Công nhân phải làm gì trước những tai nạn gia công cơ khí? Hãy tìm hiểu xem người lao động làm việc trong khối ngành gia công cơ khí cần phải chuẩn bị những những kiến thức gì để đảm bảo cho an toàn của bản thân trong lao động nhé

Gia công cơ khí là một khối ngành nghề đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Tuy nhiên làm việc trong khối ngành này người lao động cần phải rất cẩn thận bởi những tai nạn lao động diễn ra trong ngành cơ khí ý ngày càng nhiều hơn. Do vậy bài viết này sẽ hướng dẫn cách phòng tránh những tai nạn lao động trong quá trình gia công cơ khí.

I. Kiến thức cơ bản về gia công cơ khí    

Gia công nguội kim loại thường được gọi là Gia công cơ khí. Trong số các loại gia công cơ khí thì các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp cắt gọt và loại bỏ lượng dư gia công để có thể đạt được đúng với kích thước và độ bóng theo yêu cầu kỹ thuật.

Công nhân phải làm gì trước những tai nạn gia công cơ khí ?

Kiến thức cơ bản về gia công cơ khí  

Khi làm việc thì những tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khối ngành gia công cơ khí này có thể xảy ra nhiều hay ít tùy thuộc vào loại máy và thiết bị được sử dụng, tùy theo cách bố trí máy và cách bố trí chỗ làm việc, cách thông gió và chiếu sáng, cũng như là tùy theo mức độ cơ khí hóa và tự động hóa

Dưới đây Chúng tôi sẽ giới thiệu về những yêu cầu chung liên quan tới vấn đề an toàn lao động trong khối ngành cơ khí và những yêu cầu những biện pháp kỹ thuật, an toàn lao động cụ thể đối với một số các loại máy móc thiết bị biến hình thông dụng trong khối ngành cơ khí của nước ta hiện nay.

Xem thêm: Nhân viên kỹ thuật - Những kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật

II. Các mối hiểm nguy trong gia công cơ khí    

Khi làm việc liên quan tới sản xuất gia công cơ khí bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều các mối nguy hiểm

  • Đầu tiên đó chính là nơi phát sinh ra nguy hiểm do tình trạng, hình dạng và kích thước chuyển động của các loại phương tiện làm việc, các phương tiện hỗ trợ, phương tiện vận chuyển cũng như là các chi tiết trong gia công cơ khí có thể gây ra các vấn đề liên quan tới tổn thương, 
  • Tai nạn lao động cho những người lao động trong quá trình làm việc có thể kể tới như là: kéo, cát, chặt, xuyên thủng, va đập,... 
  • Có rất nhiều các mức độ gây nên tổn thương và các tác hại trong tai nạn lao động khác nhau ở khối ngành cơ khí tùy thuộc vào năng lượng của các hệ thống tác động như là: của máy móc thiết bị và các năng lượng tác động khác của con người như là chuyển động của tay hoặc là của cơ thể. Từ đó thì sẽ đánh giá tác động đến mức độ nguy hiểm có thể xảy ra trong tai nạn lao động đối với các các người lao động gia công cơ khí

Dưới đây Chúng tôi sẽ liệt kê ra một số các loại tai nạn lao động thường gặp trong khi gia công cơ khí như: 

  • Bị vấp ngã, bị sập đổ, va đập, bị bỏng Phôi,.. 
  • Bị điện giật 
  • Quần áo hoặc là tóc bị cuốn vào máy móc làm việc với máy cán, máy cắt
  • Bị phôi bắn vào mắt.

Xem thêm: Kinh nghiệm viết CV kỹ sư cơ khí ô tô hoàn hảo

III. Những nguyên nhân có thể gây tai nạn trong gia công cơ khí

1. Tại sao cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn    

Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và giải pháp để bảo đảm an toàn lao động trong gia công cơ khí cũng là một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ, để đảm bảo được sự an toàn cho chính bản thân mình cũng như là những người xung quanh trong quá trình làm việc. 

Công nhân phải làm gì trước những tai nạn gia công cơ khí ?

Những nguyên nhân có thể gây tai nạn trong gia công cơ khí

Các mối nguy hiểm sẽ luôn luôn rình rập và có thể ấp tới bất cứ lúc nào chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra ra sự ảnh hưởng rất lớn thậm chí là cướp đi tính mạng của chính chúng ta. Do vậy nếu như mà bạn vẫn còn đang chủ quan và cho rằng các kiến thức cơ bản về việc giải quyết các vấn đề liên quan tới gia công cơ khí thì ai cũng biết thì bạn nên nhìn nhận và và suy nghĩ lại. 

Đến bây giờ khi mà các tai nạn lao động xảy ra trong quá trình gia công cơ khí ý đang trở nên ngày càng phổ biến có thể lúc đấy bạn mới thấy rằng những vấn đề mà bạn tưởng chừng như không quan trọng này lại là một trong những phương pháp giúp bạn có thể để giữ được sự an toàn cho tính mạng của bản thân.

2. Những nguyên nhân chung    

Những nguyên nhân chung có thể gây ra tình trạng mất an toàn cho vấn đề gia công cơ khí có thể kể đến sau đây

  • Các thiết bị che chắn không được đảm bảo, đồ dùng hoặc là đồ bảo hộ lao động không được được giữ gìn, bị thiếu hoặc là hỏng hóc
  • Các máy móc và các thiết bị trong lao động bị hỏng các bộ phận điều khiển máy hoặc là bị hở điện, không đảm bảo 
  • Công nhân viên và các kỹ sư cơ khí vi phạm các vấn đề liên quan tới nội quy trong an toàn lao động, gia công cơ khí, vi phạm quy trình để vận hành máy móc, vi phạm các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn và quy phạm của nhà nước 
  • Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn lao động. Môi trường làm việc không được thông gió tốt, ánh sáng kém hoặc là ô nhiễm tiếng ồn quá mức 
  • Các phân xưởng, nhà xưởng sắp xếp không khoa học, các máy móc và các nguyên vật liệu bị chị sắp xếp bừa bộn, giao thông đi lại trong công xưởng không được thuận tiện
  • Các vị trí của máy móc khi được lắp đặt hoặc là được khai thác không hợp lý. Việc lắp đặt sai các kỹ thuật và liên quan về các cơ cấu an toàn cho vấn đề vận hành máy móc chưa thực sự đáp ứng các quy chuẩn về an toàn lao động đang là một trong những vấn đề gây nên tai nạn lao động nhiều nhất hiện nay 
  • Các tiêu chí về công nghệ và quy trình vận hành máy móc cũng như là các trang thiết bị chưa được thiết kế một cách phù hợp với các tiêu chuẩn chung về vấn đề an toàn trong ngành nghề cơ khí, lĩnh vực mà các nhà máy gia công cơ khí đang hoạt động

3. Những nguyên nhân cụ thể

3.1. Nguyên nhân tai nạn khi gia công cắt gọt

Một số nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng mất an toàn lao động khi gia công cơ khí cắt gọt có thể kể tới là 

  • Các bộ phận ở trên cơ thể như là tay chân hoặc là do quần áo, đồ bảo hộ lao động của người lao động không được gọn gàng, có thể bị cuốn trực tiếp và máy móc trong khi chúng được vận hành 
  • Các nguyên vật liệu không được bền chắc, các tầng đá bị mài vỡ và văng ra gây mất an toàn đối với những người lao động gia công cơ khí 
  • Mũi khoan được lắp đặt không chặt và có thể văng ra khi người lao động đang làm việc 
  • Do phôi cứng bắn vào, văng vào người hoặc là nhiệt độ Gia công cơ khí quá cao dẫn đến tình trạng người lao động bị bỏng 
  • Phôi được gia công với tốc độ nhiều và liên tục gây nên tình trạng dây quấn vào người lao động và tích tụ thành miếng rồi văng ra.

3.2. Nguyên nhân tai nạn khi gia công nguội

Một số nguyên nhân chính gây ra mất an toàn lao động trong gia công cơ khí nguội là do

  • Vấn đề chuyên môn của người lao động không được tốt. Động tác cũng như là tư thế khi gia công không đúng 
  • Do giá hoặc kẹp cố định không được chặt, không đúng với kỹ thuật 
  • Các loại máy móc gia công cơ khí nguội được thiết kế quá đơn giản và kết cấu không đảm bảo được sự bền vững ,thiếu an toàn lao động 
  • Do sự va chạm của các vật dụng các dụng cụ tay cầm và người lao động.

3.3. Nguyên nhân tai nạn khi gia công hàn - cắt kim loại

Vấn đề gây nên tình trạng mất an toàn trong gia công cơ khí hàn cắt kim loại là ở 

  • Dây điện bị hở gây ra giật điện khi hàn 
  • Do khi gia công cơ khí Hàn, tỏa một lượng nhiệt cao làm bằng da và đau mắt người lao động 
  • Gia công cơ khí Hàn, in, cắt kim loại cần sử dụng lửa. Do vậy có thể gây nên tình trạng cháy nổ mất an toàn lao động cho người sử dụng và tài sản của doanh nghiệp 
  • Do que hàn cháy tạo ra luồng khí độc và bụi thải vào môi trường xung quanh người lao động như là: oxit kẽm, cacbonic, Silic,.. 
  • Do góc các hoạt động Gia công cơ khí ở những địa hình và khu vực nguy hiểm như là trong lòng đất, trong lòng ống, hoặc là ở trên cao.

3.4. Nguyên nhân tai nạn khi gia công áp lực

  • Do các quá trình gia công cơ khí áp lực ở trạng thái nóng có thể gây nên bỏng đối với người lao động 
  • Do không cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ cầm tay như là búa kỳ kéo 
  • Do chi tiết vôi được cố định không chắc chắn hoặc là do vị trí kẹp không được chính xác gây văng phôi ra ngoài.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp ai cũng cần

IV. Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí

1 Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung để đảm bảo vấn đề an toàn trong gia công cơ khí đó chính là 

  • Cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn đối với từng khối ngành nghề và lĩnh vực cụ thể, thỏa mãn được các yêu cầu của nhà chế tạo trong hồ sơ máy 
  • Cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như là thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, đồ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước trong toàn bộ các khâu như quản lý máy móc, trang thiết bị, gia công lắp đặt,... 

Công nhân phải làm gì trước những tai nạn gia công cơ khí ?

Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí

  • Xác định đầy đủ và chi tiết từng vùng cụ thể trong nhà xưởng để tránh nguồn gây ra tai nạn
  • Thực hiện đầy đủ các vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động như bảo đồ bảo hộ lao động và tài sản 
  • Thiết kế và bố trí mặt bằng nhà xưởng phù hợp thỏa mãn điều kiện của vấn đề an toàn gia công.

2. Nguyên tắc an toàn khi dùng máy móc, thiết bị

Cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây khi sử dụng máy móc để gia công cơ khí đảm bảo an toàn 

  • Không được phép sử dụng tự ý máy móc và vận hành máy móc trừ khi người phụ trách cách kiểm tra máy móc và các thiết bị để đảm bảo an toàn 
  • Điều chỉnh vị trí đứng cho phù hợp trước khi tiến hành khởi động máy
  • Tắt toàn bộ các máy móc gia công cơ khí khi không có người phụ trách và điều khiển ở đó
  • Khi mất điện thì phải thực hiện tắt các công tắc nguồn điện và đảm bảo máy móc không tự hoạt động trở lại khi có điện 
  • Khi muốn thực hiện điều chỉnh máy, người lao động cần phải tắt toàn bộ các động cơ của máy móc và chờ cho đến khi máy dừng hẳn 
  • Khi vận hành và sử dụng máy thì cần mặc các trang phục đồ bảo hộ lao động phù hợp, tránh tình trạng quần áo quá dài, bị cuốn vào máy 
  • Các máy móc và thiết bị cần được kiểm tra cần được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên
  • Trên các máy móc và thiết bị hỏng hóc cần được treo góc biển máy hỏng để thông báo cho người lao động.

3. Lưu ý trong gia công cơ khí

  • Cần chọn mua các loại máy móc và các thiết bị uy tín 
  • Che phủ toàn bộ các phần chuyển động của máy, tránh tình trạng bám bụi
  • Trang bị thiết bị điều khiển mở hoặc dừng tự động 
  • Sử dụng các thiết bị và sản xuất nguyên vật liệu an toàn 
  • Thực hiện che chắn đầy đủ và cẩn thận những bộ phận hoặc Những Vùng Nguy Hiểm Của Máy Móc.

Xem thêm: Top các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện tốt nhất cả nước

V. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí

1. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí cắt gọt

  • Trước khi vận hành thì phải kiểm tra tình trạng máy và tra dầu mỡ cho máy móc 
  • Các loại máy cần phải đặt ở vị trí vững chắc, tránh tác động vào các máy khác 
  • Bố trí phòng riêng để chứa những thiết bị làm sạch phôi khi ra công cơ khí phôi 
  • Khi tiện cần đảm bảo mũi khoan của động cơ trùng với Tâm quay
  • Khi giao phay đang hoạt động thì không được đưa tay vào vùng làm việc của dao 
  • Không được sử dụng găng tay khi khoan, in 
  • Không dùng tay giữ các vật liệu khi khoan 
  • Không được đứng bên cạnh máy mài mà không có sự che chắn khi gia công cơ khí mài.

2. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí áp lực

  • Cán trong gia công cơ khí áp lực cần phải làm bằng gỗ, không xuất hiện vết nứt hoặc là dẻo
  • Dụng cụ rèn phải có chiều dài tối thiểu là 150mm 
  • Ống khí nén đảm bảo phù hợp với áp suất của công tác và kích thước ống 
  • Các vật dụng lớn khi di chuyển phải được cơ giới hóa các bộ phận chịu áp lực khi cấu thành máy cần thường xuyên được kiểm tra
  • Không sử dụng tay để cấp phôi khi mà máy máy dập đang được tự động hóa.

3. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí nguội

Kích thước đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí nguội khi làm việc là 

  • Ở một phía thì ít nhất là 750mm 
  • Khi làm việc ở hai phía ít nhất là 1300mm 
  • Chiều cao phải dao động trong khoảng từ 850mm đến 950mm
  • Riêng đối với các bàn nguội đã làm việc ở hai phía thì cần phải có lưới chắn cao tối thiểu 800mm ở giữa kích thước mắt lưới tối đa là 3 x 3mm 
  • Khoảng cách giữa hai Êtô tối thiểu là 1m 

Trong quá trình bày thì mũi khoan và dao tiện cần phải đảm bảo đúng với kỹ thuật

Xem thêm:Tổng hợp quy trình sửa chữa tài sản, máy móc dành cho doanh nghiệp

VI. Kết luận 

Hi vọng rằng thông qua bài viết trên đây đã hiểu được về những nội dung liên quan tới: tai nạn lao động, an toàn lao động, ngành cơ khí, đồ bảo hộ lao động. Bảo đảm an toàn của bản thân chính là nguyên tắc hàng đầu trong bất kỳ khối ngành nghề lao động nào. Chỉ khi bản thân được bảo vệ khỏe mạnh thì mới có thể làm việc tốt và đạt hiệu quả cao được.