Muốn trở thành những bác sĩ, dược sĩ viên trong tương lai, sinh viên ngành Y Dược khi mới ra trường, trước hết, thường sẽ phải trải qua những buổi phỏng vấn vô cùng khắt khe đến từ nhà tuyển dụng.
Cử nhân ngành Y Dược khi mới ra trường thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc bởi vì ngoài những yêu cầu cao về năng lực chuyên môn và kỹ năng đến từ nhà tuyển dụng thì họ thường thiếu sót những kiến thức cũng như kinh nghiệm giúp họ vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng. Dưới đây là một vài bí quyết 123job.vn đã tổng hợp được giúp cho sinh viên ngành Y Dược mới ra trường có thể chinh phục được nhà tuyển dụng thành công.
I. Hiểu về quy trình phỏng vấn dược sĩ
Thông thường, tại các công ty Dược phẩm trong nước, quy trình tuyển dụng dược sĩ sẽ bao gồm hai bước chính đó là bước lọc hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp. Ngược lại, quy trình phỏng vấn việc làm dược sĩ tại các công ty nước ngoài thường sẽ bao gồm 3-4 bước khác nhau. Trong đó, người phỏng vấn trực tiếp vòng đầu tiên thường là các Sếp, các vòng tiếp theo sẽ là những vị trí cao hơn và vòng cuối cùng do nhân sự phỏng vấn, một số công ty có thể làm quy trình theo hướng ngược lại. Về cơ bản, sẽ có hai hình thức phỏng vấn với việc làm dược sĩ là hình thức phỏng vấn tập thể và hình thức phỏng vấn cá nhân.
1. Hình thức phỏng vấn tập thể
Đây là hình thức phỏng vấn nhiều ứng viên dược sĩ cùng một lúc, có thể theo nhóm 5 đến 10 người cùng trả lời những câu hỏi và tình huống của một hay nhiều nhà tuyển dụng chính thức. Hình thức này thường áp dụng trong vòng đầu với những công ty ngành Y Dược có số lượng ứng viên lớn.
Trong vòng này, các ứng viên tham gia phỏng vấn nhóm cùng nhau sẽ nhận được câu hỏi từ nhà tuyển dụng về các chủ đề liên quan đến ngành Y Dược và sau đó thuyết trình về chủ đề đó. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá trình độ ứng viên dựa trên những tiêu chí cơ bản bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng xử lý tình huống cũng như kiến thức chuyên môn của ứng viên về công việc ngành Y Dược.
Hình thức phỏng vấn theo nhóm thường áp dụng với vòng phỏng vấn có số lượng tham gia ứng viên lớn
2. Hình thức phỏng vấn cá nhân
Hầu hết các công ty Dược phẩm đều lựa chọn hình thức tuyển dụng dược sĩ này với mục tiêu để có thể đào sâu và hiểu rõ hơn về từng ứng viên. Những câu hỏi phỏng vấn và nhiều tình huống giả định khác nhau sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra ứng viên. Với những sinh viên ngành Y Dược đã được đào tạo đầy đủ kiến thức và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, hãy trả lời tự tin các câu hỏi với những hiểu biết của mình và nói lên quan điểm, suy nghĩ về những tình huống đó. Hạn chế việc vì muốn thể hiện kiến thức của mình trong ngành dược sĩ mà bạn trả lời dài dòng, lan man, không đi vào chủ đề chính. Hãy trả lời thật ngắn gọn, xúc tích và trọng tâm vào ý tưởng bạn muốn truyền tải với nhàtuyển dụng dược sĩ.
Ngoài ra dù bạn tham gia phỏng vấn việc làm dược sĩ với bất kỳ hình thức nào, ngoài việc chuẩn bị về kiến thức, hãy xây dựng cho mình một phong cách trang nhã, lịch sự khi đi phỏng vấn nhé! Việc giao tiếp bằng ánh mắt cũng là điểm nhấn quan trọng nếu bạn muốn thể hiện phong thái tự tin của mình. Việc nhìn thẳng và giữ thần thái tươi tỉnh sẽ tạo cảm giác bạn là người sẵn sàng, chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Điều đó sẽ mang lại cảm giác tin tưởng của nhà tuyển dụng dành cho bạn và ảnh hưởng tốt rất nhiều tới kết quả phỏng vấn của bạn.
Một điều nữa là sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, dù bạn cảm thấy thế nào thì đó cũng đã đến cho bạn một trải nghiệm. Do đó hãy nhìn nhận lại buổi phỏng vấn và thể hiện thái độ chuyên nghiệp của mình qua những điều sau:
- Nói lời cảm ơn với công ty/doanh nghiệp về buổi phỏng vấn và chúc cho đơn vị họ ngày càng phát triển.
- Nghiêm túc nhìn lại những kiến thức và kỹ năng mình đã thể hiện trong buổi phỏng vấn và nhận ra đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Phỏng vấn là điều không hề dễ dàng và đôi khi bạn sẽ chịu nhiều thất bại trước khi đi đến thành công, do đó hãy luôn giữ vững tinh thần và đừng bao giờ bỏ cuộc trước con đường đi tới ước mơ của mình.
Hình thức phỏng vấn cá nhân được sử dụng khi nhà tuyển dụng muốn đào sâu và hiểu rõ hơn về từng ứng viên
II. Bí quyết xin việc thành công trong ngành Y Dược
Muốn ứng tuyển thành công trong bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn đều cần có sự chuẩn bị kỹ càng trong khoảng thời gian khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường đến sau khi tốt nghiệp và tìm được việc. Sinh viên ngành Y Dược mới ra trường muốn tìm việc làm ngành dược sĩ, ngành y khoa… thì có thể áp dụng những bí quyết sau muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và tiến tới công việc mình yêu thích.
1. Tham gia các hoạt động tình nguyện viên hoặc thực tập sinh
Một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất giúp bạn xây dựng kinh nghiệm cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng đó chính là tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc trở thành thực tập sinh. Việc làm tình nguyện hay thực tập sinh sẽ giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm thực tế mà không phải ai cũng bỏ công sức ra dạy bạn được.
Ngoài những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã nhận được, một lợi ích khác của việc tham gia các hoạt động tình nguyện hay làm thực tập sinh là bạn sẽ những networking mới. Những kết nối này có thể sẽ giúp bạn tạo mối quan hệ với nhiều người khác, giúp bạn tìm được việc làm tốt hơn hay gửi cho bạn những thông tin chi tiết về công việc mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó, sẽ là cơ hội thuận lợi dành cho bạn nếu công ty ngành Y Dược mà bạn đang làm tình nguyện viên hay thực tập có thể tiếp tục thuê bạn để làm việc chính thức cho công ty.
Vì thế sau khi đã có được tấm bằng Cao đẳng ngành Y Dược hay Đại học ngành Y Dược thì điều bạn cần làm là tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá những công ty ngành Y Dược mình mà mình mong muốn làm việc để từ đó cân nhắc và đưa ra những quyết định hợp lý.
Một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất giúp bạn xây dựng kinh nghiệm cũng như tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng đó chính là tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc trở thành thực tập sinh
2. Xây dựng thành tích bản thân
Với đặc thù nghề nghiệp là yêu cầu cao về mặt kiến thức chuyên môn, một bảng điểm đẹp hay thành tích cao trong học tập đều sẽ là điểm cộng lớn mà bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn có một bảng điểm nổi bật hay giải thưởng, thành tích trong quá trình học tập, hãy chắc chắn đề cập nó trong bản CV ngành Y Dược của mình.
Ngành Y Dược là ngành học liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, do đó đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác cao trong công việc. Vì thế những thành tích bạn xây dựng được đều giúp ích cho quá trình xin việc cũng như làm việc sau này.
3. Rèn luyện tiếng anh tốt
Tầm quan trọng của tiếng Anh ngày nay đã quá rõ ràng, bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều cần phải rèn luyện khả năng tiếng anh và đối với ngành Y Dược cũng như vậy.
Khả năng Anh Văn tốt luôn là sẽ giúp cho cử nhân ngành Y Dược mới ra trường dễ dàng hội nhập và tìm kiếm những cơ hội việc làm dược sĩ, việc làm bác sĩ... lớn hơn so với những người chưa có khả năng tiếng Anh tốt. Do đó trong quá trình học tập cũng như tìm kiếm công việc sau này, bạn cần phải luôn trau dồi khả năng tiếng Anh của mình để xin được vào những công ty, tập đoàn lớn với mức lương và chế độ tốt đối với sinh viên mới ra trường.
III. Kết luận
Với những kiến thức và kinh nghiệm 123job.vn chia sẻ trên đây, hi vọng những sinh viên ngành Y dược mới ra trường đã nắm đủ bí quyết để chinh phục các nhà tuyển dụng và từng bước đi lên con đường trở thành một dược sĩ hay bác sĩ thành công.