Quản lý rủi ro hay quản trị rủi ro là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong các lĩnh vực công việc. Bất kỳ công việc nào cũng vậy, ngay cả khi bạn đã chuẩn bị một bản kế hoạch thực hiện hoàn hảo thì rủi ro cũng vẫn có thể xảy ra.
Quản lý rủi ro hay quản trị rủi ro là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong các lĩnh vực công việc. Trên thực tế, bất kỳ công việc nào cũng vậy, ngay cả khi bạn đã chuẩn bị một bản kế hoạch thực hiện hoàn hảo thì rủi ro cũng vẫn có thể xảy ra. Quản lý rủi ro là cả một quá trình từ việc đánh giá rủi ro, xây dựng chiến lược giảm thiểu những rủi ro đó. Một bản kế hoạch về việc giảm thiểu rủi ro nhằm làm giảm và loại bỏ yếu tố rủi ro tác động đến sự kiện của bạn.
Trong bài viết dưới đây, 123job giúp bạn tìm hiểu Quản lý rủi ro là gì? Những nguyên tắc cơ bản trong việc giảm thiểu rủi ro trong công việc? Bật mí cách để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất.
I. Quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro là gì? Hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về quản lý rủi ro và đương nhiên cũng chưa có những kế hoạch cụ thể cho việc quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là một quy trình xác định một số tình huống, những vấn đề có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tiến hành quản lý, làm giảm đến mức tối đa mức độ rủi ro để thực hiện mục tiêu phát triển tốt nhất. Quá trình này được thực hiện bởi những nhà lãnh đạo cấp cao như giám đốc điều hành doanh nghiệp, cố vấn nhân sự, chuyên gia về tài chính, …
Sau khi xác định được những rủi ro và đánh giá được mức độ của nó, bước tiếp theo, doanh nghiệp phải thiết lập ra chiến lược để quản lý rủi ro. Việc này phụ thuộc vào từng mô hình kinh doanh cụ thể để có được những chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Quá trình quản lý rủi ro cần có sự tham gia của tất cả các ban quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
Quy trình quản lý rủi ro phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chỉ:
- Có sự thống nhất về nội dung trên quy mô toàn công ty
- Hoạt động quản lý rủi ro gắn liền với sự vận hành doanh nghiệp
- Thường xuyên xem xét và đánh giá hiệu quả thực hiện.
Quản lý rủi ro là gì?
Xem thêm: Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp: Cần thiết hay là không?
II. TOP 10 nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật quản lý rủi ro
Từ hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu, hầu hết công ty đều tập trung và chú trọng hơn về yếu tố rủi ro xảy ra. Bộ phận điều hành và quản lý doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro được đánh giá như một nghệ thuật chứa đựng đầy sự thú vị chính bởi sự biến động của nó. Dưới đây là những nguyên tắc giúp doanh nghiệp bạn quản lý rủi ro hiệu quả.
1. Quản lý rủi ro luôn được đề cập đến đầu tiên trong tất cả các dự án
Nếu như trước đây, các nhà quản lý khi đề cập đến những kế hoạch kinh doanh, những bước phát triển mới cho doanh nghiệp thì lại thường bỏ qua bước quản lý rủi ro. Thì hiện nay, quản lý rủi ro lại được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Theo khảo sát của Harvard Business Review, từ năm 2011 khoảng 42% những công ty có 10.000 nhân sự đều có thêm vị trí CRO - Giám đốc bộ phận quản lý rủi ro. Những công có thêm vị trí nhân sự này có các công cụ giúp lập kế hoạch cho những vấn đề rủi ro, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro dự án, … Giám đốc bộ phận quản lý rủi ro là người trực tiếp điều hành các hoạt động, đảm bảo thực hiện việc quản lý rủi ro ở mọi trường hợp. Ngoài ra, họ phải là người nghiên cứu, đưa ra dự báo và những kịch bản quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Báo cáo công việc quản lý rủi ro lên ban Giám đốc công ty.
2. Quản lý rủi ro không chỉ có trên lý thuyết
Không chỉ là những mục tiêu, chiến lược trên giấy, quy trình quản lý rủi ro phải được xây dựng và bám sát diễn biến thực tế của doanh nghiệp. Quản lý rủi ro phải được gắn liền với quy trình vận hành của cả hệ thống công ty. Chỉ có như vậy, những nhà quản lý mới có thể hiểu và đánh giá chính xác được những rủi ro, đánh giá đúng về khả năng giảm thiểu và đẩy lùi những rủi ro đó. Những rủi ro tài chính, rủi ro về dự án kinh doanh, … Từ đó, bạn có thể dễ dàng xác định quy trình quản lý rủi ro, cách thức quản lý rủi ro tài chính và cách thức quản lý rủi ro dự án mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Phức tạp không phải là cách giải quyết
Hãy nhớ rằng quản lý rủi ro tuy quan trọng nhưng nó không phải là nhân tố quyết định trong việc vận hành nội dung công việc. Việc bạn bị quá phụ thuộc vào những chỉ số phân tích rủi ro chuyên sâu là điều hoàn toàn không cần thiết. Những rủi ro đưa ra chỉ là những giả thuyết, không phải là mục tiêu các nhà kinh doanh đang hướng tới. Đưa ra một hệ thống quản lý rủi ro một cách bao quát và đơn giản là điều hết sức cần thiết cho việc xác lập quy trình quản lý rủi ro.
4. Chiến lược quản trị rủi ro
Chiến lược quản trị rủi ro là gì? Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có thiên hướng xác định những nguy cơ rủi ro chủ yếu là rủi ro về tài chính. Đây là một trong những rủi ro cơ bản và quan trọng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Theo con số thống kê rủi ro doanh nghiệp giai đoạn 1995 - 2004, trong số 100 công ty thua lỗ giá cổ phiếu cao nhất thì chỉ có khoảng 37 công ty được xác định là bị ảnh hưởng bởi yếu tố tài chính. Phần lớn còn lại rủi ro được xác định là từ những chiến lược phát triển, những dự án kinh doanh. Điều quan trọng hàng đầu là bạn cần đưa ra chiến lược quản lý rủi ro thật tốt và đưa nó trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi dự án, mối chiến lược kinh doanh. Quản lý rủi ro tín dụng, tài chính phải đi đôi với quản lý rủi ro dự án.
5. Quản trị rủi ro là cả một nền văn hóa
Quản lý rủi ro cũng như một nền văn hóa. Mục tiêu của quá trình quản lý rủi ro không chỉ là để thực thi những chính sách mới mà còn giúp tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Đây là yếu tố thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc mà không phải chỉ là phản ứng lại những rủi ro đó. “Văn hóa quản trị rủi ro” là không phải tránh né hay tiến tới cân bằng yếu tố rủi ro mà chính là việc ngăn chặn và tiến tới loại bỏ yếu tố rủi ro trong quá trình phát triển.
6. Nhận thức được rủi ro cho toàn hệ thống
Những rủi ro được xác định và việc lập kế hoạch, đưa ra quy trình quản lý rủi ro là bởi những nhà lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, khi rủi ro được xác định thì cần phải được thông tin đến các bộ phận, phòng ban trong công ty để cùng nhau giải quyết nó.
Lưu ý: Đây là những thông tin lưu hành nội bộ để các cá nhân nhận thức, hiểu rõ những rủi ro để cùng nhau đưa ra giải pháp.
7. Quản trị rủi ro không phải là báo cáo bàn luận về những rủi ro
Quản lý rủi ro bản chất là đưa ra dự đoán và không có sự chắc chắn. Và đương nhiên, không một nhà quản lý nào lại muốn những con số dự báo đó là chính xác hoàn toàn. Quản lý rủi ro là việc nhận thức và đánh giá tác động bên ngoài doanh nghiệp, những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới. Từ đó, là cơ sở chuẩn bị ứng phó với tổn thất hoặc tạo cơ hội chuyển những rủi ro thành điều kiện phát triển cho bạn.
8. Không có câu trả lời chính xác nhất cho những rủi ro
Yếu tố rủi ro luôn vận động dựa trên những yếu tố từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những giả thuyết rủi ro thường nhanh chóng thay đổi theo xu hướng thị trường. Thị trường kinh tế vận hành liên tục có thể giúp tự hạn chế rủi ro cũng có thể tạo ra những rủi ro mới. Chính vì vậy, bạn phải luôn cập nhật tình hình, xây dựng kịch bản quản lý rủi ro phù hợp nhất.
9. Luôn sẵn sàng giải pháp cho những tình huống rủi ro không tưởng
Những rủi ro luôn có thể xảy ra mà không hề có sự dự báo trước. Một ví dụ điển hình là trận động đất sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản, kéo theo đó là hàng loạt thiệt hại cho tất cả các ngành trong đó có điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của BCG, những công ty có thể thích ứng nhanh với những rủi ro xuất hiện bất ngờ để có khả năng phát triển mạnh hơn rất nhiều, nhất là ở giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng.
10. Thành công trong rủi ro
Những doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội nảy sinh trong rủi ro, lội ngược dòng, tạo ra những bước đột phá sẽ là một thành công lớn. Một nhà quản lý giỏi luôn biết biến những kịch bản quản lý rủi ro trong trường hợp xấu trở nên hoàn hảo trước tình hình khó khăn.
Quản lý rủi ro tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp
Xem thêm: Chuyên viên quản lý rủi ro là gì? Mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro
III. Cách thức doanh nghiệp quản lý rủi ro thông qua phần mềm quản lý
1. Xác định được rủi ro
Một phần các công ty kiểm soát rủi ro thông qua các sự kiện, những kinh nghiệm quản lý rủi ro. Đây là phương pháp xác định rủi ro là cách hữu ích cho nhà quản lý dự án trong trường hợp cụ thể trong danh sách và mở rộng nhóm tư duy.
Ngoài ra, bạn có thể xác định rủi ro qua các danh mục, sử dụng khung với cấu trúc theo kiểu phân chia nhiệm vụ để phát triển cấu trúc phân chia những rủi ro.
Một bảng cấu trúc phân chi rủi ro được xác định bằng cách tạo bảng có mức độ chi tiết theo chiều tăng dần về bên phải.
Yếu tố kỹ thuật | Yếu tố về giá cả | Lịch trình |
Khách hàng | Các hợp đồng | Vấn đề tài chính |
Chính trị | Nhân tố liên quan đến môi trường | Yếu tố con người |
2. Đánh giá rủi ro
Trong quản lý rủi ro, đây là điều tất yếu phải làm sau khi bạn xác định được những rủi ro tiềm ẩn. Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xác suất có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Ở một số sự kiện khác nhau, yếu tố rủi ro có thể xảy ra với mức độ hoàn toàn khác nhau.
Để quản lý rủi ro tốt, định lượng chính xác được yếu tố rủi ro bạn phải thu thập đầy đủ dữ liệu làm cơ sở. Những dữ liệu quan trọng như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận, công nợ, tồn kho, nhân sự, … Bạn có thể sử dụng phần mềm ERP để cập nhật thông tin và xuất ra báo cáo quan trọng.
3. Giảm thiểu rủi ro
Bước khá quan trọng trong quản lý rủi ro là xây dựng kế hoạch đẩy lùi rủi ro.
Phương pháp giảm rủi ro:
- Tránh những yếu tố rủi ro: Để tránh gặp phải hậu quả không ai mong muốn, bạn nên ngăn chặn rủi ro xảy ra. Tránh các nhân tố có tác động rủi ro là điều tốt nhất mà bạn nên làm.
- Giảm đến mức tối đa những rủi ro: Tránh được yếu tố rủi ro cũng đồng nghĩa rằng bạn có thể tác động làm giảm thiểu rủi ro. Thực hiện một số hành động nhất định khi đã dự kiến được rủi ro đối với dự án.
- Chuyển đổi rủi ro: Chấp nhận rủi ro bằng cách trả tiền để đối phó với nó là cách cuối cùng khi bạn không thể làm giảm rủi ro. Sự lựa chọn cho các doanh nghiệp là mua bảo hiểm.
Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh dành cho startup
IV. Tác dụng của quản lý rủi ro trong tất cả các dự án
Quản lý rủi ro trải qua quá trình lập kế hoạch, xác định yếu tố rủi ro, phân tích rủi ro, đối phó với rủi ro và kiểm soát các yếu tố rủi ro.
Quản lý rủi ro có những tác dụng sau:
- Chủ động nắm bắt cơ hội và thách thức làm tác động đến doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực thi dự án, sớm phát hiện ra rủi ro, kịp thời lập kế hoạch dự phòng.
- Tăng giá trị thực hiện của kế hoạch, làm cho kế hoạch thực tế hóa hơn, nâng cao giá trị, áp dụng vào quản lý rủi ro dự án, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tài chính, quản lý rủi ro thời gian, ...
- Hạn chế hoặc loại bỏ được những thay đổi bất ngờ không cần thiết
- Đánh giá một cách chi tiết hơn cơ hội và thách thức đối với các hạng mục của doanh nghiệp
- Đánh giá cụ thể và chi tiết cơ hội và thách thức từ những phương diện: chất lượng, thời gian, nhân sự, chi phí, truyền thông, …
- Giúp người quản lý hiểu rõ về dự án cũng như những hoạt động của doanh nghiệp.
- Đánh giá chính xác những cơ hội và thách thức từ môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
Xem thêm: Những bí mật cần biết về kỹ năng quản lý hiệu quả
V. Kết luận
Mục tiêu chính của quản lý rủi ro chính là cung cấp cho người quản lý những cơ sở dữ liệu để đưa ra những chính sách phù hợp nhất. Đánh giá rủi ro ở cả trong và ngoài doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng. Quản lý rủi ro tốt tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển doanh nghiệp.