Ngoài một CV xin việc tốt với kinh nghiệm tích lũy dày dặn thì cách trả lời phỏng vấn quyết định trên 50% sự thành công trong buổi phỏng vấn. Hãy cùng 123Job tìm hiểu cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh, tiếng Việt ngay sau đây nhé.

I. Trả lời phỏng vấn tiếng Anh

Trả lời phỏng vấn tiếng AnhTrả lời phỏng vấn tiếng Anh

1. Trả lời thư mời phỏng vấn tiếng Anh

Một ngày nọ bạn bất chợt nhận được email thông báo thư mời phỏng vấn vị trí bạn đã apply một doanh nghiệp nước ngoài trước đó. Bạn vừa vui mừng vì đã lọt vào danh sách tiềm năng của doanh nghiệp nhưng lại hết sức lo lắng vì không biết trả lời thư mời phỏng vấn như thế nào. 123job.vn xin gửi bạn những bí kíp ngay sau đây:

Trong một email trả lời tối thiểu bạn phải có: 

  • Lời mở đầu

Dear, (tên người nhận)

  • Nội dung email

Đốii với thư xác nhận phỏng vấn bạn có thể nói: I would like to confirm my presence at your office by (mốc thời gian cụ thể) on (ngày tháng diễn ra buổi phỏng vấn). I am looking forward to meeting you and having the employment opportunity discussed at length.
Tuy nhiên không tránh khỏi trường hợp từ chối, bạn có thể tham khảo cách trả lời thư mời phỏng vấn bằng tiếng anh như sau: I would like to express my special thanks for your concerns and your opportunity that you gave me. Thank you for the offer, but my schedule is full at the moment.  I wish I could, but right now I need to focus on…

  • Kết thư

Yours sincerely,
(Tên của bạn)
Chú ý: Khi trả lời thư mời phỏng vấn bằng tiếng anh, hãy đặc biệt chú ý vào việc chào hỏi, nêu rõ quan điểm là thư xác nhận phỏng vấn hay thư từ chối lời mời phỏng vấn, nội dung ngắn gọn, súc tích ( tránh trường hợp chỉ trả lời Yes hoặc No) và trả lời email càng sớm càng tốt, thông thường là khoảng 24h sau khi nhận được lời mời để thể hiện tính chuyên nghiệp.

2. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh chắc chắn không còn xa lạ với những người đã và đang học tiếng Anh. Tuy nhiên, những cách giới thiệu đó có thể chưa đủ để chinh phục nhà tuyển dụng. Hãy theo chân chúng tôi tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây:

Trước tiên hãy cảm ơn nhà tuyển dụng, cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, làm nổi bật lên thế mạnh của mình và nêu lý do vì sao bạn lại có mặt ở đây.

Ví dụ: First of all, thank you very much for giving a great opportunity to introduce myself to you. My name is Huong, I am a third-year student at Foreign Trade University. My major is International Business Economics. I have spent three years improving my skills in Logistics. Last summer, I participated in an internship at a Logistic agency. I had an experience to work in the professional environment as well as had basic knowledge about Logistics. Although I love my current role, I feel I am now ready for a more challenging assignment and this position excites me.

3. Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và cách trả lời phỏng vấn

  • Tell me about your self

Đối với câu hỏi giới thiệu chung về bản thân này trước tiên hãy cho họ biết tên của bạn, cần chú trọng đến kinh nghiệm làm việc, nêu rõ những kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc này thôi nhé. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này thì giải pháp cứu cánh cho bạn đó là nêu các thành tựu trong thời gian đi học có liên quan đến công việc này. Thêm vào đó, bạn có thể nêu một vài sở thích của mình nhưng nên ngắn gọn, không lan man. 

Ví dụ cụ thể bạn đọc có thể tham khảo mục trên. 

  • What are your strengths?

Câu hỏi về điểm mạnh này là cách nhà tuyển dụng xem xét bạn có đánh giá bản thân một cách khách quan hay không, có là người tự tin không. Mẹo nhỏ đối với câu hỏi này là hãy nêu những điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc, tránh nói điểm phù hợp với công việc khác. Ví dụ như bạn nêu thế mạnh của mình là giỏi nấu ăn trong khi ứng tuyển vị trí giao dịch viên của một ngân hàng là không thể phù hợp.

Ví dụ:

a. Base on my college years, I think my strongest strength is that I am a great team player. 

b. I can process a big amount of data in a short time.

c. Some of my key strengths are the ability to socialise well with others and the ability to work well under pressure. I always get things done on time and my manager really appreciated that. 

  • What are your weaknesses?

Ngoài câu hỏi về điểm mạnh thì nhà tuyển dụng luôn đi kèm sau đó câu hỏi về điểm yếu của bạn. Có vẻ khó khăn đây nhỉ khi mà không biết mình có nên nêu hết ra không, không biết những điểm yếu của mình có là trở ngại ngăn mình đến công việc này? Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn này tốt nhất là nên thành thật, tránh việc trả lời tôi không có điểm yếu nào cả. Thay vào đó hãy vừa trả lời và vừa nêu giải pháp khắc phục những điểm yếu đó nhé.
Ví dụ: I sometimes am slower in completing my tasks compared to others because I want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate.

  • Why did you leave your last job?

Nhà tuyển dụng sẽ luôn có một câu hỏi rằng bạn đã có công việc nào trước đó chưa, nếu chưa thì nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua câu hỏi phỏng vấn này cho bạn. Còn đối với những bạn đã có công việc trước đó thì nhà tuyển dụng luôn muốn tìm hiểu tại sao bạn lại từ bỏ công việc đó, do bị sa thải, do tình nguyện nghỉ hay bất cứ lý do nào. Có một điểm cần đặc biệt chú ý là dù có bất cứ lý do nào đi chăng nữa khiến bạn nghỉ thì cũng tránh việc kể xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ… vì biết đâu rằng bạn cũng làm việc tương tự khi ở công ty này. Gặp câu hỏi này hãy trả lời một cách rõ ràng, tích cực và chọn phương án an toàn nhất tránh việc tự thêm dầu vào lửa nhé.

Ví dụ: 
a. I’m looking for new challenges.
b. I feel I wasn’t able to show my talents.
c. I’m looking for a job where I can grow with the company.

  • What are your short-term goals?

Đây là câu hỏi thường gặp khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Mục đích của câu hỏi là việc nhà tuyển dụng đang hỏi dò xem bạn đang có kế hoạch gì với bản thân, có mong muốn làm việc lâu dài cho công ty hay chỉ là một bước “tạm trú” công việc.

Ví dụ:
a. My short term goal is to learn everything I can about Human Resources. I want to be in a position that can help me apply what I've learnt and gain real-life experience.
b. I've learnt the basic of Marketing in my first 2 years. Now I want to challenge myself further by taking more big projects. Becoming a Marketing analyst is my short term goal.
c. I want to break into a new industry/ learning a new set of skills.

  • What are your long-term goals?

Tương tự như câu hỏi trên vềmục tiêu ngắn hạncủa bạn thì mục tiêu dài hạn của bạn cũng trả lời tùy thuộc vào tính cách, kỹ năng, mục tiêu thật sự của bạn. Không nên bịa đặt một mục tiêu làm hài lòng người phỏng vấn nhé. Bạn có thể trả lời như sau: My long term goal is to build a career in a company where I'll have the oppoturnities to develop và challenge myself.

  • What kind of salary do you expect?

Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm nhưng lại thực tế nhất khi bạn đi xin việc. Có lẽ đối với một số người mức lương là thước đo quan trọng nhất để họ quyết định có làm việc hay không. Lời khuyên cho câu hỏi này là hãy tỉnh táo, mạnh dạn trả lời theo mong muốn nhưng chú ý phải phù hợp với số lượng công việc, đừng cao quá cũng đừng thấp quá.
Ví dụ: My salary expectations are in line with my experience and qualifications and I expect about 10 million. 

  • Do you have any questions for me/us?

Dù là phỏng vấn bằng tiếng Việt hay tiếng Anh thì nhà tuyển dụng luôn để một câu hỏi mở như: bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? Đừng quá lo lắng, đây chỉ là câu hỏi thay cho lời kết thúc buổi phỏng vấn mà thôi. Bạn có thể hỏi thêm một số câu hỏi để biết nhiều thông tin như: Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? Does the company offer in-house training to staff? 

4. Lưu ý khi phỏng vấn tiếng Anh

  • Chìa khóa thành công là sự chuẩn bị

Việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung là điều quan trọng. Việc chuẩn bị làm cho buổi phỏng vấn của bạn không bị bỡ ngỡ. Bạn có thể chuẩn bị tìm hiểu và lịch sử hình thành, mục tiêu, tầm nhìn của công ty đang xin việc hay đơn giản là dự kiến thời gian chuẩn bị cho chuyến đi để căn chỉnh giờ hợp lý, tránh trường hợp đến phỏng vấn muộn làm mất tính chuyên nghiệp.

Chìa khóa thành công là sự chuẩn bịChìa khóa thành công là sự chuẩn bị

  • Tham khảo trước những câu hỏi thường gặp

Chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp nhất ở mục trên, bạn hãy tham khảo chúng và dành thời gian chuẩn bị cho các câu hỏi này. Việc tham khảo trước như một lợi thế rằng bạn có thời gian chuẩn bị hơn, nghĩ ý tưởng hay ho, nên tránh và không nên tránh điều gì khi trả lời. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để trả lời, đừng ngại  ngần hỏi những người xung quanh, những người có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn để học hỏi.

  • Tập phỏng vấn thử

Tập phỏng vấn thử là một lưu ý hết sức tinh tế. Hãy tìm một người bạn có khả năng nói tiếng Anh tốt để đóng vai người phỏng vấn để hỏi và bạn trả lời như đang nói với nhà tuyển dụng. Hoặc, bạn có thể tự ghi âm phần phỏng vấn của mình (bẳng điện thoại di động, máy tính hay các phương tiện ghi âm khác). Nghe lại các đoạn ghi âm để nhận ra cách bạn có thể cải thiện các câu trả lời bằng tiếng Anh. 

  • Có khả năng nói nhiều ngôn ngữ là một thế mạnh lớn

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì ai nhiều ngôn ngữ hơn người đó thắng. Một doanh nghiệp sẽ ưa thích tuyển chọn nhân viên có khả năng nói nhiều ngoại ngữ hơn là chỉ biết Tiếng Anh và Tiếng Việt. Chính vì vậy, học thêm một ngoại ngữ nữa như: Trung, Nhật, Hàn, Nga… là những nước có nền kinh tế phát triển tiềm năng và cũng là đối tác làm ăn quan trọng của Việt Nam để tạo lợi thế cho mình nhé.

5. Thư cảm ơn sau phỏng vấn tiếng Anh. 

Kết thúc buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh, để chứng tỏ là một người chuyên nghiệp hãy nhanh tay viết một thư cảm ơn sau phỏng vấn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đây cũng là một cách nhắc nhở nhẹ nhà tuyển dụng đừng quên bản thân mình.

Một lưu ý cho thư cảm ơn là bạn tuyệt đối tránh việc sai sót thông tin của doanh nghiệp, nội dung bạn viết cần phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, và bạn đừng quên nhắc lại thông tin về bản thân mình nhé 

Dưới đây là mẫu thư cảm ơn mẫu chúng tôi tổng hợp:

Subject: Thank You – [Name of the position] Interview
Email Message:

Dear Mr./Ms. [Name]:

Please find this email with deeply thank. It was very pleasurable to speak with you today about the [Name of the position] at the [Company’s Name]. The job, as you presented it, seems to be a very good match for my skills and interests.
In addition to my passion, I will bring to the position strong [the most essential skills], and the ability to encourage others to work cooperatively with the department. I understand your need for [additional support, e.g…]. I neglected to mention during my interview that I had worked for two summers as a temporary office worker. This experience helped me to develop my [additional skills].
Once again, thank you for considering me for this exciting opportunity. I appreciate the time you took to interview me. As you requested, I’m enclosing a list of professional references.
Please feel free to contact me if you need additional information or would like to offer me the job! I am very interested in working for you and look forward to hearing from you about this position.

Sincerely,
[Your Signature]


II. Trả lời phỏng vấn tiếng Việt

1. Trả lời thư mời phỏng vấn tiếng Việt 

Cũng tương tự như cách trả lời thư mời phỏng vấn tiếng Anh, bạn nên trả lời ngay sau khi nhận được như một cách xác nhận bạn đã nhận được thư mời phỏng vấn. Cấu trúc thư trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt như sau:

  • Tiêu đề

Phần tiêu đề rất quan trọng bởi nhà tuyển dụng sẽ lướt qua thư của bạn nếu bạn không ghi rõ các nội dung chủ yếu. Phần này bạn nên ưu tiên ghi vị trí công việc và tên của mình ví dụ như: THƯ XÁC NHẬN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ CONTENT MARKETING - ĐẶNG THỊ HƯỚNG.

  • Kính gửi

Mục này ghi rõ người bạn muốn gửi là ai, có thể là bộ phận tuyển dụng nhằm mục đích hướng tới chính xác người bạn muốn gửi thư đi.

  • Lý do viết thư

Trình bày rõ lý do viết thư này của bạn. Trường hợp này lý do viết thư nhằm xác nhận hoặc từ chối lời mời phỏng vấn.
Ví dụ: Cảm ơn sự ưu ái của công ty đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn vị trí Content Marketing. Tôi xin xác nhận tham gia buổi phỏng vấn vào ngày 20/7/2019 tại văn phòng của công ty. Nếu cần bất cứ thông tin cũng như tài liệu gì liên quan đến buổi phỏng vấn, xin bộ phận tuyển dụng hãy cho tôi biết thêm qua email này.

  • Lời cảm ơn

Khi gửi email trả lời thư mời phỏng vấn bạn hãy chú ý luôn gửi lời cảm ơn tới họ nhé vì họ đã cho mình cơ hội làm việc cũng đồng thời thể hiện thái độ lịch sự của bản thân.

Mẫu thư xác nhận lời mời phỏng vấn
Tiêu đề: THƯ XÁC NHẬN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ CONTENT MARKETING - ĐẶNG THỊ HƯỚNG.
Kính gửi: Bộ phận tuyển dụng công ty VNP Group cùng bộ phận tuyển dụng 123job.vn
Cảm ơn sự ưu ái của công ty đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn vị trí Content Marketing. Tôi xin xác nhận tham gia buổi phỏng vấn vào ngày 20/7/2019 tại văn phòng của công ty. Nếu cần bất cứ thông tin cũng như tài liệu gì liên quan đến buổi phỏng vấn, xin bộ phận tuyển dụng hãy cho tôi biết thêm qua email này.
Trân trọng cảm ơn.
Đặng Hướng
huong123job@gmail.com

2. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Việt

Tôi sẽ không khuyên các bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Việt giống hệt giới thiệu bản thân khi phỏng vấn Tiếng Anh bởi đây là 2 nền văn hóa khác nhau. Khi phỏng vấn tiếng Việt cần chi tiết hơn về các thông tin cá nhân, cụ thể:

  • Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội phỏng vấn

Việc cảm ơn không có thông tin nào về mục giới thiệu bản thân thế nhưng lại thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự tạo cho nhà tuyển dụng một tâm thế thoải mái khi phỏng vấn bạn.

  • Giới thiệu họ tên, năm sinh đầy đủ

Trước tên bạn cần cho nhà tuyển dụng biết họ tên của bạn và một điểm khác với giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh là bạn nên giới thiệu năm sinh của mình. Mục đích của phần này là để cả 2 bên tiện xưng hô.
Nói qua về trường bạn đã, đang theo học
Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ lấy trường đại học, cao đẳng làm tiêu chí để tuyển dụng. Vậy nên hãy tự tin nêu tên ngôi trường yêu quý của bạn kèm theo chuyên ngành bạn theo học nhé.

  • Sở trường, điểm mạnh, điểm yếu

Tất nhiên rồi, ai cũng có thế mạnh riêng, có lép vế ở một số mảng so với người khác, có sở thích này, sở đoảng kia. Cứ thành thật chia sẻ với nhà tuyển dụng nhưng nên ngắn gọn, chắt lọc những điểm phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

  • Kinh nghiệm làm việc và mong muốn

Mục này đặc biệt quan trọng vì nhà tuyển dụng coi phần này chiếm tới 70% để ra quyết định tuyển dụng. Nếu bạn là người có kinh nghiệm trước đó, vậy thì đơn giản rồi, cứ nói hết kinh nghiệm mình tích lũy ra là được nhưng nhất thiết phải liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, tránh lan man, dài dòng mà lại không đúng trọng tâm. Bên cạnh đó lại có không ít bạn chưa có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Bạn có thể cứu vớt mình bằng cách đưa ra các kinh nghiệm học được từ kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, các thành tích đã đạt được… Cuối cùng đừng quên lời cảm ơn và nêu mong muốn của bạn cho nhà tuyển dụng biết nhé.

3. Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Việt và cách trả lời phỏng vấn

  • Giới thiệu về bản thân bạn?

Đây là câu hỏi truyền thống đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hỏi. Bằng những thông tin vốn có của bản thân, bạn nên chia sẻ thành thật với nhà tuyển dụng. Chúng tôi đã phân tích rất rõ ở mục trên, mời bạn đọc tham khảo.

  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Bạn cần xác định rõmục tiêu nghề nghiệp của mình là gì trước đó, cuối cùng chỉ ra mục đích cuối bạn mong muốn làm được. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là hãy đưa ra những mục tiêu liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ như mục tiêu của bạn là trở thành một nhà văn trong khi bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán ngân hàng là nhà tuyển dụng đã đánh giá thấp bạn rồi.

  • Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Tiếp tục là vấn đề kinh nghiệm, nếu bạn có kinh nghiệm trước đó hãy chia sẻ còn nếu như một tờ giấy trắng trong công việc này thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần mong công ty tạo điều kiện cho bản thân là được.

  • Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Một câu hỏi khá hóc búa, nhà tuyển dụng đang muốn xem bạn có đi cùng công ty lâu dài hay không. Bí kíp cho câu hỏi này là không nên trả lời một mốc thời gian cụ thể, chỉ cần “Tôi muốn gắn bó lâu dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân" hay "trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty".

  • Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?

Nhà tuyển dụng đang xem xét khả năng chịu áp lực và trách nhiệm của bạn. Nếu bạn không ngần ngại hãy trả lời sẵn sàng cho việc này, còn nếu không thì cứ nêu rõ quan điểm của bản thân vì không ai ép buộc được bạn. Nếu bạn không thích hợp thì sau này được nhận vào công ty cũng không làm việc được lâu dài.

  • Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Câu hỏi này chúng tôi đã phân tích rất kỹ và kèm theo ví dụ ở mục câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh, mời bạn đọc kéo lên tham khảo.
Tóm lại, các câu hỏi phỏng vấn sẽ không thể làm khó bạn được khi bạn trang bị cho mình đủ kiến thức để trả lời. Cách trả lời phỏng vấn thông minh lấy điểm của nhà tuyển dụng bao gồm: đọc nhiều tài liệu về kinh nghiệm phỏng vấn, hỏi kinh nghiệm từ các người đi trước, luyện tập phỏng vấn trước ở nhà và tìm hiểu các thông tin về công ty mình đang ứng tuyển.

4. Lưu ý khi phỏng vấn tiếng Việt 

Phỏng vấn tiếng Việt và phỏng vấn tiếng Anh đều có những lưu ý nhất định như: trang phục nghiêm túc, ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, thái độ tôn trọng, tự tin, thẳng thắn, thường xuyên mỉm cười tạo khuôn mặt vui vẻ, biết cách đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng tránh việc thụ động.

5. Thư cảm ơn sau phỏng vấn tiếng Việt.

Mẫu thư cảm ơn sau phỏng vấn Tiếng Việt
Chào Anh … Em là Nguyễn Văn A. Cảm ơn Anh và quý công ty đã tạo điều kiện cho em tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí Kế toán viên.
Đây là dịp rất may mắn với em vì trực tiếp được thể hiện khả năng và nguyện vọng của mình, đồng thời được trao đổi một cách thẳng thắn về các điều kiện tuyển dụng với công ty. Qua phỏng vấn em có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân, cũng như biết thêm về phong cách làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện của công ty.
Em thật sự mong muốn được làm việc lâu dài cùng công ty mình. Hi vọng rằng trình độ của em có thể đáp ứng được yêu cầu vị trí ứng tuyển của công ty.
Dù kết quả có được tuyển hay không em cũng chân thành cảm ơn anh và công ty đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn em.
Mong được có cơ hội làm việc cùng anh và công ty.
Chúc anh và quý công ty đạt được thành tựu mới, các anh chị làm việc luôn luôn vui vẻ và thành công. (Đặt chữ ký email bên dưới):
NGUYỄN VĂN A
Email:
Điện thoại:
Skype:

III. Câu hỏi phỏng vấn một số vị trí công việc cụ thể và hướng dẫn trả lời

1. Câu hỏi phỏng vấn kế toán 

  • Bạn sẽ làm gì nếu bản cân đối tài khoản không cân?

Việc quan trọng nhất của kế toán là làm cho bảng cân đối kế toán cân bằng. Nếu không cân đương nhiên phải tìm cách khắc phục như kiểm tra số dư đầu kỳ, các khoản định khoản, xem xét có đánh số nhầm, các khoản phát sinh trong kỳ…

  • Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng?

Kế toán trưởng phải đảm bảo am hiểu về pháp luật, kiến thức kinh doanh, chịu áp lực công việc cao, đặc biệt là về thuế và làm báo cáo tài chính giỏi.

  • Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?

Hiện nay quy định của Nhà nước thay đổi nên quy định về thuế và kế toán thay đổi liên tục, thị trường kinh doanh canh tranh nên cầu của ban giám đốc về số liệu kế toán cũng nhanh hơn, chính xác hơn và cụ thể hơn…

Một số câu hỏi bạn đọc có thể tham khảo thêm về câu hỏi kế toán và câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán 
Vì sao bạn chọn nghề kế toán?
Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
Bạn sẽ làm gì khi công ty phát hiện ra việc bạn làm sai báo cáo tài chính khiến công ty bị ảnh hưởng?
Bạn thấy mình có trách nghiệm, quyền hạn gì trong cộng việc kế toán?
Điều gì quan trọng nhất khi bạn làm nghề kế toán?
Bạn thích làm bằng phần mềm kế toán hay trong Excel?
Nhiều người cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, quan điểm của bạn như thế nào về điều này?
Hoá đơn của tháng trước do sơ xuất quên chưa kê khai của tháng đó có được kê khai vào tháng sau không?

Câu hỏi phỏng vấn kế toán 

Câu hỏi phỏng vấn kế toán

2. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng 

Câu hỏi này không khác gì một câu hỏi khái niệm, bạn hiểu công việc này là làm gì, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của nó như thế nào thì hãy thể hiện rõ quan điểm nhé. Ví dụ có thể trả lời: Chăm sóc khách hàng là một bộ phận của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Để làm tốt công việc này, nhân viên chăm sóc khách hàng cần lắng nghe tâm tư của khách, tìm hiểu nguyên nhân cũng như mục đích cuối cùng, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, phù hợp với tính chất của công ty.

  • Đối với một nhân viên chăm sóc khách hàng thì cần những kỹ năng gì?

Một nhân viên chăm sóc khách hàng cần: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý thời gian và lòng kiên nhẫn.

  • Bạn hiểu gì về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi?

Để trả lời được trọn vẹn câu này không cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty của bạn. Nếu chưa tìm hiểu bạn có thể khai thác theo ý hiểu của mình, tuy nhiên sự ấp úng và không tự tin sẽ làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

  • Em hiểu gì về vị trí giao dịch viên?

Bạn trả lời chỉ cần gồm 2 ý chính là Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng và nêu thêm những công việc chính của giao dịch viên.

  • Đức tính nào quan trọng nhất đối với một giao dịch viên?

Theo quan điểm chủ quan của riêng tôi thì có lẽ là tính nhẫn nại bởi vì giao dịch viên sẽ tiếp xúc với rất nhiều khách hàng kèm theo vô vàn tình huống không dễ giải quyết.

  • Bên cạnh đó còn có một số câu hỏi tình huống thực tế 

Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, nếu bạn tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình thì bạn sẽ làm thế nào?
Khi KH đến giao dịch tại quầy giao dịch của em, em có nói chuyện với khách không? Câu đầu tiên em bắt chuyện với họ sẽ là gì?
Có 1 khách hàng sau khi lĩnh tiền tại NH về từ sáng, đã ký giấy nhận tiền. Nhưng đến cuối ngày họ quay lại và nói số tiền GDV đưa không đủ. GDV có kiểm quỹ thì thấy không thừa quỹ, GDV giải thíchnhưng khách hàng đã to tiếng và cương quyết là chưa nhận đủ tiền. Vì số tiền này nhỏ nên GDV này đành xử lý bằng cách lấy tiền túi đưa cho khách hàng và để cho họ ra về.

4. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

  • Gần đây anh/ chị có kinh doanh sản phẩm nào ?

Đây là một cách hỏi khác của kinh nghiệm làm việc. Bạn cần thành thật nói về vấn đề này để nhà tuyển dụng đánh giá được khách quan.

  • Chỉ tiêu doanh số là bao nhiêu?

Trong trường hợp bạn không có con số cụ thể có thể trả lời một cách khái quát như “Chỉ tiêu doanh số là yếu tố thúc đẩy mức độ làm việc của mỗi nhân viên kinh doanh, ở mỗi công  ty, tuỳ từng nhu cầu công việc mà sẽ ra chỉ tiêu đối với mỗi nhân viên”

  • Mô tả quy trình bán hàng tại công ty trước đó bạn làm việc? Quy trình đó có hiệu quả không?

Tùy từng doanh nghiệp có quy trình bán hàng riêng nên có thể đưa ra theo chính cách công ty đó áp dụng và khẳng định lại quy trình đó có hợp lý và hiệu quả không.

Một số bộ câu hỏi tình huống
Dựa vào hiểu biết của anh chị về những ưu, nhược điểm về chiến lược của công ty hiện tại và các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường hiện nay, hãy cho biết ý kiến của anh (chị) trước dự định của công ty về việc sẽ cân nhắc phát triển doanh nghiệp tại thị trường Mỹ.
Anh (chị) đang gặp gỡ và trao đổi với một khách hàng rất tiềm năng, nhưng cuộc hội thoại bắt đầu kéo dài hơn dự tính. Anh (chị) có thể sẽ bị muộn cho cuộc hẹn tiếp theo. Khi ấy, anh (chị) sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

IV. Kết luận

Nói tóm lại, phỏng vấn là một vòng vô cùng quan trọng qua đó thể hiện được năng lực của bạn. Bài viết chúng tôi đã cung cấp rất đầy đủ các quy trình phục vụ cho việc phỏng vấn như: thư cảm ơn sau phỏng vấn, các câu hỏi phỏng vấn tiếng anh, các câu hỏi phỏng vấn tiếng Việt, cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, cách trả lời phỏng vấn thông minh…Hy vọng bạn có thể hiểu và áp dụng thành công những gì chúng tôi đã hướng dẫn trong bài viết này, chúc bạn tự tin vượt qua vòng phỏng vấn.