Một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh gồm những giấy tờ quan trọng gì? Những lưu ý khi viết một bộ hồ sơ là gì? Cách để viết một bộ hồ sơ xin việc chỉn chu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn dọc những thông tin quan trọng trên.
Bạn là người đang trên hành trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân, bạn muốn ứng tuyển vào các công ty bạn mong muốn nhưng bạn lại chưa biết cách chuẩn bị kỹ lưỡng một bộ hồ sơ xin việc. Một bộ hồ sơ xin việc đúng, kỹ càng sẽ tạo được những ấn tượng tốt đẹp cho các nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng giúp bạn chuẩn bị thật tốt một bộ hồ sơ xin việc.
Hồ sơ xin việc gồm những gì?
I. Những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc
Bộ hồ sơ xin việc mới nhất hiện nay gồm những giấy tờ gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người mới bắt đầu đi làm hay những bạn sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm một công việc hoặc cũng có thể là những bạn lao động phổ thông muốn xin việc làm. Dù có là công việc gì hay bạn là đối tượng nào thì bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh với những chi tiết cụ thể cũng sẽ để lại một ấn tượng đẹp đối với các nhà tuyển dụng.
Hiện nay, có rất nhiều công việc phù hợp với tất cả mọi người, bạn có thể viết tay một bộ hồ sơ xin việc hoặc điền một bộ hồ sơ xin việc online gửi cho nhà tuyển dụng. Nhưng dù có theo cách nào đi nữa thì một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ quan trọng đầy đủ sau đây:
- Đơn xin việc
- Sơ yếu lý lịch
- CV xin việc
- Giấy khám sức khỏe
- Các giấy tờ bằng cấp liên quan
- Chứng minh thư, căn cước công dân
- Hình ảnh 4x6 và 3x4
1. Đơn xin việc là giấy tờ quan trọng của một bộ hồ sơ xin việc
Bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt đối với các nhà tuyển dụng và có thể sẽ bị loại ngay nếu bạn bất cẩn thiếu đơn xin việc. Bạn sẽ như thế nào khi đi xin việc nhưng bộ hồ sơ xin việc lại không có đơn xin việc và các nhà tuyển dụng sẽ chẳng hiểu bạn đến công ty của họ để làm gì. Vì vậy, đơn xin việc chính là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin việc và bạn cũng cần học cách viết đơn xin việc. Đơn xin việc của các ngành nghề đều giống nhau và cách viết đơn xin việc cũng giống nhau nên bạn sẽ không phải mất công đi tìm đúng đơn xin việc cho công việc mà mình muốn ứng tuyển và xem cách viết đơn xin việc đúng với từng ngành nghề.
2. Sơ yếu lý lịch yếu tố quan trọng của bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh
Sơ yếu lý lịch
Sau khi hoàn tất đơn xin việc và biết cách viết đơn xin việc đúng thì sơ yếu lý lịch chính là giấy tờ quan trọng tiếp theo và không thể thiếu của hồ sơ xin việc
Sơ yếu lý lịch tự thuật là những thông tin cá nhân được khai báo nhưng phải đảm bảo chính xác và có xác nhận của chính quyền địa phương. Với sơ yếu lý lịch theo mẫu chung hiện nay thì bạn sẽ phải khai báo những thông tin quan trọng như tên, tuổi, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú,... một cách chính xác. Đối với sơ yếu lý lịch thì phải dán kèm thêm ảnh 4x6 và có dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
3. Mẫu CV chỉn chu trong bộ hồ sơ xin việc sẽ khiến bạn chuyên nghiệp hơn
Sau sơ yếu lý lịch chính là một tờ CV nhưng đối với những bạn lao động phổ thông thì không nhất thiết phải cần CV. CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae, là một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,...
4. Giấy khám sức khỏe hoàn thiện cho một bộ hồ sơ xin việc
Giấy khám sức khỏe không bắt buộc đối với hầu hết các công ty, bạn có thể đến phỏng vấn mà không cần phải nộp luôn giấy khám sức khỏe bởi vì bạn có thể nộp bổ sung sau trong trường hợp bạn trúng tuyển vào công ty đó. Nhưng nếu bạn là cẩn thận, chu đáo thì vẫn nên chuẩn bị sẵn giấy khám sức khỏe để chứng minh cho công ty thấy là bạn hoàn toàn khỏe mạnh và đủ điều kiện sức khỏe để làm việc trong môi trường lao động của công ty.
5. Chứng chỉ, bằng cấp có liên quan sẽ bổ sung trình độ của bạn cho bộ hồ sơ xin việc
Trong quá trình học tập, nghiên cứu bạn đã đạt được những chứng nhận, những bằng cấp như bằng đại học, cao đẳng, trung cấp hay chứng chỉ nghề thì nên đi photo và mang đi khi đi phỏng vấn và bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ ấy. Những giấy tờ ấy sẽ chứng minh bạn là người có trình độ, có kinh nghiệm và sẽ là yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng để mắt đến bạn. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có bằng tốt nghiệp thì bạn có thể xin nhà trường cấp “bằng tạm” có chức năng như bằng chính.
6. Chứng minh nhân dân, hình ảnh 4×6 và 3×4 những thứ thiết yếu của bộ hồ sơ xin việc
Bạn có thể bổ sung thêm chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) và mọi thông tin trên chứng minh phải rõ ràng, minh bạch. Tùy theo yêu cầu của từng công ty, từng nhà tuyển dụng thì bạn có thể không cần chuẩn bị chứng minh thư mà chỉ cần chuẩn bị ảnh 3x4 và 4x6. Chuẩn bị xong 6 mẫu giấy tờ trên là bạn đã chuẩn bị hoàn thiện một bộ hồ sơ xin việc rồi và chỉ còn chờ tin trúng tuyển từ các công ty thôi nhé.
II. Tầm quan trọng của bìa hồ sơ xin việc
1. Khái quát về tầm quan trọng của bìa bộ hồ sơ xin việc
Sẽ chẳng có ai đi việc mà không chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc cả và nếu như bạn không may là người chẳng chuẩn bị nó mà đi xin việc thì đó chính là bất cẩn lớn nhất trong hành trình tìm kiếm việc làm của bạn và sẽ chẳng có một nhà tuyển dụng nào muốn nhận một người như vậy vào công ty của mình. Tại sao ư? Bởi bộ hồ sơ xin việc được xem là bộ tài liệu bắt buộc khi đi xin việc, nó chứa tất cả những thông tin quan trọng về bạn, giúp bạn để lại những ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng. Đối với nhiều nhà tuyển dụng, bộ hồ sơ xin việc còn là yếu tố giúp họ sàng lọc ra những ứng viên nào tốt, những ứng viên nào phù hợp với công việc.
Khi nhìn vào một người người ta sẽ để ý vẻ bề ngoài của họ đầu tiên và bộ hồ sơ xin việc cũng vậy. Bìa hồ sơ xin việc được xem như là “trang phục” bên ngoài, đóng vai trò tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi họ cầm trên tay. Bìa hồ sơ xin việc càng được chuẩn bị kỹ càng đến đâu càng chứng tỏ ứng viên đó là một người chuyên nghiệp và sẽ là người cẩn thận trong công việc. Ngược lại, bìa hồ sơ xin việc nhăn nhó, rách nát hay tẩy xóa, có tổng thể không hài hòa sẽ tố cáo ứng viên ấy là một người hời hợt, qua loa với công việc mà họ đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, bìa hồ sơ xin việc sẽ cho biết bạn là ai, muốn ứng tuyển vào vị trí gì.
Sẽ có nhiều người không để ý đến bìa bộ hồ sơ xin việc, cho rằng nó chỉ là chi tiết nhỏ không đáng quan tâm và sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình ứng tuyển của bạn thì bạn đã mắc một sai lầm lớn. Ấn tượng đầu bao giờ cũng quan trọng và một bộ hồ sơ xin việc muốn được để mắt tới phải là bộ hồ sơ xin việc viết đẹp, đẹp mắt, chuẩn chỉnh và nó sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm.
Bìa hồ sơ xin việc
2. Chi tiết cách viết bìa hồ sơ chuẩn nhất
Như đã nói ở trên bìa hồ sơ rất quan trọng nên hãy xem bìa hồ sơ xin việc gồm những gì? Hiện nay, có nhiều biến đổi trong bộ hồ sơ xin việc nhưng đối một bộ hồ sơ xin việc chuẩn thì bìa hồ sơ bên ngoài bao gồm những thành phần sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ của Việt Nam sẽ được ghi ở dòng trên cùng của bìa hồ sơ
- Sau đó là các thông tin như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại của ứng viên
- Ô trống bên trái để dán ảnh chân dung 4x6
- Cuối cùng là danh mục tóm tắt những thành phần có trong bộ hồ sơ xin việc
Bìa bộ hồ sơ xin việc trên thực tế chỉ gồm những thông tin đơn giản như thế nhưng không phải ai cũng biết cách viết nó. Có nhiều bạn viết đi viết lại bộ hồ sơ xin việc chỉ vì viết sai bìa hồ sơ xin việc. Vậy viết bìa hồ sơ xin việc sao cho chính xác và ít bị sai nhất?
Tương ứng từng thành phần bên ngoài thì bạn nên viết như sau:
- Tiêu đề: Viết in hoa toàn bộ dòng chữ “HỒ SƠ XIN VIỆC”
- Với phần họ tên: Ứng viên cũng viết in hoa họ tên đầy đủ của mình, ví dụ như “NGUYỄN THỊ HOA”
- Phần ngày sinh: Viết chính xác và đầy đủ ngày tháng năm sinh của bạn
- Phần địa chỉ: Cung cấp địa chỉ hiện tại nơi ở hoặc địa chỉ thường trú của bạn
- Phần địa thoại: Điền chính xác, đầy đủ số điện thoại di động các nhân. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn khi cần thiết
- Phần ảnh chân dung: Ứng viên dán ảnh 4x6 vào đúng vị trí ô dán ảnh, tránh không dán ảnh lệch lạc, kém thẩm mỹ.
- Ở danh mục tóm tắt những nội dung trong hồ sơ xin việc: Bạn liệt kê từng thành phần, giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc như: Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, CV, chứng minh thư,...
3. Một số thắc mắc về bìa hồ sơ xin việc
Bìa hồ sơ quan trọng như vậy nên cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh nó và được đông đảo ứng viên quan tâm hiện nay:
- Thứ nhất, bìa hồ sơ xin việc có được thiết kế theo ý mình không? Câu trả lời là có mặc hiện hiện nay bìa hồ sơ xin việc được bán theo một mẫu chuẩn chung. Trong thị trường việc làm ngày nay đang có sự cạnh tranh gay gắt nên việc ứng viên tự thiết kế bìa bộ hồ sơ xin việc sẽ tạo những dấu ấn riêng, ứng viên có thể chủ động thiết kế mẫu bìa như mình mong muốn như: màu bìa, phông chữ, chất liệu,... nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin.
- Thứ hai, bìa hồ sơ xin việc có bắt buộc dán ảnh chân dung không hay ảnh nào cũng được? Bộ hồ sơ xin việc là một tài liệu quan trọng, mang tính bắt buộc nên sẽ có một số quy định bắt buộc phải tuân theo. Bạn không thể dán ảnh tự sướng làm ảnh bìa mà ảnh dán bộ hồ sơ xin việc phải là ảnh chân dung kích cỡ 4x6 và ảnh chụp chân dung sẽ đem lại cảm giác chuyên nghiệp hơn. Một tấm ảnh chân dung đôi khi cũng tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng.
- Thứ ba, bìa hồ sơ xin việc mua ở đâu? Nhiều người thắc mắc nên mua bộ hồ sơ xin việc ở đâu nhưng trên thực tế bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm, tiệm in ấn, quán photocopy,... Giá của một bộ hồ sơ xin việc thường khoảng 10.000 đồng và bạn nên mua bìa hồ sơ xin việc có nắp khuy cuộn dây để tiện cho việc sử dụng.
4. Những lưu ý không thể bỏ qua khi học cách viết bìa hồ sơ xin việc
Nhiều người vẫn thực hành sai cách viết bộ hồ sơ xin việc mặc dù việc này không có gì khó nên chúng tôi cung cấp một số lưu ý sau:
- Thứ nhất, bìa hồ sơ là cách đầu tiên để tiếp cận nhà tuyển dụng vì vậy bạn không nên chủ quan với nó. Một bìa hồ sơ xin việc tạo được ấn tượng tốt là bìa hồ sơ viết chuẩn chỉnh, không tẩy xóa, không tô màu, không nhem nhuốc. bạn cũng cẩn thận không nên mắc lỗi sai về chính tả ở bìa hồ sơ nhất là ở các mục số điện thoại, tên, năm sinh.
- Thứ hai, mặc dù bìa bộ hồ sơ xin việc chỉ là hình thức bên ngoài nhưng bạn vẫn nên trung thực khi liệt kê những những giấy tờ đi kèm bên trong bộ hồ sơ xin việc. Nếu chẳng may bạn liệt kê một giấy tờ không có trong bộ hồ sơ xin việc sẽ gây cái nhìn thiếu thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
- Thứ ba, bìa hồ sơ xin việc tuy có nội dung ngắn nhưng lại là thứ dễ viết sai nhất nên khi mua bạn hãy mua dư ra vài bộ hồ sơ xin việc để có sẵn dùng chẳng may viết sai.
5. Đừng chỉ chú trọng bìa hồ sơ xin việc
Trong bìa hồ sơ xin việc là những giấy tờ quan trọng, là bằng cấp, kinh nghiệm của bạn, là những thứ quyết định tương lai sau này của bạn nên bạn đừng chăm chú quá vào việc chuẩn bị bìa hồ sơ mà không để ý đến những thứ bên trong. nếu đã đầu tư kỹ lưỡng bạn nên đầu tư chuẩn bị cả bên ngoài lẫn bên trong, đừng chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị bìa hồ sơ bởi vì bìa hồ sơ sẽ chẳng thể quyết định sự nghiệp của bạn. Đó là đơn xin việc, CV, bằng cấp, đó đều là những thứ quan trọng bậc nhất nói lên trình độ của bạn
III. Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc
1. Thời điểm cần có hồ sơ xin việc
Nếu bạn là một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường hoặc bạn chỉ đơn giản là đang muốn kiếm một công việc làm thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm và trang trải cuộc sống thì bạn nên biết một bộ hồ sơ xin việc gồm những gì và bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Việc chuẩn bị trước sẽ tránh thời gian gấp rút và không khiến bạn quên mất các giấy tờ quan trọng.
2. Những lưu ý cho người nộp hồ sơ xin việc
Một bộ hồ sơ xin việc rất quan trọng và dưới đây sẽ là những lưu ý quan trọng và cần thiết đối với những người nộp hồ sơ xin việc ứng tuyển vào các cơ quan, doanh nghiệp:
- Với xu hướng hiện đại ngày nay, nhiều công ty có thêm hình thức nộp CV online bên cạnh hình thức nộp trực tiếp. Nhưng nếu có thời gian và điều kiện cho phép bạn nên đến trực tiếp công ty để nộp.
- Để chắc chắn hơn, bạn nên photo một bản sao bộ hồ sơ xin việc để lưu trữ, phòng khi chẳng may có tình huống xấu xảy ra.
- Kiểm tra lại bộ hồ sơ xin việc xem đã nộp đến nơi và đã đúng địa chỉ hay chưa.
- Luôn theo dõi, kiểm tra các thông tin tuyển dụng của công ty xem có cần nộp thêm giấy tờ bổ sung gì không.
- Phải luôn chắc chắn rằng bạn luôn để ý đến các thông báo phỏng vấn hay thử việc của công ty, doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển.
- Khi bạn được yêu cầu phỏng vấn thì chỉ nên nộp bộ hồ sơ xin việc photo và khi nào bạn đã được trở thành nhân viên chính thức thì mới nộp bộ hồ sơ xin việc gốc.
IV. 5 lỗi cần phải tránh khi làm bộ hồ sơ xin việc
1. Quá lạm dụng việc liệt kê các công việc
Mặc dù trong bộ hồ sơ xin việc bạn phải nêu tóm tắt quá trình làm việc và kinh nghiệm của bản thân nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ liệt kê tất cả những công việc bạn đang làm. Các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm bạn đã có kinh nghiệm hay đã từng làm ở vị trí công việc gì tương tự vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển ở công ty họ hay không mà thôi. Vì thế, cho dù bạn có liệt kê tất cả các công việc mình từng làm qua chưa chắc đã là ý hay để các nhà tuyển dụng để mắt đến bạn.
2. Thiếu những con số cụ thể
Mọi người thường những con số cụ thể là những con số biết nói và các nhà tuyển dụng sẽ rất hay chú ý đến những con số đó. Ví dụ như bạn viết rằng: “Tôi đã góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho công ty” thì điều đó sẽ không giúp ích gì cho bạn cả mà thay vào đó bạn nên viết: “Tôi đã góp phần vào việc tăng doanh thu 25% cho công ty trong vòng 2 năm”. Chỉ cần nêu lên số liệu cụ thể là bạn đã gián tiếp khẳng định thực lực của bản thân cho các nhà tuyển dụng thấy. Bộ hồ sơ xin việc của bạn sẽ nổi bật hơn những ứng viên khác bởi những con số cụ thể như vậy.
3. Lưu ý quan trọng khi gửi bộ hồ sơ xin việc trực tuyến
Hiện nay, hình thức nộp bộ hồ sơ xin việc trực tiếp đang ngày càng phổ biến ở nhiều công ty, doanh nghiệp và nhiều nhà tuyển dụng cũng khuyến khích ứng viên nộp CV qua email. Bạn cũng cần phải lưu ý không phải máy tính nào cũng có cùng một chương trình soạn thảo nên khi gửi CV online sẽ rất dễ bị lỗi định dạng, lỗi font chữ và tệ hơn là chữ mờ không đọc được. Vì vậy, bạn rất cần phải lưu ý về vấn đề này.
4. Quá dài hoặc quá ngắn
Không có một công ty hay một doanh nghiệp nào yêu cầu về độ dài ngắn của bản lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc nhưng bạn vẫn cần phải cân đối điều này. Sẽ rất khác thường nếu bạn vừa ra trường mà bản lý lịch đã dài mấy trang giấy, ngược lại những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhưng bản lý lịch lại ngắn gọn trong 1 trang giấy phải không nào. Do vậy, bạn cần cân nhắc và căn chỉnh sao cho phù hợp nhất với bản thân.
5. Không nên trình bày nguyện vọng vào lý lịch trích ngang
Việc trình bày nguyện vọng khi nộp bộ hồ sơ xin việc cũng cần phải hết sức lưu ý. Trong bản lý lịch trích ngang không nên nêu lên quá nhiều quan điểm của bản thân vì điều này đối với các nhà tuyển dụng là không cần thiết. trong trường hợp bạn muốn nêu lên hay trình bày một điều gì đặc biệt thì hãy viết điều đó vào một bức thư xin việc. Những câu như là: “Nguyện vọng của tôi là tìm kiếm một công việc phù hợp, Mục tiêu của tôi là…” không phù hợp để đưa vào một bản lý lịch trích ngang.
V. Kết luận
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết một bộ hồ sơ xin việc cần phải có những giấy tờ quan trọng nào, những lưu ý cách viết đơn xin việc và cách viết một bộ hồ sơ xin việc sao cho đẹp và đúng. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích đối với các bạn đọc nhất là những người đang trong hành trình tìm kiếm việc làm và chưa biết chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc như thế nào.