Bạn đã biết cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh gây ấn tượng với công ty, tạo cho sinh viên có cơ hội được nhận vào thực tập. Bài viết sau đây của 123Job sẽ giúp bạn biết cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh chuẩn nhất.
Đối với sinh viên không phải ai cũng tìm được một vị trí thực tập phù hợp với bản thân, với công việc mà bạn theo đuổi trong tương lai. Do đó để nhận được cơ hội mà bạn mong muốn thì việc chuẩn bị một mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh chuẩn là điều bạn cần lưu ý nhất hiện nay.
I. Cách viết CV xin thực tập bằng tiếng anh cần có những mục nào?
Một CV đúng chuẩn cần có đầy đủ những thông tin cần thiết để bước đầu giúp nhà tuyển dụng hình dung về bạn, những điều cơ bản liên quan tới bạn.
CV tiếng anh đẹp
1. Trong CV phần đầu cần có thông tin đầy đủ, rõ ràng
Bạn không nên bỏ qua một bước quan trọng trong cách viết mẫu CV xin thực tập bằng tiếng anh. Nên trình bày rõ ràng từng ý một, đầy đủ thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quan, số điện thoại và email phòng trường hợp nhà tuyển dụng muốn liên lạc với bạn.
2. Cách viết CV xin thực tập bằng tiếng anh không thể thiếu nội dung.
Cũng không khác CV bằng Tiếng Việt là mấy, bản CV bằng tiếng Anh với những yêu cầu cao hơn về ngữ pháp, câu chữ đòi hỏi các ứng viên phải có vốn từ rộng. Để có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của phía công ty.
Nội dung của CV xin thực tập bằng tiếng Anh chính là chìa khóa thành công cho chính bản thân bạn. Hãy thật khéo léo kể về những kinh nghiệm mà bạn có trong quá trình học tập, trong cuộc sống, những kĩ năng mềm mà bạn có. Tận dụng những vốn sống của mình nêu bật lên những đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên không phải muốn lấy điểm trong mắt công ty mà bạn “nói quá” những kinh nghiệm của bạn. Hãy thể hiện là một người tài năng trong ứng xử cũng như trong giao tiếp, không phô trương mình khi điều đó không phải là sự thật. Điều đó sẽ làm mất điểm trong nhà tuyển dụng.
3. Lời chào không thể thiếu trong cách viết CV xin thực tập bằng tiếng anh
Mục đích của bạn khi gửi CV cho nhà tuyển dụng là gì? Chính là một cuộc phỏng vấn gần đây nhất. Do đó hãy là một ứng viên thông tin, tôn trọng người xem. Sau một bản CV hoàn hảo đừng quên một lời chào kèm theo một lời cảm ơn trân trọng nhất đến với quý công ty mà bạn muốn xin vào thực tập. Đấy chính là điểm nhấn trong cách viết mẫu CV xin thực tập bằng tiếng Anh mà bạn nên chú ý.
II. Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên
Đơn xin thực tập là thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thực tập mà sinh viên năm cuối nào cũng phải chuẩn bị để được vào thực tập tại một doanh nghiệp. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một mẫu đơn xin thực tập chuẩn và hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Mẫu đơn xin thực tập thứ nhất
Mẫu đơn xin thực tập gửi cho Nhà trường
Hướng dẫn viết đơn xin ứng tuyển thực tập
- Kính gửi: điền tên đơn vị bạn thực tập hoặc một phòng ban của trường.
- Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc.
- Mục Đề tài thực tập, ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập.
Lưu ý: Bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ các công việc có liên quan đến chuyên ngành học từ trước. Có thể tham gia các hội chợ thực tập, các diễn đàn của ngành, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp… Từ đó có thể chọn đề tài phù hợp và có liên quan mật thiết tới doanh nghiệp cũng như ngành học.
- Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập. Ví dụ: Thời gian thực tập trong 12 tuần, từ 01/07/2015 đến 30/09/2015.
- Đơn vị xin thực tập: Điền tên cơ quan bạn thực tập, ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội, phòng Marketing.
- Phần lời cam kết, ở trong mẫu đơn chỉ là những lời gợi ý cơ bản nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự viết theo hoàn cảnh của bản thân, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
- Ký tên: Mặc dù trong đơn không ghi nhưng bạn phải ký và ghi rõ cả họ tên.
- Bước cuối, dán ảnh và xin xác nhận của Khoa hoặc phòng quản lý sinh viên.
2. Mẫu đơn xin thực tập thứ hai
Mẫu đơn xin thực tập gửi cho doanh nghiệp đến thực tập
Khác với mẫu thứ nhất gửi cho nhà trường, mẫu đơn xin thực tập thứ hai là để gửi cho bên công ty bạn đến thực tập xác nhận. Tuy nhiên về cơ bản thì các thông tin vẫn tương tự mẫu đơn thứ nhất. Cách viết đơn xin thực tập mẫu này như sau:
Hướng dẫn viết
- Kính gửi: điền tên cơ quan, đơn vị bạn muốn thực tập.
Chú ý: Đừng ghi nhầm tên phòng ban của trường vào chỗ này như mẫu thứ nhất vì đây là đơn gửi đến nơi bạn thực tập.
- Các mục thông tin cá nhân sau vẫn cần ghi đầy đủ và chính xác: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Số CMND, Địa chỉ, Điện thoại, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo.
- Sau câu Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Công ty điền tên đầy đủ của công ty nơi bạn thực tập.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
- Phần lời cam kết, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện và quy định cụ thể bên phía công ty.
- Sau lời cam kết là một đoạn thông tin bổ sung về công ty bao gồm:
+ Tên cơ quan: điền tên đầy đủ công ty và chi nhánh (nếu có).
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ cụ thể của công ty (số nhà, đường, quận…)
+ Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của công ty hoặc phòng ban cụ thể mà bạn thực tập
+ Họ tên: ghi họ tên đầy đủ giám đốc bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp của bạn.
- Bước cuối, ký tên (và ghi rõ họ tên), dán ảnh và chờ ý kiến tiếp nhận từ bên công ty.
Hai mẫu đơn đưa ra ở trên là các mẫu đơn xin thực tập chuẩn dành cho sinh viên sắp ra trường đúng hạn. Còn trong trường hợp bạn muốn xin thực tập sớm, hoặc xin thực tập cùng đợt với khóa sau thì lại có các mẫu đơn khác theo yêu cầu của mỗi trường. Bạn có thể thay đổi một số mục của đơn, nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản.
III. Những điểm cần tránh trong cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh
Cũng giống như bản CV bằng tiếng Việt ứng viên rất hay gặp phải những lỗi nhỏ không đáng có sau đây:
1. Lỗi chính tả
Trong cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh lỗi chính tả là điều mà nhà tuyển dụng “ghét” nhất. Điểm cơ bản mà rất nhiều người mắc lỗi. Chính vì thế sau khi hoàn thành bản CV của mình hãy dành một khoảng thời gian rà soát lại để không vì một lỗi nhỏ không đáng có đánh mất đi cơ hội vàng của bạn.
2. Trình bày dài dòng, lan man.
Hãy cố gắng trình bày ngắn gọn trong một trang giấy bởi phía nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian xem một bản CV quá nhiều chữ, lặp đi lặp lại cùng một nội dung. Đấy chính là một lưu ý cần nhớ trong cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh bạn nên biết.
Cv xin thực tập bằng tiếng Anh: Tránh trình bày lan mana
3. Sử dụng ngôi thứ nhất ( ví dụ “I” và “my”…)
Cách dùng thân mật này phù hợp trong thư giải thích gửi kèm theo, nhưng lại kém chuyên nghiệp nếu dùng trong CV. Nên nếu bạn tránh dùng thì CV sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn.
4. Định dạng bài viết và lăng xê bản thân rườm rà, phức tạp
Hãy tránh tô đậm, sử dụng hình hộp, bảng, cột, phông chữ cách điệu, tranh ảnh và màu sắc…vv…vì chúng khó đọc, fax,copy hay là scan. Thiết kế đơn giản sẽ giúp CV của bạn trông chuyên nghiệp hơn.
5. Các lỗi nhỏ khác cần tránh
Không viết chung chung những từ xưng hô mà hãy thể hiện rằng bản CV này chỉ dành riêng cho công ty này. Hãy thêm vào những từ như Ms. LAN, Mr.Trung trong thân bài chắc chắn sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.
Không đọc kỹ bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Là một người thông minh hãy tận dụng những điều mà quý công ty đã nói thành lợi thế cho chính mình. Hãy cho họ biết bạn có kỹ năng gì? Bạn có lợi thế gì?...bằng những từ như “communicating”, “teamworking”, “problem solving”, “leadership”,… thể hiện con người của bạn.
IV. Những thông tin bạn cần biết về thực tập
1. Thực tập tốt nghiệp là gì?
Thực tập là khoảng thời gian sinh viên đi tới các công ty, tổ chức, doanh nghiệp để tập làm việc thực tế như một nhân viên thực thụ. Thông thường, sinh viên năm 3 hoặc năm 4 sẽ tham gia thực tập nhưng các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thực tập sớm hơn tùy thuộc vào thời gian và nhu cầu của bản thân. Thông thường, thời gian thực tập sẽ rơi vào khoảng 3-6 tháng tùy vào tổ chức sinh viên tới thực tập.
Khi đi thực tập, bạn cần chuẩn bị đơn xin thực tập hoặc thư ứng tuyển thực tập sinh để gửi tới nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chuẩn bị mẫu CV xin thực tập cho sinh viên để có thể ứng tuyển vào thực tập tại các công ty, tổ chức mơ ước.
2. Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp
Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp để có cơ hội được áp dụng những kiến thức đã học trong trường vào thực tế, đồng thời, đây là cơ hội để sinh viên trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng “thực chiến” để tạo tiền đề cho khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, tham gia thực tập là điều kiện bắt buộc để các bạn sinh viên được tốt nghiệp khỏi trường đại học/cao đẳng đang theo học.
3. Sinh viên nên làm gì để học hỏi kinh nghiệm khi đi thực tập
Khoảng thời gian thực tập thường không dài nên sinh viên cần biết cách tận dụng hiệu quả nếu không muốn kỳ thực tập bị trôi qua một cách lãng phí. Sau đây là một số tips giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm nhất có thể khi đi thực tập:
- Tìm hiểu trước về tổ chức và vị trí mình sẽ thực tập: việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian làm quen với công việc và môi trường làm việc
- Chuẩn bị tinh thần cầu tiến, khiêm tốn là một trong 10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết
- Chủ động nhận việc và hỏi: những người hướng dẫn bạn thường có công việc cần hoàn thành bên cạnh việc hướng dẫn bạn nên rất khó để họ “cầm tay chỉ việc”. Vì thế, bạn có thể chủ động nhận các công việc phù hợp với năng lực của bản thân và đặt ra các câu hỏi khi gặp phải vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên, cần lưu ý là hãy tự tìm hiểu, nghĩ tất cả các phương thức có thể trước khi đặt ra bất cứ câu hỏi, vấn đề nào.
4. Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập
Đặc điểm của người đang đi tìm việc làm thực tập là còn thiếu kinh nghiệm vì thế khi viết đơn bạn cần chú ý một số lưu ý để có một mẫu đơn xin thực tập ấn tượng:
- Trình bày hình thức rõ ràng, ngắn gọn trong 1-2 trang giấy: nhà tuyển dụng thường có thiện cảm với những lá đơn sạch sẽ, rõ ràng. Bạn có thể download các mẫu CV xin thực tập chuẩn tại 123job.vn.
- Phần mục tiêu nghề nghiệp nên được chú trọng hơn cả vì nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy ý chí và mong muốn của bạn.
- Đưa vào các kỹ năng cần thiết phù hợp với vị trí thực tập đang ứng tuyển
- Nếu bạn không có kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa nổi bật có thể sẽ trở thành điểm cộng.
- Đơn xin thực tập là một giấy tờ cần thiết để các bạn sinh viên chuẩn bị cho kì thực tập của mình. Bên cạnh những mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên, 123job.vn cung cấp CV giúp bạn download mẫu cv xin thực tập nhanh chóng. Hy vọng rằng với sự hỗ trợ của chúng tôi, bạn sẽ sớm tìm và ứng tuyển thành công công việc thực tập như ý.
V. Kết luận
Trên đây là những điểm mà bạn cần nắm rõ trong cách viết CV xin thực tập bằng tiếng Anh để hạ gục nhà tuyển dụng.Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CV thực tập và những điều cần tránh khi viết CV xin việc. Cẩm nang thành công dành cho bạn !