Tết năm nay, hãy trở thành đứa con mẫu mực và làm bố mẹ tròn miệng ngạc nhiên với cách tỉa chân nhang chuẩn, không sợ phạm phong thuỷ, thu hút tài lộc trong bài viết dưới đây của 123job.vn nhé.
Rút tỉa chân nhang vào ngày nào đẹp? Tỉa chân nhang, tỉa chân hương hay còn được gọi là bao sái bát hương là một trong những tục lệ mà mọi nhà thường làm khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm. Bát hương và chân nhang là có ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc, họa phúc trong nhà nên việc lau dọn hay rút bớt sẽ cần đặc biệt chú ý tránh phạm phải các điều đại kỵ. Để bày tỏ sự tôn kính với thần linh, người thân đã khuất cũng như cầu cho một năm mới bình an may mắn thì bạn cần nắm rõ các điều sau khi lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương. Vậy chúng ta nên rút tỉa chân nhang vào ngày nào và cách tỉa chân nhang đúng cách? Bài viết dưới đây hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rút tỉa chân nhang vào ngày nào và cách tỉa chân nhang đúng cách nhé.
I. Đôi nét văn hóa về tỉa chân nhang
1. Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang
Trước tiên, “tỉa chân nhang” có thể hiểu đơn giản là cách chúng ta “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc những các vị thần (thường là ông Công, ông Táo) sau một năm các ông “làm việc”.
2. Thời điểm tỉa chân nhang
Đối với bàn thờ ông Công, ông Táo, việc “tỉa chân nhang” vốn không có quy định rõ ràng là phải làm trước hay sau khi cúng tiễn hai ông về trời. Song, người dân thường làm sau khi cúng, để tránh “phạm” tới ông và cũng để chuẩn bị “chỗ” mới tươm tất, sạch sẽ khi các ông về từ thiên đình.
3. Ai là người tỉa chân nhang?
Người dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang thường là người đàn ông trụ cột trong nhà hoặc người đảm nhiệm việc cúng lễ thường ngày như ông bà, bố mẹ. Trước khi tiến hành tỉa chân hương cần tắm giặt sạch sẽ, trang phục gọn gàng nghiêm chỉnh.
4. Phân biệt bát hương
Tại Việt Nam thường có 3 loại bát hương được sử dụng phổ biến. Loại thứ nhất là thờ Phật (tác dụng giúp gia chủ cầu mong sự bình an thanh bình, giải thoát tai ương).
Loại thứ hai là thờ Thần (tác dụng thờ thổ công, thần tài, long mạch, tiền chủ các vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn).
Loại thứ ba là thờ gia tiên (thờ người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ).
Các gia đình thường làm lễ quan soái (sửa bát hương) cùng ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để bàn thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón một năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển những đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.rút tỉa chân nhang vào ngày nào
Nên rút tỉa chân nhang vào ngày nào?
Xem thêm: Tại sao phải bái cúng gia tiên? Tổng hợp những bài cúng gia tiên đầy đủ
II. Các lưu ý khi tỉa chân nhang
1. Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang cần chuẩn bị gì?
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị một số vật dụng sau: Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, nước ngũ hương (nước rượu gừng hay tinh dầu quế), 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy), chậu sạch.
2. Quy tắc lau dọn
Theo lời khuyên của những nhà chuyên gia tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hoặc cồn để lau tượng đồng nếu không tượng sẽ bị oxi hóa và bị xỉn màu.
Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay và lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hoặc bức tượng bị xê dịch.
Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch những bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí ban đầu.
3. Tỉa chân nhang đúng cách
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một rồi để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, tổ tiên, thần, thánh và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương di chuyển. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ.
Sau khi nhổ chân hương xong, gia chủ hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để quá nhiều chân hương. Gây ra bụi bẩn cho bàn thờ và cần phải thay nước ở bình hoa và nước cúng. Nên nhớ không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ, cần thay ngay nếu hoa đã héo.
Xem thêm: 12 con giáp là những con gì? Tìm hiểu con giáp ở những nước Á Đông
III. Các bước tỉa chân nhang
Sau đây là cách tỉa chân nhang đúng cách của người xưa, để không phạm phong thuỷ, thu hút tài lộc của gia chủ.
1. Bước 1: Xin phép tổ tiên, thần linh
Người tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hay thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên, thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới ngài.
2. Bước 2: Lau dọn bàn thờ
Chúng ta có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đèn, đình đồng...nhưng phải giữ cố định bát nhang và bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của phật và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới được lau bài vị tổ tiên.cách tỉa chân nhang đúng cách
3. Bước 3: Tỉa chân nhang
Với bát nhang, ta rút tỉa bớt chân nhang, nhưng phải để lại ít nhất số lẻ chân cây, và những chân được để lại là những chân đẹp nhất.
4. Bước 4: Xử lý phần tro
Đối với chân nhang đã tỉa ra, đốt và thả tro xuống sông hoặc đem bón cho cây. Không vứt bỏ lung tung.
5. Bước 5: Thắp hương sau khi hoàn thành
Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.
IV. Văn khấn lau dọn bàn thờ
Dưới đây là văn khấn lau dọn bàn thờ rút tỉa chân nhang vào ngày nào
Cách tỉa chân nhang đúng cách
Xem thêm: Có nên cúng cô hồn hàng tháng không? Những lưu ý khi cúng cô hồn là gì?
V. Kết luận
Trên đây 123job.vn đã hướng dẫn chi tiết cách tỉa chân nhang đúng cách, nên rút tỉa chân nhang vào ngày nào. Hy vọng với hướng dẫn này bạn sẽ yên tâm để thực hiện cách tỉa chân nhang đúng cách mà không lo bị "phạm". Chúc bạn và gia đình đón tết ấm cúng và vui vẻ.