Talent Acquisition Manager từ lâu đã trở thành mắt xích quan trọng trong bộ máy vận hành doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để trở thành một Talent Acquisition Manager thực thụ? Cùng bắt đầu tìm hiểu mô tả công việc của vị trí này nhé…
Talent Acquisition Manager là thuật ngữ nghề nghiệp mới bắt đầu du nhập vào bộ máy vận hành các doanh nghiệp. Tuy vậy, khi đặt ra thắc mắc Talent Acquisition Manager là gì hay tầm quan trọng của vị trí này ra sao, thì đối với những người làm trong lĩnh vực quản trị nhân sự hầu hết đều dễ dàng để trả lời được.
Để bắt đầu hiểu rõ những công việc của nghề này, ta nên đi từ việc tìm hiểu chính tên gọi của nó - Talent Acquisition là gì… Đây là thuật ngữ chuyên môn chỉ sự thu hút tài năng. Ngày nay, các doanh nghiệp rất ưa chuộng phương thức tuyển dụng này. Phương pháp này tập trung vào việc xây dựng những chiến lược tuyển dụng dài hạn để hướng tới tầm nhìn xa hơn cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trong tương lai.
Đã hiểu được Talent Acquisition là gì, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khái niệm về công việc một Manager đảm nhận trách nhiệm đó. Trong bài viết này, 123job sẽ đem tới cho bạn những thông tin tiết mô tả công việc Talent Acquisition Manager. Từ đó bạn sẽ thấy được những năng lực cần có để thực hiện công việc Talent Acquisition là gì, con đường để trở thành Talent Acquisition Manager thực thụ sẽ ra sao…
I. Công việc Talent Acquisition Manager là gì?
Talent Acquisition Manager là ai?
Talent Acquisition Manager - từ cái tên tiếng anh của nó đã cho ta cái nhìn khái quát nhất về công việc. Cụ thể, Talent Acquisition Manager là người chủ trì, đặt nền móng cho việc tìm kiếm, chiêu mộ, kiểm tra đánh giá, đào tạo, giáo dục những nhân tài này cho những vị trí nhất định trong tổ chức - một kế hoạch “dài hơi” từ hiện tại tới tương lai để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, từ việc tìm hiểu talent acquisition là gì, ta biết được Talent Acquisition Manager sẽ đóng vai trò “recruiter” - “sếp”. Hay nói cách khác, vị trí này sẽ trực tiếp có trách nhiệm đảm bảo vận hành quá trình chiến lược chiêu mộ nhân tài bài bản nhất.
Tuy nhiên, để phân biệt rõ vị trí và vai trò của Talent Acquisition Manager là gì trong mỗi doanh nghiệp nói chung, chúng ta cần xác định sự khác biệt chủ yếu giữa tuyển dụng - recruitment và thu hút tài năng - talent acquisition là gì? Điểm mấu chốt nằm ở sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa tính chiến thuật và chiến lược.
Tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động thông thường và liên quan chủ yếu tới ứng viên như: quảng bá tin tuyển dụng cho doanh nghiệp, tiến hành sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đưa ra các tiêu chí đánh giá, lựa chọn. Còn Talent Acquisition là phạm trù rộng lớn và cao hơn hẳn, với tầm nhìn mang tính chiến lược hơn: không chỉ là lấp đầy vị trí hiện tại, mà còn đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhân sự trong tương lai.
Muốn vậy, Talent Acquisition còn cần kết hợp nhiều yếu tố khác quan trọng không kém. Ví như: xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ chất lượng và uy tín trong cộng đồng ứng viên và mở rộng những talent pool (nguồn ứng viên tài năng) khác nhau cho tổ chức.
Hiểu được khái niệm Talent Acquisition Manager là gì, chắc hẳn bạn đang rất tò mò về trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng… mà công việc này cần có. Không cần chờ đợi lâu hơn nữa, tất cả sẽ có trong 2 mẫu mô tả công việc Talent Acquisition Manager ngay sau đây...
II. Mẫu 1 mô tả công việc Talent Acquisition Manager
Mẫu 1 mô tả công việc Talent Acquisition Manager
1. Mô tả công việc
- Xác định nhu cầu nhân sự hiện nay và đưa ra dự báo
- Xây dựng chiến lược thu hút ứng viên và các kế hoạch tuyển dụng
- Chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu công ty
- Tìm nguồn ứng viên để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hiện tại và tương lai theo dự báo
- Lên kế hoạch và tiến hành công việc tuyển dụng, thực hiện sàng lọc ứng viên (lọc CV, phỏng vấn,...)
- Chăm sóc trải nghiệm ứng viên
- Hỗ trợ duy trì và phát triển nguồn nhân lực
- Giám sát nhân viên tuyển dụng
- Tổ chức hoặc tham dự các hội chợ việc làm, các trung tâm việc làm hoặc các sự kiện việc làm khác
- Lập báo cáo dựa vào số liệu và xác định các yếu tố cần cải thiện
2. Trách nhiệm
- Talent Acquisition Manager là người trực tiếp xây dựng các phễu thu hút nhân tài xuyên suốt quá trình từ đầu vào cho tới đầu ra (nhìn rõ từng bậc mà một nhân sự từ chưa có kinh nghiệm gì, chưa biết gì cần trải qua và thiết kế phễu tương ứng). Từ đó, họ cũng phải đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực đầu ra cho các vị trí cần tuyển trong hiện tại và tương lai.
- Tạo mối quan hệ với các trường đại học, các trang tuyển dụng nguồn lớn, có uy tín cũng là một phần công việc quan trọng của Talent Acquisition Manager. Liên tục cập nhật các thông tin cần thiết đến từ các nguồn này.
- Talent Acquisition Manager là người lên dự trù kinh phí tuyển dụng cho toàn phễu. Đề xuất kinh phí hằng năm chi cho hoạt động của ban quản trị và cam kết đảm bảo đầu ra cho các vị trí cần thiết của doanh nghiệp.
- Dự đoán nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và so sánh với nguồn cung nhân lực thực tế.
- Tuyển dụng, đánh giá và xây dựng các chương trình, xúc tiến huấn luyện đội ngũ tuyển dụng trong doanh nghiệp.
- Talent Acquisition Manager chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện thu hút tuyển dụng cho doanh nghiệp.
- Đo lường và đánh giá, đưa ra các phán đoán về chỉ số tuyển dụng từ phễu và các công việc khác liên quan.
3. Quyền hạn
- Talent Acquisition Manager có các quyền hạn gắn liền với các công việc chính sau:
- Hoạch định chiến lược
- Phân định nguồn nhân lực
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
- Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên
- Đo lường và dự đoán
- Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- Tạo nguồn ứng viên
- Quản lý dữ liệu khoa học
4. Báo cáo uỷ quyền
Trừ khi có yêu cầu của cấp trên hoặc các thỏa thuận trước, Talent Acquisition Manager không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.
5. Tiêu chuẩn ứng tuyển
- Tốt nghiệp các ngành học có chuyên môn liên quan đến Con người, Nhân lực, Nhân sự, hoặc các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí Talent Acquisition Manager hoặc TA Consultant, có thể ở các vị trí tương tự.
- Hiểu được mô tả công việc Talent Acquisition Manager là gì
- Có kinh nghiệm trong hoạt động tạo các chương trình đào tạo theo cấp bậc.
- Sử dụng và áp dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ để lưu trữ và hệ thống dữ liệu.
- Sử dụng tốt mạng xã hội và các kênh truyền thông online khác để tiếp cận các Lead ứng viên tiềm năng cho đầu phễu.
- Có kinh nghiệm trong công tác tổ chức các sự kiện Offline nhằm thu hút và gây sự chú ý của ứng viên cho doanh nghiệp.
- Khả năng dẫn dắt, lãnh đạo đội nhóm và làm việc Teamwork tốt trong vị trí Talent Acquisition Manager.
- Biết cách xây dựng các mối quan hệ lâu dài và uy tín với các bên đối tác như các trường đại học, các trang tin lớn...
6. Bộ câu hỏi phỏng vấn Talent Acquisition Manager
- Bạn đã bao giờ sử dụng các kênh truyền thông Online hay Offline nào để hỗ trợ việc tuyển đầu vào chưa? Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nghĩ kênh truyền thông nào là kênh hiệu quả hơn cả?
- Bạn có thể thử mô tả một ý tưởng cho một sự kiện truyền thông Offline nhằm thu hút đối tượng là các sinh viên sắp tốt nghiệp, để họ biết đến và có nhu cầu được đào tạo để trở thành một phần của doanh nghiệp chúng tôi trong tương lai được không? Đối với dự án này, hãy thử nêu qua Agenda dự kiến và một số công việc hậu cần cần lưu ý cho sự kiện đó nhé?
- Đội nhóm Recruiter mà bạn quản lý trong vai trò Talent Acquisition Manager phải đảm bảo các tiêu chí như thế nào? Bạn thực hiện những công việc gì để thúc đẩy toàn Team Talent Acquisition làm việc năng suất nhất? Bạn sẽ dùng những tiêu chí gì để đánh giá điều đó?
7. Download bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager
Bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager
III. Mẫu 2 mô tả công việc Talent Acquisition Manager
Mẫu 2 mô tả công việc Talent Acquisition Manager
1. Mô tả công việc
Talent Acquisition Manager hay còn gọi là người chiêu mộ tài năng là một vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp. Công việc chính của Talent Acquisition Manager là xây dựng một hệ thống nhằm tìm kiếm, đào tạo và giáo dục những cá nhân sở hữu năng lực, từ đó trở thành người phù hợp cho 1 vị trí hay 1 nhu cầu tuyển dụng hiện tại hoặc trong tương lai.
Ngoài ra, Talent Acquisition Manager còn là người trực tiếp tạo và duy trì các mối quan hệ với các trường đại học, các trang tin tuyển dụng và chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
2. Các công việc chính
- Talent Acquisition Manager là người trực tiếp xây dựng các phễu thu hút nhân tài xuyên suốt quá trình từ đầu vào cho tới đầu ra (nhìn rõ từng bậc mà một nhân sự từ chưa có kinh nghiệm gì, chưa biết gì cần trải qua và thiết kế phễu tương ứng). Từ đó, họ cũng phải đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực đầu ra cho các vị trí cần tuyển trong hiện tại và tương lai.
- Tạo mối quan hệ với các trường đại học, các trang tuyển dụng nguồn lớn, có uy tín cũng là một phần công việc quan trọng của Talent Acquisition Manager. Liên tục cập nhật các thông tin cần thiết đến từ các nguồn này.
- Talent Acquisition Manager là người lên dự trù kinh phí tuyển dụng cho toàn phễu. Đề xuất kinh phí hằng năm chi cho hoạt động của ban quản trị và cam kết đảm bảo đầu ra cho các vị trí cần thiết của doanh nghiệp.
- Dự đoán nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và so sánh với nguồn cung nhân lực thực tế.
- Tuyển dụng, đánh giá và xây dựng các chương trình, xúc tiến huấn luyện đội ngũ tuyển dụng trong doanh nghiệp.
- Talent Acquisition Manager chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện thu hút tuyển dụng cho doanh nghiệp.
- Đo lường và đánh giá, đưa ra các phán đoán về chỉ số tuyển dụng từ phễu và các công việc khác liên quan.
3. KPI công việc
- Vì là một vị trí quan trọng và khá mới mẻ trong mỗi doanh nghiệp,Talent Acquisition Manager thường được đánh giá bằng những KPI đặc biệt như:
- Tổng số CV / đợt tuyển dụng
- Con số thể hiện tỷ lệ ứng viên vượt qua vòng CV
- Đánh giá tỷ lệ ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn lần 1
- Phân tích tỷ lệ ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn lần 2
- Quan sát tỷ lệ ứng viên thử việc
- Thể hiện tỷ lệ ứng viên thành nhân viên chính thức
- Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng
- Talent Acquisition Manager cần quan tâm đặc biệt tới thời gian để tuyển nhân viên
4. Quyền hạn
- Talent Acquisition Manager có các quyền hạn gắn liền với các công việc chính sau:
- Hoạch định chiến lược
- Phân định nguồn nhân lực
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
- Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên
- Đo lường và dự đoán
- Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- Tạo nguồn ứng viên
- Quản lý dữ liệu khoa học
5. Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp các ngành học có chuyên môn liên quan đến Con người, Nhân lực, Nhân sự, hoặc các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí Talent Acquisition Manager hoặc TA Consultant, có thể ở các vị trí tương tự.
- Hiểu được bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager là gì
- Có kinh nghiệm trong hoạt động tạo các chương trình đào tạo theo cấp bậc.
- Sử dụng và áp dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ để lưu trữ và hệ thống dữ liệu.
- Sử dụng tốt mạng xã hội và các kênh truyền thông online khác để tiếp cận các Lead ứng viên tiềm năng cho đầu phễu.
- Có kinh nghiệm trong công tác tổ chức các sự kiện Offline nhằm thu hút và gây sự chú ý của ứng viên cho doanh nghiệp.
- Khả năng dẫn dắt, lãnh đạo đội nhóm và làm việc Teamwork tốt trong vị trí Talent Acquisition Manager.
- Biết cách xây dựng các mối quan hệ lâu dài và uy tín với các bên đối tác như các trường đại học, các trang tin lớn...
6. Những năng lực liên quan
Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ - lĩnh vực kinh doanh, trình độ sử dụng ngôn ngữ, trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Các skill cần có:
- Talent Acquisition Manager cần có kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- Kỹ năng tư duy chiến lược
- Tư duy tập trung vào kết quả cuối cùng
- Kỹ năng tổ chức, điều khiển và quản lý thời gian
- Năng lực giải trình
- Kỹ năng tạo ảnh hưởng
- Kỹ năng quản trị rủi ro
- Tư duy trực giác
Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mới, Nhạy bén
7. Bộ câu hỏi phỏng vấn Talent Acquisition Manager
- Để chứng minh sự phù hợp với vị trí Talent Acquisition Manager, bạn có thể nêu một vài chương trình đào tạo nguồn nhân lực mà bạn đã từng triển khai trong quá khứ được không? Các chương trình đó được đánh giá thế nào và đem lại cho học viên những giá trị gì? Bạn đánh giá hiệu quả cả quá trình của nó như thế nào? Nhận xét một cách chủ quan theo ý kiến của bạn thì chương trình đó còn tồn tại những khuyết điểm gì và nếu có thì bạn đã rút được bài học gì?
- Bạn hãy thử mô tả một chương trình đào tạo toàn diện theo cấp bậc từ vị trí sinh viên mới ra trường (nhân sự mới chưa có kinh nghiệm) để trở thành một chuyên viên kinh doanh được không? Trong quá trình đó, bạn hình dung mình sẽ sắp xếp và tổ chức các lớp đào tạo nhân lực như thế nào? Hãy kể các cách khác nhau để đo lường hiệu quả của các lớp đào tạo đó.
- Bạn đã bao giờ sử dụng công cụ nào để hỗ trợ lưu trữ học liệu, case study thực tế hay các dữ liệu đào tạo khác của phễu chưa?
- Bạn có thể kể ra một phễu để từ một người chưa từng nghe về doanh nghiệp chúng tôi sau đó thay đổi thái độ và trở nên yêu quý, đặt niềm tin vào những ý tưởng chúng tôi đang xây dựng được không?
8. Download bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager
Bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager
IV. Kết luận
Dù là một vị trí khá mới mẻ trong doanh nghiệp, nhưng sức hút của Talent Acquisition Manager vẫn không thua kém các ngành nghề khác. Việc hiểu rõ mô tả công việc Talent Acquisition Manager sẽ giúp bạn từng bước chinh phục nó trên con đường sự nghiệp. Chúc bạn thành công!