Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là yếu tố giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Bởi giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có kỹ năng thuyết trình cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là yếu tố giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Bởi giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có kỹ năng thuyết trình cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng phù hợp. 

Theo nguyên cứu khi bạn giao tiếp với mọi người xung quanh, ngôn ngữ chỉ chiếm 7%; giọng điệu chỉ chiếm 38%, còn quan trọng nhất chính là ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%! Vậy nên có thể nói chính yếu tố này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi cuộc trò chuyện, nhất là khi bạn tham gia những cuộc phỏng vấn xin việc. 123job.vn gợi ý đến bạn những lưu ý về kỹ năng giao tiếp mà ai cũng phải nắm để đạt được thành công trong cuộc sống. 

I. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể 

kĩ năng giao tiếp 1

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể 

Ngôn ngữ được dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định cũng như trạng thái của con người. Nó có thể dùng để che giấu hay đánh lạc hướng người đối diện. Bên cạnh đó trong kỹ năng giao tiếp bạn cần có một loại “ngôn ngữ” khác được biểu lộ một cách tự động và máy móc mà người khác chưa chắc đã nhận ra. 

Đó là ngôn ngữ cơ thể (Body Language), loại ngôn ngữ cơ thể này được thể hiện qua cử chỉ, hành động, nét mặt, điệu bộ tay chân trong quá trình giao tiếp với mọi người. 

Nếu bạn là một doanh nhân thì không ít lần bạn phải cân nhắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi gặp gỡ các đối tác quốc tế. “Mình nên giao tiếp theo phong tục nào? cư xử thế nào mới đúng mực…” vì kỹ năng giao tiếp luôn là một rào cản không nhỏ.

Các chuyên gia nguyên cứu về kỹ năng giao tiếp cho rằng trong cuộc đàm phán kéo dài khoảng 30 phút, hai người ở đó có thể giao tiếp hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Vậy nếu cả hai người đó đều không hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp ấy, thì chỉ dừng lại ở kỹ năng giao tiếp thấp. Điều này dẫn đến  kết quả của nhiều cuộc đàm phán không đến đích.

Trong xã hội hiện nay nhất là trong môi trường quốc tế, bạn rất cần học các kỹ năng giao tiếp để tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể. Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.

Khi kiểm soát hành vi, cử chỉ của mình và người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ của cơ thể sẽ phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.

II. Kỹ năng giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ cơ thể mà bạn cần nắm rõ

Kỹ năng giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ cơ thể Kỹ năng giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ cơ thể 

Khi nói đến kỹ thuật giao tiếp, mọi người thường nghĩ đến vấn đề về ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể cơ thể là điều bạn nên quan tâm hơn cả, bao gồm các cử chỉ, động tác thể hiện qua ánh mắt, nụ cười , hành động của bạn… Nó tưởng như rất đơn giản nhưng lại giúp bạn truyền đạt tới người nghe rất nhiều thông điệp, ý nghĩ khó có thể diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Học cách sử dụng kỹ năng giao tiếp cũng như ngôn ngữ cơ thể đúng cách, đúng chỗ càng tôn lên hình ảnh của bạn trong mắt người nghe.

1. Kỹ năng biểu cảm trên khuôn mặt

Qua kỹ năng giao tiếp, con người có thể biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi của mình thông qua sự biểu cảm của khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau trên  biểu cảm khuôn mặt sẽ khiến bản thân tự tin hơn và dễ gặt hái thành công hơn trong giao tiếp. 

Bởi vì khi liên tục duy trì giao tiếp ánh mắt cho thấy sự trung thực và đáng tin cậy. Hoặc khi bạn hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó đang không tự tin lắm về điều vừa được nói. Và chỉ khi cảm thấy tự tin hoặc khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.

2. Cách giao tiếp bằng mắt

Trong kỹ năng giao tiếp, bạn có thể hiểu được cảm xúc người đối diện thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.

  • Ánh mắt là công cụ hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt luôn đi kèm theo lời nói sẽ khiến cho lời nói truyền cảm hơn và tự tin hơn.
  • Ánh mắt đôi khi có thể thay thế lời nói. Tuy nhiên khi dùng ánh mắt để giao tiếp bạn phải thể hiện đúng ánh mắt muốn truyền tải điều cần nói, đồng thời bạn không nên sử dụng những ánh mắt tỏ ra khó chịu, soi mói, chằm chằm…

3. Kỹ năng giao tiếp qua nụ cười

Nụ cười được xem là một trang sức trong kỹ năng giao tiếp và cũng là phương tiện để làm quen rất tinh tế, ý nhị. Khi biết sử dụng nụ cười hợp lý là một nghệ thuật giao tiếp cần được rèn luyện. Hãy luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt và giúp bạn xử lý tình huống phát sinh hiệu quả

Khi nói, người biết giao tiếp bằng nụ cười sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý, với những người xung quanh. Bên cạnh đó, cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, cái liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong quá trình giao tiếp… cũng nói lên được bạn có thích thú ai, có đồng ý với những vấn đề người đối diện nói hay không.

4. Ánh mắt là thứ vũ khí sắc bén

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là bộ phận quan trọng của con người. Hình thức tiếp xúc bằng mắt sẽ là điều kiện giúp bạn giao tiếp thành công. Kỹ năng giao tiếp này thể hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu khi giao tiếp, bạn không nhìn mắt một ai đó, họ sẽ nghĩ bạn đang lo lắng hoặc không chân thành. Do vậy, thỉnh thoảng bạn hãy giao tiếp bằng mắt từ 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.

Đôi mắt chính là yếu tố bộc lộ rõ cảm xúc của mỗi người. Trong kỹ năng giao tiếp, bạn có thể hiểu được cảm xúc của người đối diện thông qua ánh mắt để có cách được ứng xử phù hợp. Ánh mắt luôn đi kèm theo lời nói, điều này làm cho lời nói truyền cảm hơn, thuyết phục hơn. Tùy vào hoàn cảnh người ta không cần nói ra nhưng vẫn có thể là cho người đối diện hiểu được điều mình muốn nói bằng ánh mắt. 

5. Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp

Vị trí và khoảng cách trong kỹ năng giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều giúp thể hiện thái độ và mục đích của mỗi người. Vị trí và khoảng cách giữa hai người trong khi trò chuyện cho thấy rằng bạn tôn trọng không gian riêng của người khác. 

Khi bạn đứng quá gần hoặc quá xa, người nghe sẽ cảm thấy mình như bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Một khoảng cách hợp lý giữa người với người sẽ tạo nên sự hài hòa và thoải mái trong buổi nói chuyện. Hãy cho mọi người có khoảng không gian riêng tư, đừng xâm chiếm nó.

6. Chú ý đến động tác cơ thể

Trong kỹ năng giao tiếp, cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp sẽ bộc lộ những suy nghĩ thầm kín và thể hiện được nhiều điều mà lời nói không thể làm được. Thái độ ứng xử cho biết khả năng giao tiếp bằng cử chỉ thể hiện được rất nhiều điều mà lời nói không làm được

Khi có những điều không thể diễn đạt được bằng lời nói, thì tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng bằng điệu bộ. Điệu bộ, cử chỉ sẽ phản ánh chính xác thái độ và ý định của mỗi con người.

Bên cạnh đó, trong khi tṛò chuyện, người nói không nên mân mê bất ḱì vật dụng nào xung quanh. Vì điều đó thể hiện bạn đang bối rối hoặc đang bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc.

7. Bắt tay cũng là một kỹ năng giao tiếp

Bắt tay là một kỹ năng giao tiếp, là thủ tục xã giao không thể thiếu dành cho mọi người trong lần gặp mặt đầu. Bắt tay là ngôn ngữ cơ thể làm cho sự khéo léo và chân thành của bạn được thể hiện. 

Tuy nhiên, khi bắt tay bạn không nên bắt quá lỏng lẻo vì nó sẽ mang lại cảm giác thiếu tự tin. Tuy nhiên cũng không nên nắm chặt tay sẽ khiến đối phương cảm thấy không thoải mái.

Bạn cần một cái bắt tay đầy tự tin từ 3 – 5 giây cùng ánh mắt nhìn vào người đối diện. Bạn nên giữ một khoảng cách vừa đủ với họ và hơi nghiêng người về phía trước.

III. Những lưu ý trong kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể 

những lưu ý về kỹ năng giao tiếpNhững lưu ý về kỹ năng giao tiếp

1. Luôn giữ thẳng lưng khi giao tiếp

Cho dù bạn đang ngồi hoặc đứng để giao tiếp , bạn hãy giữ tư thế giữ thẳng lưng. Đây là lưu ý quan trọng trong kỹ năng giao tiếp của mỗi người. Vì tư thế này thể hiện sự tự tin cũng như bản lĩnh của chính bản thân bạn. Vậy nên hãy ngồi thoải mái, giữ thẳng lưng ở trong bất kỳ tình huống nào.

2. Tránh việc dùng tay chạm lên mặt

Theo các chuyên gia tâm lý về kỹ năng giao tiếp thì việc liên tục sờ vào mặt quá nhiều lần; đặc biệt là chạm vào mũi, được xem là một dấu hiệu của sự lừa dối. 

Mặt khác, nếu bạn đưa tay lên mặt, tai, cổ hoặc vuốt tóc quá thường xuyên còn điều đó chứng tỏ bạn đang rất bồn chồn; không thoải mái. Điều này sẽ đem lại hiệu quả không tốt cho bạn. 

Ví dụ như khi đi phỏng vấn , nhà tuyển dụng thường rất tinh ý khi quan sát những dấu hiệu này nên nếu bạn cần chú ý để tránh gặp bất lợi. Vậy khi trò chuyện bạn nên bỏ tay ra khỏi mặt, nhìn vào mắt người đối diện và tự tin trả lời câu hỏi của mình.

3. Luôn đưa ra những phản hồi tích cực khi giao tiếp

kỹ năng giao tiếp 1Kỹ năng giao tiếp khi đưa ra phản hồi

Khi bạn đang lắng nghe đối phương trình bày về một vấn đề nào đó, thì cách phản hồi tích cực nhất là gật đầu tán thành và mỉm cười với họ. Tất nhiên, những cử chỉ này cần diễn ra tùy vào tình huống, đúng lúc, đúng thời điểm. 

Kỹ năng giao tiếp này giúp bạn quan sát tỉ mỉ đối phương và tóm tắt được những điểm chính và đưa ra phản hồi chính xác. Kỹ năng đưa ra phản hồi tích cực sẽ dựa trên những hiểu biết có tính chuyên môn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm cũng như lấy được lòng tin của người khác

4. Nghiêng mình về phía người nói

Ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng giao tiếp còn giúp thể hiện bạn có đang chăm chú lắng nghe câu chuyện hay không. Bạn hãy để ý vị trí đầu của người đối diện và hơi nghiêng đầu về phía họ một chút để thể hiện sự đồng cảm của bạn đối với câu chuyện mà người đó đang kể. 

Vì thông thường, nếu ta quan tâm tới người đối diện, chúng ta sẽ có xu hướng nghiêng người về phía trước, hướng đến gần gũi người đó hơn. Chính vì thế, nếu bạn luôn hướng người về phía đối phương, chứng tỏ bạn quan tâm và có hứng thú với câu chuyện mà họ đang trình bày.

5. Hãy cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe chăm chú

Yếu tố quan trọng giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả là người nói phải có người nghe. Bạn có thể biểu hiện bằng cái gật đầu, mỉm cười và đệm một số từ như “Vâng”, “Đúng rồi”... để khiến người đối diện biết rằng bạn đang lắng nghe họ chia sẻ và điều này khuyến khích họ duy trì cuộc trò chuyện.

IV. Kết luận

Qua bài viết này, 123job mong rằng bạn đã nắm vững tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Bạn cần thực hành và rèn luyện kỹ năng này. Hãy áp dụng ngay khi làm việc cũng như phỏng vấn xin việc nhé!