Host là thuật ngữ không còn mấy xa lạ đối với mọi người và ngành nghề này ngày càng trở nên phổ biến hơn và là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về nghề Host các bạn hãy đọc bài viết ở phía dưới để hiểu rõ hơn nhé.

1. Nghề Host là gì?

Từ "host" trong tiếng Anh mang nhiều nghĩa, phổ biến nhất là:

  • Người chủ nhà: Đảm nhiệm việc đón tiếp, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong các lĩnh vực như du lịch, nhà hàng, sự kiện, v.v.
  • Người dẫn chương trình: Dẫn dắt, điều phối chương trình, talkshow, gameshow,... tạo bầu không khí sôi nổi và thu hút người xem
  • Máy chủ: Hệ thống máy tính cung cấp tài nguyên, thông tin, dữ liệu cho các thiết bị khác truy cập.

Nhưng ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập Host theo nghĩa về nghề nghiệp. Hiện nay thì Host  được chia chủ yếu thành hai nhóm nghề chính là Host khách sạn và Host chương trình. 

Host là nghề gì?

2. Công việc của nghề Host như thế nào?

2.1. Host chương trình

Đầu tiên sẽ là Host chương trình, Host chương trình là người đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, điều khiển và khuấy động bầu không khí cho các chương trình truyền hình, phát thanh, talk show, phỏng vấn,... Tương tự MC, host thường xuất hiện trên sóng truyền hình, thu hút người xem bởi khả năng dẫn dắt, giao tiếp và ứng biến linh hoạt.

Vai trò của Host chương trình không chỉ đơn thuần là đọc theo kịch bản sẵn có. Họ cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như:

  • Tương tác với khán giả: Tạo bầu không khí sôi nổi, thu hút sự chú ý và tham gia của khán giả, biến họ trở thành một phần của chương trình.
  • Dẫn dắt nội dung: Giới thiệt khách mời, chia sể thông tin và điều phối các phần nội dung một cách trôi chảy và logic.
  • Kiểm soát thời gian: Đảm bảo chương trình diễn ra theo đúng tiến độ, không bị quá thời gian đã đề ra.
  • Xử lý những tình huống bất ngờ: Khéo léo giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình ghi hình, giũ cho chương trình được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
  • Truyền tải thông điệp: Host phải sử dụng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm để tải được thông điệp, ý nghĩa của chương trình một cách rõ ràng, hấp dẫn.

Trên thực tế, nhiều chương trình có nội dung tương đồng nhưng nhờ vào danh tiếng, hình ảnh và sức ảnh hưởng của host mà thu hút được lượng lớn người xem. Khán giả không chỉ quan tâm đến nội dung chương trình mà còn bị thu hút bởi phong cách dẫn dắt, sự hài hước và duyên dáng của host.

Những host nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: 

  • Conan Christopher O’Brien: Host chương trình Conan nổi tiếng trên kênh TBS.
  • James Kimberley Corden OBE: Host chương trình chuyện trò đêm khuya của CBS.
  • Oprah Gail Winfrey: Nữ hoàng talk show Mỹ, người dẫn dắt chương trình The Oprah Winfrey Show.
  • Broderick Stephen Harvey: Diễn viên hài, người dẫn chương trình Family Feud và The Steve Harvey Show
  • Ellen: MC nổi tiếng của Mỹ, người dẫn chương trình The Ellen Show 

Host chương trình 

2.2. Host chủ khách sạn, homestay 

Host/Hostess đóng vai trò then chốt trong việc tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng khi họ đến với nhà hàng, khách sạn. Các công việc chính của họ bao gồm:

  • Chào đón khách hàng nồng nhiệt và chu đáo ngay khi họ bước vào: Nụ cười rạng rỡ, cử chỉ lịch thiệp và lời chào hỏi chân thành là những yếu tố quan trọng để tạo thiện cảm với khách hàng.
  • Kiểm tra thông tin đặt phòng/đặt bàn của khách hàng trên hệ thống: Đảm bảo thông tin chính xác, tránh sai sót dẫn đến sự cố trong quá trình phục vụ.
  • Hướng dẫn khách nhận phòng, nhận bàn: Giải thích rõ ràng các quy định, thủ tục và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để khách hàng có thể thoải mái tận hưởng dịch vụ.
  • Lắng nghe và giải quyết yêu cầu, phản ánh của khách hàng: Host/Hostess cần thể hiện sự quan tâm, lắng nghe cẩn thận và giải quyết thỏa đáng mọi yêu cầu, phản ánh của khách hàng. Đây là cơ hội để họ thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Lắng nghe cẩn thận và ghi chép đầy đủ thông tin: Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến những gì khách hàng chia sẻ.
  • Đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả: Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, đề xuất giải pháp hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Thể hiện sự đồng cảm và xin lỗi nếu có sai sót: Nhận trách nhiệm và thể hiện thiện chí giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Host/Hostess đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với sự chu đáo, nhiệt tình và chuyên nghiệp, họ là người góp phần mang đến thành công cho homestay, khách sạn,...

 Host/Hostess khách sạn, homestay 

3. Thu nhập của nghề Host như thế nào?

3.1. Thu nhập của Host/Hostess khách sạn, homestay,...

Theo thống kê, Host tại Hoa Kỳ có thể kiếm được mức thu nhập trung bình 26.207 USD/năm, tương đương 12.6 USD/giờ. Mức thu nhập này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng. Nơi tập trung đông dân cư, du lịch và phát triển kinh tế, Host có thể kiếm được thu nhập cao hơn, lên đến 33.000 USD/năm. Lý do là vì nhu cầu lưu trú tại những khu vực này cao hơn, dẫn đến cơ hội việc làm và mức lương cho Host cũng tăng cao. Đối với nơi ít dân cư, ít du lịch và kém phát triển, Host có thể chỉ kiếm được thu nhập khoảng 20.000 USD/năm. Nhu cầu lưu trú tại những khu vực này thấp hơn, dẫn đến thu nhập cho Host cũng bị ảnh hưởng.

3.2. Thu nhập của Host chương trình 

Mức lương của TV Host tại Hoa Kỳ có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 31.457 USD đến 722.498 USD mỗi năm. Mức lương trung bình cho nghề này là 152.818 USD, cao hơn so với mức lương trung bình của Host và Hostess khách sạn.

4. Phân biết nghề Host và nghề MC

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng nghề Host và MC giống nhau nhưng đây là hai nghề khác nhau. Yếu tố tạo nên sự khác biệt của nghề Host với nghề MC đó là:

  • Khác với MC, Host chương trình thường có sự am hiểu sâu sắc về nội dung chương trình mà họ dẫn dắt. Họ thường tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin để có thể trò chuyện, tương tác với khách mời và khán giả một cách chuyên môn, tự tin.
  • Host chương trình được ví như "linh hồn" của chương trình bởi họ không chỉ sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, mà còn có chuyên môn cao, sự nhạy bén và khả năng ứng biến linh hoạt. Nhờ vậy, họ có thể tạo nên bầu không khí thu hút, truyền tải thông điệp hiệu quả và biến chương trình trở nên hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả.

5. Những kỹ năng cần có để trờ thành một Host chương trình chuyên nghiệp 

Để trở thành một Host chương trình chuyên nghiệp, thu hút người xem và dẫn dắt chương trình thành công, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

5.1. Kỹ năng giao tiếp

  • Khả năng nói trôi chảy, rõ ràng và truyền cảm: Host cần có khả năng diễn đạt lưu loát, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng khán giả và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng lắng nghe: Host cần chú ý lắng nghe khách mời và khán giả, tạo sự kết nối và tương tác trong suốt chương trình.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Host cần đặt ra những câu hỏi thông minh, thu hút để dẫn dắt câu chuyện, tạo sự hứng thú cho khán giả.
  • Kỹ năng ứng biến: Host cần linh hoạt trong việc xử lý các tình huống bất ngờ, giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách khéo léo.

5.2. Kỹ năng dẫn dắt

  • Khả năng kiểm soát nhịp độ chương trình: Host cần điều chỉnh nhịp độ chương trình phù hợp, đảm bảo sự hấp dẫn và lôi cuốn cho khán giả.
  • Kỹ năng kể chuyện: Host cần có khả năng kể chuyện lôi cuốn, truyền tải thông điệp một cách sinh động và dễ hiểu.
  • Kỹ năng tạo bầu không khí: Host cần tạo ra bầu không khí phù hợp với chủ đề chương trình, có thể là sôi nổi, vui vẻ, hoặc nghiêm túc, trang trọng.
  • Kỹ năng kết nối với khán giả: Host cần tạo sự kết nối với khán giả, khiến họ cảm thấy được tham gia vào chương trình và có hứng thú theo dõi.

5.3. Kỹ năng chuyên môn

  • Kiến thức về chủ đề chương trình: Host cần có kiến thức chuyên sâu về chủ đề chương trình mà họ dẫn dắt để có thể chia sẻ thông tin một cách chính xác và thu hút.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Host cần có khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin để chuẩn bị cho chương trình.
  • Kỹ năng phỏng vấn: Host cần có khả năng phỏng vấn khách mời một cách chuyên nghiệp, khai thác thông tin và dẫn dắt câu chuyện một cách hiệu quả.

5.4. Kỹ năng ngoại hình

  • Ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc lịch sự: Host cần có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc phù hợp với chương trình và tạo ấn tượng tốt với khán giả.
  • Phong thái tự tin, chuyên nghiệp: Host cần thể hiện phong thái tự tin, chuyên nghiệp trong suốt chương trình.
  • Biểu cảm gương mặt phong phú: Host cần sử dụng biểu cảm gương mặt phong phú để truyền tải thông điệp và tạo sự thu hút cho khán giả.

5.5. Kỹ năng khác

  • Kỹ năng sử dụng thiết bị: Host cần có khả năng sử dụng các thiết bị hỗ trợ chương trình như micro, tai nghe, prompter, v.v.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Host cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả với ê-kíp sản xuất chương trình.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Host cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ.

Bên cạnh những kỹ năng mà 123job đã nêu trên thì Host cũng cần phải có niềm đam mê với công việc, luôn học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Với nỗ lực và trau dồi không ngừng, bạn hoàn toàn có thể trở thành một Host chương trình chuyên nghiệp, thu hút người xem và dẫn dắt chương trình thành công.

Kỹ năng cần có để trờ thành một Host chương trình chuyên nghiệp 

123job mong rằng bài viết phía trên sẽ hữu ích với bạn và chúng tôi cảm ơn bạn vì bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Bài viết của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những sai xót rất mong nhận được ý kiến đóng của các độc giả. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!