Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình là gì? Những điều kiện nào cần phải có để có chứng chỉ là gì? Hãy theo dõi bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Khảo sát địa hình được biết đến chính là một công việc được đánh giá là quan trọng và cần thiết trước khi đối với một công trình hay một dự án nào đó đang tiến hành xây dựng. Với tầm quan trọng của công việc này mà những người đảm nhận việc khảo sát địa hình sẽ cần phải có cho mình chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Vậy nên, bạn biết những gì về chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình? Sở hữu chứng chỉ này sẽ mang lại những điều như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm câu trả lời cho mình nhé!

I. Thông tin cơ bản và căn cứ pháp lý chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình 

Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình được người ta biết đến chính là một trong những chứng chỉ mà thuộc lĩnh vực ngành xây dựng của Bộ Xây dựng. Theo đó, những người thực hiện việc khảo sát địa hình đã cho các dự án hay những công trình sẽ được triển khai xây dựng ở trong tương lai cần sở hữu cho mình những loại chứng chỉ này. Thế nhưng đối với hiện nay, những thông tin về chứng chỉ hành nghề hay khảo sát ngành xây dựng vẫn đang còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Vai trò và ý nghĩa của những chứng chỉ này như thế nào? Và tại sao lại cần phải có những chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình ngành xây dựng? Đối với những căn cứ pháp lý nào có thẩm quyền đại diện và đảm bảo được độ tin cậy cho loại chứng chỉ này?

1. Vai trò của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình 

Trên thực tế thì không phải tự nhiên mà tờ chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình lại là điều bắt buộc mà những người đảm nhận việc này hay còn gọi là những kỹ sư xây dựng sẽ cần phải sở hữu. Khảo sát địa hình chính là việc cần phải làm đầu tiên để có thể đánh giá được mức độ khả thi và sự phù hợp của những dạng địa hình đó với những công trình ngành xây dựng sắp tới xem có thực sự đảm bảo hay không. Qua đó, chúng ta có thể thấy việc quyết định để đi tiến hành thi công sẽ có những căn cứ và cơ sở thông tin chính xác để Bộ Xây dựng có thể đưa ra được quyết định cuối cùng.

chung chi hanh nghe khao sat xay dung

Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình 

Có thể nói, đối với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ có những vai trò cụ thể có thể kể đến như sau:

  • Thứ nhất: Là cơ sở và căn cứ pháp lý để có thể đảm bảo được chuyên môn của những người thực hiện việc khảo sát địa hình.
  • Thứ hai: Là căn cứ để có thể xác định được người đảm nhận việc khảo sát có đủ tư cách hay không thực hiện được việc khảo sát địa hình.
  • Thứ ba: Là cơ sở để có thể chứng minh những người thực hiện việc khảo sát có đủ được những giấy tờ cần thiết cho những công việc của mình.
  • Thứ tư: Là căn cứ để có thể kiểm tra trong khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

Vai trò của chứng chỉ là gì? Nhìn chung, các chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ có vai trò đảm bảo cho những người thực hiện việc khảo sát có đủ về cơ sở pháp lý cũng như chứng minh được năng lực chuyên môn để có thể thực hiện công việc của mình.

2. Tại sao lại cần có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình? 

Chứng chỉ khảo sát hành nghề chính là chứng chỉ mà những người tham gia ở trong việc khảo sát địa hình trong các công trình ngành xây dựng sẽ cần phải có. Vậy tại sao lại như vậy?

- Thứ nhất: Việc khảo sát địa hình sẽ không phải là một công việc đơn giản. Những người thực hiện việc khảo sát sẽ cần phải có sự đánh giá một cách chính xác về những địa hình ngành xây dựng đó, bởi vậy, họ phải có cho mình một nền tảng kiến thức phong phú và chắc chắn. Có thể kể đến như những yếu tố: kiến thức về đất đai hay khí hậu, vật lý, hóa học và cả toán học,...

chung chi hanh nghe khao sat xay dung

Tại sao lại cần có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình?

- Thứ hai: Việc khảo sát địa hình sẽ cần phải có sự đánh giá chính xác. Chính vì thế, những người đảm nhận việc công trình xây dựng này sẽ cần phải có sự đảm bảo về mặt uy tín trong ngành xây dựng để có thể đưa ra được những đánh giá mà mang tính quyết định và có đủ khả năng chịu trách nhiệm đối với về mặt pháp lý.

- Thứ ba: Khảo sát địa hình cần phải được thực hiện công trình xây dựng một cách nghiêm túc và cẩn thận. Không phải ai cũng sẽ có đủ những năng lực để có thể thực hiện việc này. Người đảm nhận phải là những người có đủ cho mình tư cách hoạt động trong nghề.

3. Những căn cứ pháp lý của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình

Đây chính là một loại chứng chỉ mà được cấp để cho những người đảm nhận việc này sẽ có đủ cơ sở để có thể thực hiện công trình xây dựng. Vậy thì, những căn cứ pháp lý nào sẽ đảm bảo được cho việc cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình?

Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ được đảm bảo bởi vì những căn cứ pháp lý sau đây:

- Dựa vào: Luật xây dựng ban hành năm 2014.

- Dựa vào: Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD (Bộ Xây dựng)

- Dựa vào: Điều 46 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP.

Xem thêm: Bật mí những điều cần phải biết về ngành xây dựng năm 2021

II. Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình cần có những điều kiện gì? 

Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hiện nay bao gồm 3 loại. Đó chính là bao gồm: chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 1; chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 2; chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 3. Nhìn chung, đối  với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình thì sẽ có những điều kiện để Bộ Xây dựng có thể cấp được chứng chỉ này tùy thuộc vào đối với từng loại chứng chỉ cụ thể. Nhưng vẫn sẽ có những điều kiện chung trong đối với cả 3 loại chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.

1. Điều kiện chung của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình

Đối với những điều kiện chung của những chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình sẽ còn có những yêu cầu chung đối với tính chuyên môn của những người đảm nhận việc khảo sát địa hình.

chung chi hanh nghe khao sat xay dung

Điều kiện chung của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình

Đối với trình độ chuyên môn thì để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình, những người muốn xin cấp chứng chỉ sẽ phải có cho mình những chuyên môn được đào tạo Bộ Xây dựng về các chuyên ngành có thể kể đến như địa hình hay chuyên ngành địa chất và chuyên ngành trắc địa hay về chuyên ngành xây dựng công trình xây dựng,... Nói chung sẽ chính là những chuyên ngành mà có liên quan tới địa hình công trình xây dựng để có thể có được kiến thức chuyên môn ở trong việc đánh giá địa hình.

2. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 1 

Đây chính là chứng chỉ có hạng cao nhất ở trong 3 loại chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Chính vì thế mà các yêu cầu đặt ra đối với loại chứng chỉ này chắc chắn sẽ cao hơn và còn khó hơn so với hai loại chứng chỉ còn lại.

Cụ thể những điều kiện mà các cá nhân cần thỏa mãn bao gồm như sau:

Đối với bằng cấp và trình độ chuyên môn: Những ứng viên phải cần tốt nghiệp Đại học trở lên đối với các chuyên ngành có liên quan đến địa chất và công trình xây dựng,... Điều này chính là để đảm bảo được rằng bạn đã có đủ cơ sở và có thực sự phù hợp đối với nội dung để có thể đề nghị được việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với thời gian là từ 7 năm trở lên (Trước đây được coi là chứng chỉ hành nghề khảo sát còn hạn hay chứng chỉ hành nghề khảo sát hết hạn) và còn một số yêu cầu khác.

3. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 2

Hạng 2 chính lad hạng được coi là hạng trung bình của chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Để có được loại chứng chỉ loại này thì bạn sẽ cần đáp ứng:

Đối với trình độ chuyên môn: Bạn cần phải tốt nghiệp Cử nhân đại học trở lên đối với các chuyên ngành liên quan đến công trình xây dựngnhư: xây dựng hay tốt nghiệp chuyên ngành về địa chất công trình xây dựng. Điều này để nhằm đảm bảo được sự phù hợp đối với nội dung việc cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát từ 4 năm trở lên.

Đối với kinh nghiệm: Cá nhân sẽ cần đảm nhiệm vai trò chính là chủ nhiệm khảo sát với số lượng những dự án như sau:Sẽ từ 1 dự án thuộc nhóm B trở lên hoặc sẽ từ 2 dự án mà thuộc nhóm C trở lên hay ít nhất chính là có 2 công trình thuộc cấp 2 hoặc 3 công trình thuộc cấp 3. Khi bạn thỏa mãn được những yêu cầu trong bài thi sát hạch do Sở xây dựng hoặc những tổ chức hoạt động trong ngành xây dựng.

4. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 3 

Hạng 3 chính là hạng thấp nhất đối với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Chính vì vậy, những điều kiện để có thể đạt được chứng chỉ hạng này sẽ rất dễ dàng hơn cho các cá nhân. Trong đó các điều kiện cụ thể bao gồm:

Đối với trình độ: Cá nhân sẽ cần phải tốt nghiệp Trung cấp hay Cao đẳng trở lên đối với những chuyên ngành phù hợp với nội dung mà đăng ký cấp chứng chỉ. Yêu cầu sẽ chính là có trình độ từ khoảng 2 năm với hệ Đại học và 3 năm trở lên với hệ Cao đẳng và trung cấp.

Đối với kinh nghiệm làm việc: Cá nhân đã có kinh nghiệm từng tham gia trực tiếp vào việc đánh giá và khảo sát địa hình bởi các dự án công trình.

Vượt qua được bài thi sát hạch mà do Sở xây dựng hoặc những tổ chức hoạt động ở trong lĩnh vực xây dựng đứng ra tổ chức.

Đây chính là những yêu cầu chung và còn là những yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại chứng chỉ hành nghề xây dựng. Tùy thuộc vào mỗi sự lựa chọn chứng chỉ hành nghề mà các bạn sẽ cần phải thỏa mãn và đáp ứng được những yêu cầu tương ứng đối với loại chứng chỉ đó.

Xem thêm: Bật mí thông tin quan trọng về chứng chỉ hành nghề xây dựng? 

III. Thông tin liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình 

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình    

Đối với những cá nhân xin cấp chứng chỉ khảo sát địa hình vào lần đầu tiên, nâng hạng sẽ bao gồm:

- Thứ nhất: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dựa theo mẫu

- Thứ hai: 02 ảnh màu có kích cỡ 04 x 06cm có nền màu trắng chân dung của chính người đề nghị được chụp ở trong thời gian không quá 06 tháng;

- Thứ ba: Văn bằng do chính cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và phù hợp với loại hay hạng chứng chỉ đề nghị cấp.  Đối với những văn bằng do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp, sẽ phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự dựa theo quy định và trong đó phải có bản dịch sang tiếng Việt mà được công chứng hay chứng thực theo quy định của pháp luật nước Việt Nam;

- Thứ tư: Chứng chỉ hành nghề mà đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp trong ở trường hợp đề nghị mà nâng hạng chứng chỉ hành nghề.

- Thứ năm: Các quyết định phân công trong công việc của các tổ chức cho cá nhân

- Thứ sáu: Giấy tờ hợp pháp về nơi cư trú hoặc các giấy phép lao động mà do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp mà cá nhân là người nước ngoài)

- Thứ bảy: Kết quả sát hạch đã đạt yêu cầu ở trong trường hợp đã sát hạch vào trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề này.

2. Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng 1, 2, 3

- Bước 1: Các cá nhân có nhu cầu, sẽ liên hệ qua số điện thoại di động 0968.181.518 để có thể được hỗ trợ tư vấn thủ tục miễn phí.

- Bước 2: Các chuyên viên của Viện Quản Lý Xây Dựng sẽ tư vấn tiếp nhận thông tin và giải đáp mọi thắc mắc của học viên.

- Bước 3: Các chuyên viên của Viện Quản Lý Xây Dựng sẽ hướng dẫn cá nhân để kê khai hồ sơ đúng theo quy định.

- Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ, đăng ký ngày dự thi sát hạch cho các cá nhân.

- Bước 5: Hỗ trợ những cá nhân hoàn thành kỳ thi sát hạch.

- Bước 6: Hoàn thiện về hồ sơ và làm thủ tục cấp chứng chỉ đối với cá nhân đến cơ quan xin cấp chứng chỉ.

3. Những cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình    

Đối với những chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình thì các cơ quan hay tổ chức có đủ những thẩm quyền để thực hiện việc này mà có thể kể đến như:

Đối với chứng chỉ hạng 1: Được cấp bởi Cục quản lý hoạt động xây dựng Bộ Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng

Đối với chứng chỉ hạng II và hạng III sẽ được cấp bởi các cơ quan và tổ chức sau:

+ Sở Xây dựng trực tiếp cấp chứng chỉ.

+ Những tổ chức xã hội mà có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở trên địa bàn cả nước.

Xem thêm: Chứng chỉ Ielts là gì? Tại sao bạn nên sở hữu bằng Ielts “xịn”

IV. Kết luận

Trên đây chính là những thông tin chi tiết đối với chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. Mong rằng qua những điều mà được chia sẻ ở trong bài viết này thì các bạn cũng đã hiểu hơ1n đối với loại chứng chỉ này để có thể chuẩn bị cho mình những kiến thức cho việc xin cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình.