Khi dạo lướt siêu thị, bạn chắc hẳn đã nhìn thấy những cái tên thương hiệu quen thuộc như OMO, Coca-Cola, Nestle, Colgate... Và bạn có biết điểm chung đặc biệt của những thương hiệu trên là chúng điều đại diện cho ngành FMCG.

Với những bạn học và làm về Marketing chắc hẳn đã rất nhiều lần nghe đến thuật ngữ FMCG. Vậy FMCG là gì và ngành FMCG có đặc thù gì? Thì trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng 123job.vn tìm hiểu về khái niệm FMCG và những sự thật bất ngờ trong ngành hàng này.

I. FMCG là gì?

FMCG là thuật ngữ viết tắt cho cụm từ Fast Moving Consumer Goods (nhóm hàng tiêu dùng nhanh). Hiểu được FMCG là gì, bạn sẽ biết đây là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân, được mọi người sử dụng hàng ngày, đó có thể là dầu gội, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, đồ ăn đồ uống hàng ngày thậm chí có cả những mặt hàng khác như thuốc lá, điện thoại, xăng xe…

khái niệm FMCG

Những thương hiệu nổi tiếng trong ngành FMCG mà hầu như mọi người đều biết đến chính là: Vinamilk, Cocacola, OMO…

Vậy ngành FMCG là gì? Đó chính là ngành sản xuất toàn bộ các loại mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh. Những thương hiệu tiêu biểu có thể kể đến trong ngành FMCG mà hầu như mọi người đều biết đến chính là: Unilever, Pepsico, Vinamilk, Colgate, Cocacola, OMO… Các hãng này sản xuất với số lượng hàng hóa rất lớn, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất nhập khẩu sang các thị trường nước ngoài.

II. 3 sự thật không ngờ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG

1. Các thị trường lớn chưa bao giờ hết khả năng tăng trưởng

Nhiều công ty FMCG lầm tưởng rằng thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Tây Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng chậm trong tương lai, cho nên chiến lược kinh doanh của họ chỉ là cạnh tranh hệ thống phân phối thị trường nhằm đảm bảo duy trì thị phần. 

Tuy nhiên đó là một dự định sai lầm bởi vì không chỉ tăng trưởng bình thường mà ngành FMCG tại thị trường Tây  u và Mỹ đang phát triển nhanh không thua kém gì các ngành hàng mới nổi khác. Bỏ lỡ những thị trường này, nhiều công ty FMCG nổi tiếng đã mất đi cơ hội chiếm lĩnh thị trường và gia tăng doanh số bán hàng về cho công ty mình. 

Theo một nghiên cứu mới đây, thị phần các ngành hàng như đồ uống, kem chống lão hóa, nước khoáng... sẽ tăng trưởng gấp đôi so với nhu cầu hiện tại.

xu hướng tăng trưởng fmcg ở thị trường tây âu và mỹ

Thị phần các ngành hàng như đồ uống, kem chống lão hóa, nước khoáng... ở tại thị trườngTây Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi so với nhu cầu hiện tại

2. Nỗi lo sợ về thị trường của những nhãn hàng mới gia nhập

Bạn có biết khi muốn gia nhập một thị trường mới, điều quan trọng đối với một thương hiệu ngành FMCG là gì? Đó chính là cần nghiên cứu kỹ về thị trường. Nhiều nhãn hàng cho rằng đã là quá muộn khi tấn công vào thị trường Ấn Độ hay Trung Quốc bởi vì ở thị trường lớn, họ sẽ bị cạnh tranh khắc nghiệt và gặp rủi ro nếu công ty họ không có một nền tảng tài chính vững chắc. 

Tuy nhiên đó là một tư tưởng sai lầm bởi vì nếu họ chọn thị trường những thành phố lớn để gia nhập thì khả năng chiếm lĩnh thị trường của họ vẫn còn mở rộng. Đơn giản vì khi biết được yêu cầu về quy mô những mặt hàng ngành FMCG là gì, nếu yêu cầu về quy mô tối thiểu thấp, thì doanh nghiệp bạn chỉ cần gia nhập ở các thị trường này thôi (tại các thành phố lớn) cũng đã đủ để mang lại doanh thu tương đương với mức doanh thu toàn quốc ở các thị trường đang phát triển  khác - hay thậm chí là cao hơn.

Ví dụ với ngành hàng nước ngành trái cây tại Thượng Hải, thị trường tại đây được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp ba lần và quy mô còn lớn hơn so với toàn bộ đất nước Malaysia. Hơn nữa, một điều kiện thuận lợi dành cho các thương hiệu có ý định thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đó chính là chính sách hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phân phối và bán lẻ của hai quốc gia. Điều này sẽ giúp cho các thương hiệu FMCG khi đi vào các thị trường này sẽ đỡ phức tạp hơn. 

Thị trường đồ uống FMCG

Khi muốn gia nhập một thị trường mới, điều quan trọng đối với một thương hiệu ngành FMCG đó là cần nghiên cứu kỹ về quy mô thị trường

3. Sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì doanh nghiệp tin tưởng

Một sự thật hoàn toàn trái ngược với những điều bấy lâu doanh nghiệp vẫn luôn tin đó chính là ở các thị trường đang nổi, người tiêu dùng sẽ không lựa chọn các sản phẩm cao cấp. Trên thực tế, tại các thành phố lớn thuộc các quốc gia đang phát triển, thu nhập của người dân cao bằng hoặc thậm chí cao hơn so với mức thu nhập của người dân tại các thành phố ở châu  u hoặc Bắc Mỹ. Cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng ngành FMCG của người địa phương tại các thành phố này cũng tương đương khi so sánh với nhu cầu người dân ở các nước phát triển. 

Ví dụ như với những sản phẩm đồ cho trẻ sơ sinh, mỹ phẩm, dụng cụ trong nhà... Khi các công ty FMCG có thể xác định và đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng này sớm thì sẽ nhanh chóng được định vị như những người tiên phong thị trường. 

Một ví dụ điển hình là với sản phẩm bỉm cho trẻ em, tập đoàn P&G đã nắm bắt được tâm lý khách hàng Trung Quốc khi nhận ra hầu hết người dân lúc đó đang dùng tã vải và mong muốn sử dụng một sản phẩm khác, họ nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và ngay lập tức trở thành nhãn hiệu đầu tiên trong tâm trí của khách hàng và nhanh chóng giữ được thị phần phân khúc mặt hàng này tại Trung Quốc.

III. Xây dựng chiến lược FMCG cho các thị trường vĩ mô

Một chiến lược mở rộng thị trường được các nhà nghiên cứu gần đây gợi ý cho những thương hiệu ngành FMCG đó chính là tập trung vào thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa), để lấy được thị phần tương đương hoặc có thể lớn hơn so với các thị trường toàn quốc khác. 

Theo như một nghiên cứu tại các thành phố có quy mô dân số trung bình (20.000 - 50.000 người) ở Brazil, mức tăng trưởng chi tiêu trung bình hàng năm lên đến 7,5% và mang lại giá trị tương đương với một nửa mức chi tiêu toàn dân Brazil. Như với ngành kem chống nắng hay các sản phẩm nướng cũng có thể mang lại mức tăng trưởng lớn hơn 50% cho đến gấp đôi. 

Cũng theo nghiên cứu, tại các khu vực thành thị Ấn Độ (tập trung ở 70 thành phố đông dân nhất) - quy mô dân số đã chiếm đến 1/7 tổng dân số nước này và đóng góp giá trị lớn hơn 1/4 tổng doanh thu ngành đồ uống từ năm 2014 - 2025.

Vậy để tham gia vào các thị trường này, các chuyên gia nghiên cứu đã gợi ý một số điểm mà các tập đoàn FMCG cần phải quan tâm, đó chính là:

1. Phân tích điểm nóng

Các thương hiệu trong ngành FMCG nên đánh giá đâu là thành phố công ty sẽ lựa chọn để xâm nhập. Hãy xác định top 100 thành phố hàng đầu mà công ty khi hiện diện sẽ đạt được kỳ vọng tăng trưởng lớn.

2. Chọn ngành hàng phù hợp

Với mỗi thị trường, do có sự khác nhau về mức thu nhập, lối sống, văn hóa... cho nên sẽ có những ngành hàng phù hợp để phát triển và có những ngành không. Điều quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh mà những công ty FMCG cần phải chú ý đó là lựa chọn những ngành hàng/sản phẩm nào để đạt mức tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở thị trường đó.

Lựa chọn ngành hàng FMCG

Việc lựa chọn ngành hàng nào phù hợp với thị trường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố về mức thu nhập, lối sống, văn hóa... của người dân tại thị trường đó

3. Phân tích, nghiên cứu và kiểm tra thị trường

Khi thâm nhập vào bất kỳ một thị trường nào, các thương hiệu FMCG cũng đều cần phải nghiên cứu thị trường và phân tích kỹ lưỡng thị trường đó. Kiểm tra xem có những điều kiện nào phù hợp để doanh nghiệp có thể tận dụng khai thác và phát triển.

4. Bố trí, phân bổ nguồn lực

Việc phân bổ nguồn lực là một yếu tố mà các thương hiệu công ty ngành FMCG cần phải quan tâm bởi vì bố trí nguồn lực hợp lý sẽ giúp công ty vẫn đảm bảo được tăng trưởng nhưng cũng tiết kiệm được nguồn chi phí lao động.

IV. Kết luận

Hi vọng những thông tin 123job.vn chia sẻ trên đây đã giúp các bạn trả lời được cho câu hỏi FMCG là gì ngành FMCG là gì. Cập nhật ngay kiến thức và tìm hiểu thị trường các ngành hàng sẽ giúp cho bạn có được những hành trang tốt nhất trên con đường trở thành một người làm marketing giỏi.