Debug là gì? Các phương pháp Debug hiệu quả là gì? Sự quan trọng của việc khắc phục Debug là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin nhất liên quan đến Debug.

Nếu bạn là lập trình viên hay bạn đang làm trong lĩnh vực IT thì chắc chắn bạn đã nghe đến Debug. Vậy Debug là gì? Debug có tác dụng và những lỗi phần mềm liên quan đến Debug như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. TÌM HIỂU BUG LÀ GÌ?

Muốn hiểu về Debug thì trước hết chúng tôi phải hiểu bug là gì. Bug có thể được hiểu là phần mềm dùng để chỉ các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong việc vận hành các chương trình lập trình. Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn là vấn đề ảnh hưởng đến việc vận dụng các ứng dụng lỗi, chạy sai không theo ý của lập trình viên.

Bugs xảy ra rất nhiều tình huống và ngay cả các lập trình viên chuyên nghiệp, các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng không thể khoanh vùng được tất cả những tình tình huống xảy ra xung quanh bug. Số lượng bug phát sinh trong mỗi tình huống sẽ có sự khác nhau tùy vào trình độ của nhân viên kỹ thuật và tính chất chương trình. 

II. BẠN ĐÃ HIỂU DEBUG LÀ GÌ CHƯA?

debug là gì

Debug là gì?

Debug có thể là quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi cũng như nguyên nhân gây ra các lỗi này. Từ các lỗi đó mà các lập trình viên sẽ đưa ra những phương hướng và cách thức để sửa lỗi, giúp chương trình hoạt động được trơn tru hơn. Các kiến thức về Debug chính là một loại kỹ năng nền tảng mà các lập trình viên cần biết và tìm hiểu về nó.

Mục đích của Debug là dùng để loại bỏ các lỗi, sửa lỗi error và còn hỗ trợ các lập trình viên hiểu rõ hơn về chương trình đang chạy. Do đó mà việc tìm hiểu về Debug là rất quan trọng và các lập trình viên bắt buộc phải biết về Debug.

III.  NGUYÊN NHÂN CÁC PHẦN MỀM BỊ LỖI VÀ PHƯƠNG PHÁP DEBUG HIỆU QUẢ NHẤT 

1. Tại sao các phần mềm của tôi lại có nhiều “bugs”

Việc phần mềm có nhiều bugs là đặc điểm chung của những ai đang làm lập trình viên. Giải thích cho điều đó thì có vô vàn lý do. Bugs có thể là hệ quả của quá trình thiết kế, code phần mềm và nguyên nhân chủ yếu thường là do độ phức tạp của phần mềm. Chỉ cần có một lõi nhỏ thôi cũng sẽ khiến lập trình viên phải ngồi hàng giờ và tìm lỗi sau đó Debug. Chính vì vậy mà bạn cần phải nắm bắt được những phương thức để khắc phục.

2. Các phương pháp Debug hiệu quả nhất 

2.1. Sử dụng Debugging tool

sử dụng debugging tool

Sử dụng Debugging tool

Debugging tool được biết đến là các công cụ chế ngự bug và đây chính là phương pháp Debug nhờ vào việc đi sâu vào các nguồn code. Khi khắc phục theo cách này thì lập trình viên sẽ sử dụng một số gợi ý như Microsoft Studio Debugger hay GNU Debugger. Còn đối với những lập trình viên chuyên nghiệp thì có thể sử dụng Debugger này để mang lại hiệu quả Debug rõ nhất.

2.2. Đừng quên Print Lining

Print Lining là thao tác đơn giản mà bất kỳ một coder nào cũng có thể làm để giúp Debug hiệu quả hơn. Việc thêm mã nguồn vào những dòng lệnh đã in ra những thông tin cần theo dõi trong quá trình lập trình viên. 

2.3. Logging

sử dụng logging

Sử dụng Logging

Với cách khắc phục này thì các lập trình viên sẽ tạo ra một mẫu ghi lại những thông tin của ứng dụng để đảm bảo đã hiểu rõ về chương trình và nhất là những chương trình có logic phức tạp. Khi chương trình hoạt động không được suôn sẻ thì bạn sẽ dựa vào những thông tin đó để xử lý.

2.4. Xem lại các thay đổi mới nhất và phần đã sửa 

Đối với những chương trình bỗng dưng dừng lại khi đang chạy suôn sẻ thì nguyên nhân có thể do thay đổi mới nhất của bạn. Bạn nên sửa ngay sau đó và kiểm tra lại một lần nữa phần đã sửa. Bạn có thể cho chạy code để xem chương trình hoạt động ra sao và sau đó hãy test case. Bước làm này có thể gây mất thời gian nhưng nó thực sự rất cần thiết và có tác dụng lớn. 

IV. SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KHẮC PHỤC DEBUG LÀ GÌ?

sự quan trọng của việc khắc phục debug

Sự quan trọng của việc khắc phục Debug

Về cơ bản các phần mềm đều được thiết kế rất hoàn chỉnh và lý tưởng nhưng đôi khi việc phát sinh lỗi bug là điều không thể tránh khỏi. Các lỗi đó có thể do chương trình bạn đang viết chưa hoàn thiện hoặc có thể là lỗi từ các chương trình kế thừa. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bug thực sự rất khó khăn và có vô vàn nguyên nhân gây ra bug. Có thể nói khi chạy chương trình việc gặp phải bug là điều không thể tránh khỏi và các lập trình viên cần nắm rõ kiến thức về Debug để có thể khắc phục. Debug chính là kỹ năng cơ bản và cần thiết mà mọi lập trình viên phải nắm bắt được. 

V. VÀI TIPS HAY GIÚP LẬP TRÌNH VIÊN XỬ LÝ BUG NHANH

Các lập trình viên có thể đã quá quen thuộc với Debug tuy nhiên lại chưa có cách kiểm soát và hạn chế được thời gian khi sửa bug. Và đây là một vài cách giúp lập trình viên xử lý bug nhanh:
- Sử dụng chú thích sau khi viết xong một đoạn code để có thể dễ dàng tìm và sửa lỗi nếu chương trình gặp lỗi khi chạy
- Đặt các hàm và các biến có ý nghĩa, dễ nhớ để dễ dàng tìm lỗi, hiểu lỗi và khắc phục lỗi
- Tận dụng Error Message tìm ra dòng code sai và sửa chúng
- Sử dụng Breakpoint để kiểm soát các giá trị biến khi muốn dừng chương trình kiểm tra. Việc sử dụng Breakpoint rất đơn giản như sau: chọn Breakpoint -> ấn Insert Breakpoint -> tạo button và sau đó muốn dùng chương trình để xem thì chỉ cần nhấn vào Button.

VI.  5 THÓI QUEN XẤU LẬP TRÌNH VIÊN CẦN TRÁNH LÀ GÌ? 

thói quen xấu cần tránh khi xử lý Debug
Thói quen xấu cần tránh khi xử lý Debug

1. Thói quen sử dụng mã mà không thực sự hiểu nó

Việc sử dụng mã mà không hiểu về nó là điều mà các lập trình viên chắc chắn đã từng gặp ít nhất một lần. Bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc chỉ cần làm một ứng dụng cho xong mà hoàn toàn không hiểu về cách thức hoạt động của nó. Nếu chương trình chạy trơn tru thì không sao nhưng nếu chương trình phát sinh lỗi thì sẽ khó khắc phục. Bạn sẽ không thể tìm ra lỗi và sửa nó khi mà bạn không hiểu cách thức hoạt động của nó. Do đó, hãy từ bỏ thói quen này ngay bằng cách hãy đọc lại và suy nghĩ tại sao nó lại được viết như thế.

2. Thói quen xấu "Để mai sửa"

Khi viết xong chương trình bạn đã phát hiện ra lỗi nhưng lại không sửa nó ngay và thường để dành đến ngày mai mới sửa. Nhưng bạn đâu chắc chắn rằng ngày mai bạn sẽ nhớ ra được lỗi ấy để mà sửa nó. Vì vậy, khi đã phát hiện ra lỗi bạn nên tìm hiểu và sửa nó ngay lập tức hoặc có kế hoạch sửa rõ ràng nếu lỗi đó phức tạp

3. Thói quen không viết comment khi lập trình

Các lập trình viên thường có thói quen không viết comment khi lập trình vì tốn thời gian nhưng việc comment sẽ giúp bạn hiểu và xem lại logic trong đoạn mã của bạn và liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng lại của các đoạn mã. Việc viết comment còn cung cấp tài liệu tham khảo.cho các lập trình viên khác

4. Đánh giá thấp tính bảo mật

Mọi hoạt động được sử dụng trên các ứng dụng web có thể có khả năng gây hại theo một cách nhất định nào đó. Vì thế mà các lập trình viên thường đánh giá thấp tính bảo mật khiến cho hệ thống của họ dễ dàng bị tấn công. Để tạo thói quen bảo mật thì bạn nên kiểm tra, xác thực và làm sạch dữ liệu từ chuỗi truy vấn như: cơ sở dữ liệu, tệp cục bộ, tài nguyên từ xa,...

5. Lập trình mà không quan tâm đến khả năng mở rộng

Không quan tâm đến khả năng mở rộng là việc không quan tâm đến ứng dụng của bạn sẽ hoạt động tốt như thế nào khi nó tiếp tục phát triển. Có thể hiện tại bạn nghĩ rằng trang web của mình không cần mở rộng nhưng biết đâu sau này bạn sẽ cần mở rộng và khi đó sẽ có vô vàn tình huống xảy ra khi bạn muốn mở rộng. Do đó, bạn hãy kiểm tra khả năng mở rộng trong giai đoạn thử để có thể gỡ các lỗi gặp phải để việc mở rộng sau này dễ dàng hơn.

VII. KẾT LUẬN

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về Debug, nguyên nhân dẫn đến bug cũng như các cách khắc phục cho các lập trình viên. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin bổ ích mà bạn cần, nhất là những bạn đang tìm hiểu về tin học văn phòng hay sắp làm lập trình viên.