Bạn đang là sinh viên năm cuối đang chuẩn bị đi làm? Bạn đang loay hoay trong định hướng nghề nghiệp tương lai? Bạn muốn lựa chọn công việc theo đam mê hay công việc ổn định? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nghề nghiệp là người bạn sẽ đồng hành cùng ta trên quãng đường dài từ khi trưởng thành cho đến già. Ai cũng cần lao động để kiếm ra tiền, để sống. Đối với nhiều người nghề nghiệp của họ là những thứ họ đã lựa chọn và định hướng học từ đầu. Có những người thì ngược lại, họ theo đuổi những đam mê khác ngoài những thứ họ đã học. Vậy làm thế nào để định hướng nghề nghiệp thật tốt cho những người đang loay hoay đi tìm cho mình một con đường riêng? Cùng 123job tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!
I. 6 bước giúp bạn định hướng nghề nghiệp
1. Vượt qua rào cản của gia đình và xã hội
Để định hướng nghề nghiệp mà bạn mong muốn và nỗ lực hết mình vì nó thì bạn phải vượt qua rào cản từ phía gia đình, bạn bè, xã hội,... Đôi khi chỉ vì những nguyện vọng hay áp đặt từ phía gia đình, bố mẹ mà bạn phải chọn theo học và làm ngành mà bạn không thích. Hay vì truyền thống gia đình bạn theo ngành đó nên bắt buộc bạn phải nối nghiệp.
Có những lý do đơn giản chỉ vì nhất thời thấy bạn bè mình hay thế hệ mình chọn theo xu hướng nghề đó nên mình cũng đi theo số đông cho an toàn. Hoặc vì những viển vông trong tương lai vì nghề đó đang hot, đang được săn đón, kiếm ra nhiều tiền mà bạn lựa chọn nó. Có rất nhiều lý do mà bạn không đưa ra đúng lựa chọn cho bản thân mình với định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
6 bước định hướng nghề nghiệp
2. Tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp đang phát triển trong xã hội
Để tìm được công việc, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân, trước hết bạn cần tìm hiểu tất cả các lĩnh vực, các ngành, nghề khác nhau đang phát triển trong xã hội, kể cả những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bạn không nên thu hẹp hiểu biết của mình chỉ trong một số ngành nghề mà bố mẹ gợi ý, bạn bè lựa chọn hay ngành nghề mà địa phương bạn đang ở có. Tìm hiểu thật kỹ sự đa dạng, phong phú các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp bạn có những lựa chọn dễ dàng hơn.
3. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Muốn làm một công việc gì đó trước hết bạn cần hiểu con người mình trước, mình thích gì, mình cần gì và mình giỏi gì. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn lựa chọn định hướng nghề nghiệp đúng và phù hợp, hơn nữa còn có thể phát triển bản thân hoàn thiện hơn.
4. Lên kế hoạch tìm kiếm nghề nghiệp bạn mong muốn
Để tìm kiếm, định hướng nghề nghiệp mà bạn mong muốn bạn cần lên một kế hoạch chi tiết, có mục tiêu, định hướng, thời gian rõ ràng. Bạn cần phải học tập, trang bị cho mình thật nhiều kiến thức chuyên môn về ngành nghề của bạn. Tiếp theo bạn cần những kỹ năng gì trong công việc để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn. Hay công việc yêu cầu bạn về thời gian, kỹ năng, chuyên môn như thế nào thì bạn cần phải lên kế hoạch để tìm hiểu về nó.
5. Học thêm các kỹ năng mềm
Muốn định hướng nghề nghiệp thật tốt và có thêm nhiều lựa chọn cho bản thân thì việc nắm giữ, học hỏi thêm các kỹ năng là không thể thiếu. Kỹ năng mềm, kỹ năng sống là những điều cần thiết mà mỗi con người không thể thiếu dù làm bất cứ công việc gì. Muốn mọi thứ diễn ra suôn sẻ thì việc bạn có nhiều kỹ năng mềm để xử lý sẽ tốt hơn. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt thì khi gặp đối tác bạn sẽ dễ dàng trình bày ý tưởng, thuyết phục, đàm phán được với họ. Bạn có kỹ năng xử lý tình huống tốt thì khi gặp những trục trặc dù lớn, nhỏ, đơn giản hay phức tạp bạn đều có thể nhanh chóng đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. Có những định hướng nghề nghiệp đúng cùng với việc bạn chăm chỉ thực hành, trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm là một sự lựa chọn hoàn hảo.
6. Tự trải nghiệm và khám phá
Tất nhiên sẽ chẳng có lý thuyết nào mà không gắn liền với thực hành cả. Khi bạn đã tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp đó, bạn hãy thử sức trải nghiệm và khám phá nó trên thực tế. Bạn hãy đi làm để xem mình đặt trong hoàn cảnh này, công việc này mình có đáp ứng được không, mình làm có thấy vui và hiệu quả không và mình có thực sự hợp với ngành nghề này không?
Chúng ta sống và làm việc luôn cần có niềm đam mê, sự hạnh phúc, nếu bạn làm một công việc nhàm chán và mỗi ngày bạn đều bị bắt buộc làm công việc đó thì bạn không thể làm hết mình vì nó được. Do đó, định hướng nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn đã thực hành và tự mình trải nghiệm
Xem thêm: Review sách hay: 20 cuốn sách giúp bạn định hướng nghề nghiệp tương lai
II. Những skill cần thiết cho định hướng nghề nghiệp tương lai
Những kỹ năng mềm cần thiết cho định hướng nghề nghiệp
1. Linh động xử lý tình huống
Kỹ năng này rất cần thiết, dù đi làm việc hay ở trong cuộc sống thường ngày thì kỹ năng xử lý tình huống rất quan trọng. Nếu bạn gặp trường hợp khách hàng đang bực tức vì sản phẩm không như mong muốn của họ, mà bạn lại xử lý không khéo léo khiến cho khách hàng càng bực tức hơn thì sao?
Cách xử lý tình huống ở đây cần sự linh hoạt, bạn không thể áp đặt xử lý tình huống theo một quy tắc, công thức nào được, cái này sẽ bằng sự trải nghiệm, đúc rút từ những lần xử lý chưa thông minh của bạn. Đây cũng là một kỹ năng bạn cần biết để bổ sung, rèn luyện trong kế hoạch định hướng nghề nghiệp lâu dài của mình.
2. Tư duy phán đoán nhanh nhạy
Tư duy phán đoán giúp gì trong việc định hướng nghề nghiệp? Trong thời đại 4.0, khi mọi thứ diễn ra nhanh chóng, thay đổi ngẫu nhiên đến chóng mặt thì bạn cần có tư duy phán đoán nhanh nhạy. Bạn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi thứ theo những góc nhìn khác nhau, phải phán đoán được những diễn biến trong tương lai và đưa ra những kế hoạch định sẵn để xử lý nếu tình huống đó diễn ra. Tư duy phán đoán là một trong những kỹ năng bạn cần rèn luyện khi định hướng nghề nghiệp.
3. Sáng tạo
Như các bạn đã biết, trí tuệ nhân tạo, máy móc đang dần thay thế con người trong các công việc, chính vì vậy để tồn tại và không bị máy móc gạt mình ra trong khối sản xuất thì bạn cần là một người sáng tạo. Con người hơn máy móc ở chỗ họ có trí tuệ để điều khiển máy móc, tạo ra máy móc, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mới lạ. Có sự sáng tạo không những giúp công việc của bạn có hiệu quả hơn mà nó còn giúp bạn thêm yêu cuộc sống lao động hơn.
Không những thế sáng tạo cũng sẽ giúp con đường định hướng nghề nghiệp của những bạn trẻ đang hoang mang chưa biết chọn con đường nào có sự mạnh dạn khám phá, trải nghiệm nhiều công việc trước khi chọn một ngành nghề cố định để đồng hành với nó trong cuộc đời.
4. Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự ở đây không chỉ là bạn tập hợp thông tin của các nhân viên trong công ty, lưu trữ những giấy tờ liên quan đến công việc,... Quản lý nhân sự đòi hỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm tốt vì bạn là người trung gian, gắn kết những nhân viên trong công ty với nhau.
Quản lý nhân sự tốt sẽ giúp công ty đào tạo được những nhân viên giỏi, đào thải ngay những nhân viên không có ý thức làm việc, các giấy tờ cũng được giải quyết nhanh chóng hơn. Đây là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở mỗi công ty và là một lựa chọn thú vị cho bạn khi định hướng nghề nghiệp.
5. Nâng cao kiến thức chuyên ngành
Đừng nên dậm chân tại chỗ, luôn chuyển mình, luôn học hỏi thêm những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mềm để công việc bạn làm luôn suôn sẻ. Cập nhật thông tin, kiến thức sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc, không bị đẩy lùi so với sự chuyển biến của nền kinh tế, của xã hội thời đại công nghệ. Nâng cao kiến thức chuyên ngành và hãy nắm chắc nó ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khi bạn còn đang lên kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình nhé!
III. Những định hướng nghề nghiệp, công việc của tương lai
Gợi ý các nghành nghề để định hướng nghề nghiệp
1. Kỹ sư “chất thải”
Với sự phát triển công nghiệp cũng như cuộc sống sinh hoạt của chúng ta ngày nay, lượng rác thải xả ra là rất lớn, môi trường ngày càng ô nhiễm. Chính vì vậy mà những định hướng nghề nghiệp liên quan đến bảo vệ môi trường đang ngày càng được coi trọng. Kỹ sư “chất thải” cũng vậy, đây là một ngành hot đang được nhiều bạn trẻ theo học.
Ở đây bạn sẽ học cách làm sao để xử lý các chất thải có hại cho môi trường được giảm bớt đi, hoặc xử lý nó trở thành vật liệu có thể tái sử dụng,... Các bạn có thể tham khảo và định hướng nghề nghiệp cho mình các ngành liên quan như kỹ thuật thiết lập dân dụng, kỹ thuật hóa, kỹ thuật quản lý chất thải,...
2. Cố vấn nguồn năng lượng thay thế
Trước đây chúng ta luôn nghĩ tài nguyên thiên nhiên là vô tận, chính vì vậy mà con người không ngừng khai thác chúng một cách bừa bãi. Không quan tâm tới việc tái sinh nguồn năng lượng này như thế nào và tác động của việc khai thác tới môi trường ra sao. Từ đó môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt và bây giờ chúng ta đang vắt óc để tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế cho tài nguyên thiên nhiên kia trong cuộc sống sản xuất, đáp ứng sinh hoạt của con người.
Công việc của những kỹ sư hay tư vấn viên nguồn năng lượng thay thế chính là tìm ra những giải pháp mới, tích cực để vừa sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, nước biển,... một cách hiệu quả. Đây cũng là ngành được săn đón rất nhiều và bạn có thể lựa chọn khi đang định hướng nghề nghiệp. Các bạn có thể tham khảo định hướng nghề nghiệp một số ngành học sau: kỹ thuật hóa học, hóa học, kỹ thuật năng lượng tái tạo, nghiên cứu hoàn cảnh, vật lý, kỹ sư cơ khí.
3. Dự đoán động đất
Những thảm họa như động đất, sóng thần,... đôi khi đến bất chợt với sức tàn phá khủng khiếp khiến cho con người không thể phòng chống kịp. Chính vì vậy ngành dự đoán động đất đang được nhiều nước quan tâm và đẩy mạnh phát triển nhằm giảm thiểu đi nguy cơ tàn phá về người và của do động đất gây ra.
Để trở thành một nhà dự đoán động đất bạn có thể định hướng nghề nghiệp và học những chuyên ngành nghề liên quan như: khoa học địa chất, vật lý, địa lý, địa chất, toán, khoa học máy tính, công nghệ thông tin...
4. Cố vấn y tế
Ngành y tế sẽ là ngành không bao giờ thiếu trong cuộc sống con người và được nhiều người lựa chọn khi đang định hướng nghề nghiệp bởi có càng nhiều nhân viên y tế với tay nghề tốt thì sức khỏe của con người càng được đảm bảo, nâng cao hơn. Cố vấn y tế là một trong những công việc được nhiều bệnh viện săn đón.
Công việc chính của bạn là theo dõi bệnh nhân sau các buổi khám bệnh, phẫu thuật, tư vấn cho họ liệu trình chăm sóc sức khỏe vì mỗi người có một thể trạng và căn bệnh khác nhau. Bạn sẽ là trực tiếp kiểm họ và đảm bảo rằng họ thực hiện đúng quy trình y tế, có suy nghĩ tích cực để mau chóng hồi phục.
Bạn là người bạn đồng hành của bệnh nhân, là chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và trị liệu cho bệnh nhân. Bạn có thể theo học các ngành sau để trở thành một cố vấn y tế: tâm lý học, chế độ dinh dưỡng, xã hội học, sinh học,...
5. Giảng viên “bay”
Có ngành hàng không, có phi công thì chắc chắn phải có người thầy để giảng dạy cho họ rồi. Nghề giảng viên hàng không đã tồn tại khá lâu, và nó sẽ tiếp tục phát triển khi tương lai chúng ta có thể đi lại bằng máy bay, ô tô bay cũng nên. Nhưng trên hết để trở thành một giáo viên hàng không thì bạn cần học một số ngành liên quan như mạng, chiêm tinh học, vật lý, khoa học máy tính,... Đây là một định hướng nghề nghiệp khá mạo hiểm và dành cho những bạn có niềm đam mê thực sự về sư phạm và hàng không nhé!
6. Phi công thương mại chân trời
Máy bay giờ đây trở thành một phương tiện đi lại đường dài khá phổ biến ở bất cứ quốc gia nào, mà chi phí không quá đắt đỏ, phục vụ được nhu cầu đi lại cao của khách hàng. Chính vì vậy mà phi công thương mại, hay nói ngắn gọn là phi công đang dần trở nên hot hơn, được săn đón nhiều hơn bởi các hãng hàng không và đây là một lựa chọn không tồi nếu bạn đang định hướng nghề nghiệp. Bởi để trở thành một phi công chính hiệu cần đạt rất nhiều tiêu chuẩn, nên bạn có thể tham khảo một số ngành sau để học: kỹ thuật hàng không vũ trụ, chiêm tinh, vật lý, khoa học máy tính,...
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn tìm ra được những công việc phù hợp, mà bạn có niềm thích thú, đam mê với nó. Hãy cống hiến hết mình cho công việc nhé!
Xem thêm các bài viết:
Quản trị khách sạn và Top công việc hái ra tiền khi học quản trị khách sạn
Top 16 việc làm tiếng Nhật hấp dẫn nhất tại Việt Nam hiện nay
Marketing là gì? Những kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề Marketing
Top các việc làm cộng tác viên online hot nhất hiện nay