ trợ đắc lực cho bạn khi có ý tưởng khởi nghiệp, startup marketing bởi những hiệu quả mà thuyết này mang lại. Trong xây dựng chiến lược marketing, thuyết Vòng tròn vàng giúp làm giảm yếu tố rủi ro, nâng cao hiệu quả marketing.
VII. Tạo nên sự khác biệt trong chiến lược marketing
Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ của internet, các chiến lược marketing của các công ty tung ra ngày càng nhiều trên thị trường. Thực tế thì, giá trị được tạo ra từ sự khác biệt. Sự khác biệt chính là điểm mấu chốt giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp tạo vị thế cạnh tranh và vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, mỗi startup đều cố gắng tìm ra cho mình lối đi riêng với những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và cả sự liều lĩnh, cùng với đó là những chiến lược marketing mang nét sáng tạo cao.
Mô hình kinh doanh và chiến lược marketing luôn đi cùng với nhau, sáng tạo và đổi mới. Tuy nhiên, sự khác biệt nào càng mang lại giá trị và lợi nhuận càng cao thì tuổi đời của nó sẽ càng bị rút ngắn hơn bởi đối thủ cạnh tranh của bạn có thể bắt chước theo. Sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của bạn chỉ có thể được tồn tại trong thời gian ngắn.
Để doanh nghiệp của bạn luôn có được tiềm năng và lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn phải luôn tạo ra sự khác biệt bền vững. Khác biệt trong chiến lược kinh doanh, khác biệt trong chiến lược marketing.
Ngay từ giai đoạn khởi nghiệp, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các chiến lược marketing, nội dung marketing hấp dẫn và nổi bật. Hãy nhớ rằng, quy luật cho sự ghi nhớ nhanh và lâu chính là những nội dung khác lạ, độc đáo, sáng tạo sẽ khắc sâu vào tâm trí của bất cứ ai. Muốn thành công, khởi nghiệp cần phải xây dựng cho mình những chiến lược hấp dẫn, độc đáo và tạo sự khác biệt để thương hiệu của bạn có thể in sâu vào ý thức của đối tượng khách hàng tiềm năng.
Chiến lược marketing là rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp, những chiến lược marketing lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chiến lược marketing độc đáo, hấp dẫn trên cả các kênh online (facebook marketing, zalo marketing, email marketing, … ), trên nền tảng website và cả các kênh offline là chìa khóa giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Với bí quyết xây dựng chiến lược marketing cho công ty khởi nghiệp trên đây, hy vọng các bạn sẽ có mô hình khởi nghiệp thành công!