Bạn đang băn khoăn không biết viết CV xin việc ngành xây dựng như thế nào? Bài viết này chắc chắn rất hữu ích cho bạn!

Bạn mới tốt nghiệp Đại học chuyên ngành xây dựng hay bạn là kỹ sư xây dựng đã làm việc vài năm nhưng đang muốn chuyển việc, bạn đang băn khoăn không biết viết CV xin việc như thế nào để tìm được một công việc lý tưởng? Bài viết dưới đây sẽ giải tỏa băn khoăn này cho bạn và giúp bạn biết cách viết CV xin việc ngành xây dựng ấn tượng.

I. Khái quát về CV xin việc ngành xây dựng

CV xin việc trong ngành xây dựng được sử dụng khi các ứng viên ứng tuyển vào vị trí kỹ sư xây dựng tại các công ty xây dựng. Về cơ bản, các mẫu CV xin việc được sử dụng khi xin việc ngành xây dựng cũng sẽ có bố cục giống các ngành nghề khác. Khi trình bày CV xin việc ngành xây dựng thì các bạn cần chọn lọc đúng nội dung cần thiết, tập trung thể hiện những điểm mạnh, kinh nghiệm, kỹ năng có liên quan mật thiết đến ngành xây dựng.

  • CV xin việc ngành xây dựng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu biết cách trình bày những thông tin liên quan đến việc làm xây dựng, thể hiện những điểm mạnh của bản thân trong CV xin việc.
  • CV xin việc ngành xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho những ai đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm ngành xây dựng có thể tiến gần hơn với công việc mơ ước.
  • Đồng thời, bản CV xin việc còn gửi thông điệp của ứng viên đến các nhà tuyển dụng mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty của họ một cách chân thành. Vì thế bạn cần biết chọn mẫu CV như thế nào hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành của mình.

Xem thêm: Viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp có khó như bạn vẫn nghĩ ?

II. CV xin việc ngành xây dựng quyết định thành công khi ứng tuyển

Trong bộ hồ sơ xin việc của bạn, CV đóng vai trò rất quan trọng. CV xin việc ngành xây dựng sẽ quyết định đến việc thành công hay thất bại của bạn khi ứng tuyển. Xây dựng là một ngành đặc thù với những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng liên quan. Hãy trình bày trong bản CV của mình thật đầy đủ, chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.

Một bản CV xin việc ngành xây dựng cũng giống như tất cả các bản CV xin việc các ngành khác, bao gồm các thông tin cơ bản như:

1. Thông tin cá nhân

Bao gồm tên tuổi, địa chỉ, địa chỉ liên lạc. Hãy để ý và kiểm tra kỹ từng số điện thoại của mình, đừng để nhà tuyển dụng không thể liên lạc với bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn định hướng như thế nào trong công việc của mình. Trong thời gian khoảng 3 đến 5 năm nữa, bạn mong muốn mình có một ví trí như thế nào? Là giám sát viên hay chức vụ nào đó mà bạn mong muốn?

cv kỹ sư xây dựng

CV xin việc ngành xây dựng: Không được thiếu các thông tin cơ bản

3. Trình độ học vấn và các bằng cấp liên quan

Làm nghề xây dựng, bạn phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn chuyên ngành thì mới có thể đọc được bản vẽ, tính toán thiết kế, vật liệu… Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn được đào tạo tại môi trường nào, chính quy hay không chính quy, kết quả học tập của bạn ra sao,

Nếu bạn đã tham gia các khóa học liên quan đến chuyên ngành xây dựng, đừng ngại ngần sẻ chia trong CV xin việc ngành xây dựng để nhà tuyển dụng nắm được và cộng điểm cho CV của bạn.

4. Kinh nghiệm làm việc

Hãy nêu ra các kinh nghiệm làm việc của bạn theo thứ tự thời gian, điểm ra các công việc chính bạn đã được phân công và kết quả thực hiện như thế nào, được đánh giá ra sao… Đừng kể đến các công việc mà bạn đã làm nhưng không hề liên quan tới chuyên ngành xây dựng.

5. Kỹ năng

Nếu bạn muốn chinh phục ước mơ trở thành kỹ sư ngành xây dựng, trong CV xin việc ngành xây dựng của bạn phải thể hiện được những kỹ năng cần thiết như: thiết kế, quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống…

Tiếng anh và tin học là những kỹ năng cần sử dụng thành thạo trong ngành xây dựng. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng tính toán, chịu được áp lực công việc và đặc biệt là sử dụng được các phần mềm chuyên ngành như Sketchup hay Auto Cad…

Xem thêm: Chọn lọc CV như thế nào? 5 Bước giúp sàng lọc CV xin việc hiệu quả

III.Hướng dẫn làm CV xin việc ngành xây dựng

1. Phần thông tin liên hệ

Hãy ghi đầy đủ các thông tin cơ bản, ví dụ như:

  • Họ tên: Nguyễn Văn A
  • Ngày sinh: 19/6/1991
  • Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0876.432.100
  • Email: nguyenvana1991@gmail.com

2. Phần mục tiêu nghề nghiệp

Cũng giống như CV xin việc kế toán, phần mục tiêu trong CV xây dựng cần rõ ràng và cụ thể. Ví dụ:

  • Vị trí ứng tuyển : Giám sát thi công nội thất
  • Mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp để bản thân có cơ hội phát huy những kiến thức, kinh nghiệm đã học hỏi, tích lũy
  • Với những kiến thức, kinh nghiệm đã có được cùng với sự nỗ lực hết mình, tôi hi vọng sẽ đóng góp sức mình để giúp Quý công ty ngày càng phát triển vững mạnh

3. Phần trình độ học vấn

Hãy liệt kê những đầy đủ các thông tin như:

  • Đại học Xây dựng
  • Chuyên ngành: Kỹ sư xây dựng công trình giao thông
  • Tốt nghiệp: loại Giỏi

4. Phần kinh nghiệm làm việc

Hãy liệt kê những công việc mà bạn từng làm, đặc biệt là những công việc liên quan đến xây dựng. Dưới đây là ví dụ để bạn tham khảo:

+ Nhân viên kỹ thuật: 03/2016 – 09/2018

Công trình từng tham gia:

  • Công trình nhà thông minh tại trung tâm tiệc cưới ABC – Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Công trình biệt thự Biệt thự Vinhomes Ocean Park – Gia Lâm, Hà Nội

Công việc chính

  • Quản lý thầu phụ, quản lý kho vật tư xuất nhập…
  • Kiểm soát tiến độ thi công công trình
  • Triển khai hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công…

+ Giám sát thi công nội thất: 09/2018 – đến nay

Công trình từng tham giả

  • Chung cư Iris Garden, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Chug cư Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

Công việc chính

  • Quản lý thầu phụ, kho bãi vật tư…
  • Kiểm soát tiến độ thi công công trình
  • Nghiệm thu các hạng mục với chủ đầu tư…

Bạn đã biết rõ về CV xin việc ngành xây dựng

Bạn đã biết rõ về CV xin việc ngành xây dựng

5. Phần kỹ năng

Khi trình bày phần kỹ năng đối với CV xây dựng thì các bạn cần trình bày những kỹ năng mang tính thuyết phục. Những vị trí trong ngành xây dựng như: Quản lý dự án, kỹ sư công trình, hay kỹ sư cầu đường,... không phải là một vị trí công việc đơn giản, mà đó chính là công việc có trọng trách lớn, cần nhiều kỹ năng chuyên sâu thì mới có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt vai trò của mình.

  • Một vài kỹ năng cần thiết trong ngành xây dựng như: Thành thạo về máy tính và tin học văn phòng; Thành thạo về những phần mềm trong chuyên ngành xây dựng và vị trí lãnh đạo như: Sketchup, Revit, Etabs, AutoCad, Plaxis
  • Những người ứng tuyển vào lĩnh vực xây dựng nên thông thạo tiếng Anh, bởi vị trí này cần tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau, với nhiều công trình trong và ngoài nước.
  • Cá nhân làm xây dựng cũng cần có khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, có khả năng quản lý, tiếp thu các công nghệ xây dựng mới…

Ngoài ra các kỹ năng cần có trong CV khác sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng như các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian,....

6.Phần giải thưởng

Ngoài các nội dung chính đã kể trên, thì danh mục giải thưởng và thành tựu cũng không kém phần quan trọng trong CV xây dựng. Bởi nó cũng chính là những bằng chứng xác thực cho chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Giải thưởng ở một cuộc thi thiết kế, hay một bằng khen ở một dự án thực tế nào đó sẽ khiến bạn “nổi bật” hơn các ứng viên khác rất nhiều, nhà tuyển dụng cũng nhìn bàn với con mắt khác hơn.

7. Phần sở thích

Tiết lộ cho nhà tuyển dụng một số sở thích cá nhân của bạn như: đọc sách, xem phim, câu cá, chơi thể thao…

Xem thêm: "Hạ gục" nhà tuyển dụng bằng mẫu CV xin việc file word chuẩn nhất

IV. Những lưu ý quan trọng trong CV xin việc ngành xây dựng

Ngành xây dựng là ngành quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Các công việc ngành xây dựng cũng rất phong phú cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để có được công việc ưng ý, bạn cần vượt qua vòng loại hồ sơ đầu tiên. Ngoài những thông tin cơ bản cần có trong CV như trên, hãy lưu ý những yêu cầu dưới đây để có được một bản CV thật hoàn hảo:

Thứ nhất, lưu ý về cách trình bày. Hãy trình bày CV xin việc ngành xây dựng trên khổ giấy A4 với các đề mục riêng biệt, rõ ràng. Nhà tuyển dụng sẽ quẳng ngay bản CV của bạn vào sọt rác nếu nó quá lem nhem. Nên nhớ CV là bộ mặt của bạn, và hãy làm cho bộ mặt của bạn sáng sủa nhất có thể.

Thứ hai, lưu ý về cách viết CV. Đừng viết quá lan man, dài dòng, kể lể, nhà tuyển dụng không có thời gian đọc xem bạn trình bày cả chục trang A4. Thay vào đó, chỉ viết những gì cần thiết, bằng những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng đủ ý. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những bản CV có câu cú đúng ngữ pháp, không sai chính tả và đủ ý.

Thứ ba, nên sáng tạo trong cách thiết kế CV. Bạn có thể thể hiện khả năng tin học của mình bằng cách sử dụng powerpoint hay photoshop để thiết kế CV thật sáng tạo và ấn tượng. Tùy khả năng của mình, hãy gửi đến nhà tuyển dụng một bản CV ưng ý nhất. Cơ hội việc làm ngành xây dựng sẽ đến gần hơn với bạn.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc hành chính nhân sự mới và ấn tượng nhất

V. Kết luận

Với mẫu CV xin việc ngành xây dựng đáp ứng được các yêu cầu trên đây, bạn đã có thể tự tin gửi đến các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chúc các bạn thành công!