Kiểm thử - tester được coi là một trong số những nghề khá mới đối với thị trường tuyển dụng, nhưng lại được không ít bạn trẻ quan tâm. Vậy con đường tốt nhất cho bạn khi muốn trở thành một tester là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé…

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho ngành nghề này và những công việc liên quan chưa bao giờ hết “hot”. Có một sự thật là mỗi khi nhắc tới công nghệ thông tin, điều đầu tiên người ta thường nghĩ tới là những khái niệm như lập trình viên (Developer), quản trị, an ninh mạng, thiết kế phần mềm, quản lý hệ thống, kỹ sư cầu nối…

Đó hầu hết là những vị trí quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên có một vị trí vô cùng tiềm năng mà ít người để ý đó là trở thành mộttester. Hay nói cách khác, sự bùng nổ của công nghệ thông tin chính là một trong số những lý do làm nghề tester được hình thành và phát triển như hiện nay. 

Thực tế cho thấy, không có nhiều doanh nghiệp thực sự có định hướng phát triển nghề nghiệp (career path) rõ ràng cho những nhân viên đảm nhậncông việc kiểm thử phần mềm. Ví dụ như, có không ít những tester muốn phát triển chuyên môn để trở thành seniortester hay QA, nhưng rồi lại loay hoay và thật khó để tìm kiếm cho mình con đường tối ưu nhất, thậm chí hoàn toàn mông lung từ việc xác định tester cần những kỹ năng gì. Nếu bạn là một trong số những tester đang băn khoăn, trăn trở vì những điều đó, thì đừng lo vì đây chính là nội dung chính của bài viết này, hãy cùng 123job tìm hiểu nhé…

I. Tester là công việc gì?

tester-la-nghe-gi
Tester là nghề gì? Tester cần những kỹ năng gì?

Trước khi tìm hiểu về con đường để trở thành người kiểm thử có chuyên môn cao, bạn phải hiểu bản chất công việc củatester là gì? - Đúng như tên gọi của nó, công việc chính của một tester đó là kiểm tra, giám sát chất lượng phần mềm, thường xuyên phải cho phần mềm chạy thử trước để khảo sát. Nghĩa là có thể hiểu như một tester sẽ kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua thực hiện công việc so sánh điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, defects, errors…

Vậy, tester cần những kỹ năng gì? Những kỹ năng của tester là khá đa dạng, ngoài những kỹ năng chuyên môn “không thể không có”, tester cần có hai kỹ năng gần như quan trọng nhất đó là kỹ năng làm việc nhómkỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng cần thiết của mọi ngành nghề hiện nay, không ngoại trừ nghề tester. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với các thành viên khác, đặc biệt là developer. Về cơ bản, ý nghĩa của nghề tester là gì? Nghề tester - nhà kiểm thử có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Có thể hiểu rằng, developer thì hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng thì an tâm hơn về sản phẩm. 

Kỹ năng giao tiếp cũng không được bỏ qua trong khi bạn muốn trở thành một người kiểm thử chuyên nghiệp: Tester là người giao tiếp, trao đổi với nhiều bên như quản lý, developer, khách hàng. Vì vậy, nếu bạn không giỏi giao tiếp thì rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý của mình.

Trong cuộc phỏng vấn ứng tuyển, ban lãnh đạo có thể hỏi bạn câu hỏi đại loại như “tester cần những kỹ năng gì?” và bạn sẽ phải trả lời thuần thục nếu không muốn “mất điểm” trước họ. Tất nhiên, đối với những vị trí tester khác nhau ở một số doanh nghiệp đặc thù, lượng kỹ năng chuyên môn mà bạn cần có cho nghề tester là khác nhau. Hãy thật khéo léo để “ăn điểm” với câu hỏi “tester cần những kỹ năng gì?” nhé, vì có thể đây là câu hỏi dễ nhất trong vòng phỏng vấn của bạn… 

Khi đã chuẩn bị cho mình những hiểu biết nhất định về công việc của tester là gì và biết được tester cần những kỹ năng gì, đã đến lúc bạn cần “lên dây cót” và sẵn sàng dấn thân vào con đường phát triển chuyên nghiệp của một tester rồi đó!

II. Con đường phát triển của một tester

1. Bước khởi đầu

buoc-khoi-dau-cua-testerCông việc của tester là gì? Bước khởi đầu của nghề tester

Công việc của tester khá đặc biệt, đòi hỏi “thực chiến” rất cao, vì thế cho nên bất cứ ai đang ở vạch xuất phát, không có nhiều kinh nghiệm đều mong muốn trở thành “junior tester” và làm việc như một “thực tập sinh” hoặc là “học viên”. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi khi bạn ở trình độ này, kinh nghiệm chưa cao và kỹ năng chuyên môn cũng ở mức thấp, chẳng có doanh nghiệp nào có thể trả lương tester cho bạn như những “lão làng” của nghề này. 

Chú ý rằng, bất cứ ai có tổng số thời gian kinh nghiệm tester dưới 2 năm thì thường được coi là “Junior Tester”. Đây là giai đoạn mà những tester mới vào nghề thử sức với những công việc dễ dàng trước tiên, ví dụ như: 

  • Thực thi kiểm thử
  • Báo cáo lỗi
  • Thiết kế/tạo các trường hợp thử nghiệm đơn giản
  • Thỉnh thoảng giúp đỡ hỗ trợ các hoạt động đảm bảo chất lượng khác

2. Giai đoạn tích lũy kinh nghiệm

tester-tich-luy-kinh-nghiemCông việc của tester cần những kỹ năng gì?

Khi đã bớt đi độ “non” của một người kiểm thử mới vào nghề, chính là lúc bạn bước vào giai đoạn tích lũy kinh nghiệm. Lúc này, khi đã kiểm thử một thời gian, trải nghiệm công việc của tester sẽ khiến bạn có cho mình những kinh nghiệm và khả năng sử dụng, thao tác những công cụ kiểm thử khác nhau.

Thêm nữa, bạn sẽ thấm thía khó khăn, trở ngại của nghề tester là gì, những lỗi thường gặp và cách mà những phần mềm được xây dựng. Thậm chí, việc “lăn lộn” thường xuyên cũng làm cho khả năng giao tiếp của một tester mới như bạn được nâng lên đáng kể.

Lúc này chính là thời điểm bạn có thể chuyển sang cấp độ tiếp theo trong công việc của tester, đó là “Semi-seniorTester” hay là “Mid-level Tester”. Mid-level tester thường có 2-4 năm kinh nghiệm kiểm thử. Trách nhiệm của họ bao gồm:

  • Thực thi kiểm thử
  • Báo cáo lỗi
  • Thiết kế/tạo các trường hợp thử nghiệm hoàn chỉnh
  • Tham gia càng ngày càng nhiều vào các hoạt động đảm bảo chất lượng khác

Sau đó, bạn sẽ trở thành “SeniorTester”. Về mặt bằng chung thì thực tế, các SeniorTester sẽ có 3-10 năm kinh nghiệm kiểm thử và có thể chuyên về kiểm thử các ứng dụng được tạo ra cho một số ngành như tài chính, y tế, công nghệ,... khá đa dạng và linh hoạt.

3. Trở thành tư vấn QA

Khi tester đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử hơn, họ có thể đi vào các chuyên ngành sâu hơn. Tất nhiên, nó không đơn thuần là kiểm thử phần mềm, thiết kế hay báo cáo lỗi…

Đây là nơi các nhà tư vấn hoạt động, từ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, các tester sẽ xác định các vấn đề, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến cho dự án, từ đó khắc phục các lỗi và đưa ra con đường tối ưu nhất.

Đồng thời, họ cũng đảm nhiệm công việc hướng dẫn cách sử dụng các công cụ hoặc là giải thích về quy trình cũng như phương pháp thực thi phần mềm. Đây gần như là cấp độ chuyên môn cao nhất của một người kiểm thử.

4. Test Leader / Test Manager (Trưởng nhóm kiểm thử/ Giám đốc kiểm thử)

Vai trò test leader hoặc test manager- người quản lý tester là vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp công nghệ. Về cơ bản, những người này có trách nhiệm như những lãnh đạo bình thường, bao gồm lên kế hoạch công việc, phân chia công việc cụ thể cho từng nhân viên, quản lý tiến độ và thực hiện một vài công việc khác…

Tương tự theo cách phân biệt phía trên, tùy theo số năm kinh nghiệm và kỹ năng, chuyên môn mà chúng ta có những người quản lý “junior test managers” hoặc “senior test managers”. Không cần bàn cãi thì độ lớn của đội mà quản lý tester chắc chắn tương ứng với số năm kinh nghiệm và khả năng của họ, tức là một người có càng nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ quản lý số lượng thành viên trong đội nhiều hơn. 

Trong một vài doanh nghiệp đặc biệt, một người phải quản lý việc kiểm thử của nhiều loại ứng dụng khác nhau. Còn ở những công ty khác họ chỉ cần quản lý cho 1 mảng ứng dụng riêng biệt. Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và tổ chức là yếu tố cần thiết để trở thành một Trưởng nhóm tester/ Giám đốc testerthành công.

5. Test Automator / Technical Tester

Khi đã học thật sâu về lập trình, mỗi tester đều có thể chịu trách nhiệm về các công việc có tính kỹ thuật hơn trong nghề tester. Công việc đó đòi hỏi người kiểm thử này có chuyên môn nhất và có khả năng thực hiện các trường hợp kiểm thử (test case), kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật (technical).

Ở đây doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những người giúp cho việc tự động hóa các trường hợp kiểm thử lặp lại. Bên cạnh đó, những bạn tester càng biết về kỹ thuật thì những phần liên quan đến hiệu suất và bảo mật sẽ càng được chú ý hơn. 

Ngoài ra còn có những vị trí yêu cầu tester cần có kiến thức sâu và rộng về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ… và chúng cũng là một hướng phát triển đáng để xem xét trong sự nghiệp trở thành người kiểm thử chuyên nghiệp.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về con đường phù hợp để trở thành người kiểm thử có chuyên môn cao. Mong rằng bạn đã thu lượm được những điều thật bổ ích. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau về nghề tester nhé!