Cách bày bàn thờ ngày Tết để mời ông bà và tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu chính là giá trị văn hóa của tâm linh, nó còn mang ý nghĩa, thể hiện cho những suy nghĩ hướng về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Việc thờ cúng tổ tiên đã tạo ra một niềm tin vô hình vào linh hồn ông bà vẫn đang ở đây che chở và phù hộ cho cả gia đình, đồng thời cũng chính lòng tin đó đã một phần giúp cho người sống sống tốt hơn và hướng đến những giá trị cao đẹp. Do đó những việc như trang trí bàn thờ ngày Tết, cách bày bàn thờ ngày Tết và cách lau dọn bàn thờ ngày Tết vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm những việc này. Vậy nên trong bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí đến bạn đọc về cách bày bàn thờ ngày Tết, trang trí bàn thờ ngày Tết và cả cách lau dọn bàn thờ ngày Tết nhé!

I. Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt 

Tết Nguyên Đán chính là dịp quan trọng nhất ở trong năm để các gia đình có thể cùng nhau nhớ về cội nguồn, trang trí bàn thờ ngày Tết để mời ông bà tổ tiên về chung vui cùng con cháu ở trong dịp đầu xuân năm mới này.

Hầu hết thì các dân tộc ở trên đất nước Việt Nam đều sẽ duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên. Theo đó, tín ngưỡng thờ cúng này thì nó thể hiện được lòng thành kính của con cháu tới tổ tiên, ông bà đã mất và nguồn cội của mình.

Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt

Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt

Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các thành viên ở trong dòng họ và gia đình ở nơi xa sẽ đều cố gắng để sắp xếp về với cội nguồn và thắp lên bàn thờ ngày Tết những nén nhang. Đây cũng là dịp để các thành viên được trò chuyện, hỏi thăm, cũng như gặp gỡ và xây dựng được một mối quan hệ thân thiết.

Xem thêm: 13 phong tục tập quán của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền

II. Cách bàn thờ ngày Tết hợp phong thủy?

Hoạt động thờ cúng tổ tiên ở trong những ngày Tết này sẽ làm thỏa mãn đời sống tâm linh của người Việt, ngoài ra nó còn đáp ứng được nhu cầu và khát vọng của con người. Vậy nên, theo bạn làm thế nào để trang trí bàn thờ ngày Tết đúng theo phong thủy nhất.

1. Quét dọn bàn thờ ở trong ngày Tết

Trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết, bàn thờ cần phải được dọn dẹp một cách sạch sẽ. Gia chủ nên dùng một khăn riêng và có giặt qua với nước ấm để lau chùi bàn thờ, chân hương và các vật dụng khác ở trên bàn thờ, dùng chổi bàn thờ để có thể quét phủi qua lớp bụi bám.

Đối với các vật dụng mà đã cũ như khăn trải bàn thờ, hoặc là cốc chén mà có vết rạn nứt, gia đình có thể thay bằng cái mới để có thể mang lại một luồng khí tích cực hơn cho năm mới.

2. Đồ trang trí bàn thờ ngày Tết

Tùy theo từng vùng miền, mà đồ trang trí bàn thờ ngày Tết cũng sẽ có sự khác nhau ít nhiều để có thể thể hiện nét văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, trong đó sẽ có một số đồ vật trang trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu như là đèn dầu (hoặc là có thể dùng nến thơm), 2 lọ hoa đặt ở hai bên, một lọ đựng cành đào và cành mai, một lọ đựng thì cây vàng, cây bạc.

3. Đồ thờ cúng bàn thờ gia tiên ở trong ngày Tết

Một trong những lưu ý quan trọng để giúp cho gia đình có được may mắn ở trong năm mới đó chính là chuẩn bị mâm cỗ cúng đúng cách. Hầu hết mâm cỗ cúng gia tiên trên bàn thờ ngày Tết đều có rượu, trầu cau, vàng bạc và mâm ngũ quả, bánh Chưng hoặc là bánh Tét, quà Tết mà con cháu đi xa đem về,…

Đồ thờ cúng bàn thờ gia tiên ở trong ngày Tết

Đồ thờ cúng bàn thờ gia tiên ở trong ngày Tết

4. Bày mâm ngũ quả ở trên bàn thờ gia tiên

Mỗi miền sẽ có các loại quả theo đặc trưng và nó sẽ được dùng để bày biện ở trong mâm cỗ để dâng lên tổ tiên ông bà trong những ngày Tết. Cách bày bàn thờ ngày Tết đối với các gia đình ở miền Bắc thì nó sẽ không thể thiếu được nải chuối xanh, trái phật thủ hoặc là trái bưởi, quýt, lê, táo,… Mỗi loại quả thì nó lại tượng trưng cho một ý nghĩa riêng: nải chuối thì tượng trưng cho việc con cháu sum vầy, phật thủ thì tượng trưng cho bàn tay che chở của Phật, quả Sung hay là hồng xiêm thì nó lại tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy, còn trái dưa lại thể hiện cho sự thăng tiến và thành đạt,…

5. Cách bày bàn thờ ngày Tết hợp phong thủy

Yếu tố quan trọng nhất khi trang trí bàn thờ ngày Tết, cách bày bàn thờ ngày Tết đó chính là sự ngăn nắp, gọn gàng. Một số vùng miền thì người thực hiện nghi lễ và cách bày ngày Tết, cúng phải là người quan trọng nhất ở trong dòng họ hoặc là người nào đó mà có vai vế trong gia đình.

Xem thêm: Tổng hợp những bài văn cúng trong dịp tết cổ truyền ý nghĩa nhất

III. Khi nào thì lau dọn bàn thờ gia tiên?

Với những ngày thường, người nhà có thể làm sạch bàn thờ bất cứ khi nào mà cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc là vào những ngày đặc biệt thì người ta lau dọn trước một ngày.

Nhưng khi dịp Tết đến, các gia đình thường dọn nhà và cũng như sẽ thực hiện việc này chu toàn hơn, do đó người ta thường gọi nó là bao sái. Có hai thời điểm bao sái đó chính là ngày đưa ông Táo về trời và ngày mà rước ông Táo về. Và tuyệt đối nó phải được dọn dẹp trước đêm giao thừa.

Khi nào thì lau dọn bàn thờ gia tiên

Khi nào thì lau dọn bàn thờ gia tiên

Bởi theo như phong tục Việt, đầu năm mới thì người ta rất ngại việc quét dọn. Bởi vì ông bà ta sợ rằng sẽ quét đi hết mọi tài vận ra khỏi nhà, thế nên những việc như dọn dẹp nhà cửa, hay lau dọn bàn thờ ngày Tết cũng cần thực hiện trước đêm giao thừa.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngày này thì cũng là bởi vì đây là thời gian mà Táo quân vắng mặt. Do thế, mà quá trình xê dịch bàn thờ ngày Tết mới không gây mạo phạm và khi mà các Táo trở về thì bàn thờ đã sạch để sẽ rước các ngài.

Xem thêm: Tổng hợp những câu chúc tết hay và ý nghĩa gửi tặng người thân bạn bè

IV. Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết là gì?

1. Tắm rửa sạch sẽ

Trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, gia chủ cần phải tắm rửa thật sạch sẽ và ăn mặc một cách chỉn chu, tránh việc để người dơ bẩn, luộm thuộm vì như vậy là không tỏ rõ được thành ý.

Ngoài ra, trước khi mà bao sái, cần phải lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ và cũng như mở rộng các cửa trong nhà.

2. Chuẩn bị vật dụng

Gia chủ cần phải chuẩn bị khăn sạch, vật dụng lau dọn sạch để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ ngày Tết. Chuẩn bị cả rượu trắng pha loãng với nước và gừng để có thể lau dọn bàn thờ ngày Tết. Nếu như nhà nào có tượng phật, ảnh phật, thì sẽ không nên dùng rượu để lau dọn, mà chỉ nên dùng nước ấm để có thể làm sạch.

Cần phải chuẩn bị thêm một chiếc bàn mà bên trên có phủ vải hoặc là giấy đỏ để  đặt bài vị. Nếu như gia đình mà có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên thì cũng cần phải đặt riêng và không được đặt cùng nhau. Khi mà hương cháy hết, thì mới được bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

Chuẩn bị vật dụng

Chuẩn bị vật dụng

3. Thắp hương để thông báo gia tiên

Trước khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên trên và sau đó, thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên để cho phép bao sái.

Đồng thời, gia chủ còn phải chuẩn bị thêm  một chiếc bàn trải vải hoặc là giấy đỏ để đặt bài vị, cũng như bát hương, đèn, nến và đồ trang trí bàn thờ ngày Tết. Lưu ý phải đợi sau khi hương cháy hết thì mới bắt đầu công việc.

4. Các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết

Bước 1:

Trước tiên, gia chủ cần hạ các đồ muốn lau dọn xuống. Để thật ngay ngắn tất cả bài vị, đồ thờ cúng ở trên bàn và nhớ không được để lung tung.

Lưu ý: Tuyệt đối không được hạ hoặc là di chuyển bát hương. Theo dân gian, nếu như bát hương bị di chuyển đi sang hướng xấu, thì nó thậm chí có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ.

Dùng khăn sạch mà đã ngâm rượu gừng để lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó thì dùng khăn khô để lau lại. Lau lần lượt từng món một, không được để đồ thờ cúng lăn lóc, mà phải xếp một cách ngay ngắn và trang nghiêm.

Lưu ý: Tuyệt đối không được lau vật dụng trực tiếp ở trên bàn thờ.

Bước 2:

Sau khi mà lau bài vị xong thì mới đến phần dọn bát hương. Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng trước, dùng một tay để giữ chặt bát hương xuống để tránh cho bát hương bị xê dịch. Sau đó lấy khăn khô, chổi khô lau quét để toàn bộ bụi ở trên miệng và xung quanh bát hương xuống bàn thờ.

Ngày nay đa phần thì mọi người đều rút chân hương rồi mới cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, như vậy thì nó rất dễ gây "tán tài". Cách lấy tro hương đúng đó chính là dùng muỗng nhỏ và múc từng muỗng tro đổ ra rồi sau đó mới lau sạch bát hương. Xong rồi các bạn dùng tro mới để đổ vào ngay với hàm ý là "tiền vào như nước".

Các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết

Các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết

Sau khi lau dọn xong, lấy 2 tay để rút tỉa từng chân hương cho tới khi mà chân hương còn lại số lẻ (1/3/5/7/9). Thường bát hương thần linh thì cần phải để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác thì sẽ để lại 3 chân hương (sinh tài). Các chân hương rút ra thì đặt ở trên bàn mà có phủ vải, giấy đỏ.

Bước 3:

Cuối cùng, gia chủ cần dùng khăn khô để lau dọn toàn bộ tro bụi ở trên bàn thờ xuống. Lấy khăn sạch khác mà được ngâm rượu để lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô để lau lại lần nữa.

Xong, gia chủ cần phải đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước và thay chum gạo muối (nếu như có), khấn xin thỉnh các Ngài về và báo cáo rằng con đã xong việc.

Xem thêm: Làm sao để ăn bánh tét không bị mập? Cách gói bánh tét không cần lá chuối

V. Những lưu ý khi mà lau dọn bàn thờ

1. Vật dụng để lau dọn bàn thờ gia tiên

Vì đây là khu vực linh thiên, trang trọng nên ngay cả các vật dụng mà để lau dọn bàn thờ cũng phải hết sức kỹ lưỡng. Những vật dụng như là khăn, chổi đều phải là  những vật dụng dùng riêng chỉ dùng trên bàn thờ. Vào dịp Tết gia đình Việt sẽ  thường mua mới những vật dụng này để có thể lau dọn bàn thờ gia tiên.

Nước để lau dọn bàn thờ cũng luôn phải là nước sạch, có khi người ta sẽ thay thế bằng nước ấm hoặc là rượu trắng.

Vật dụng để lau dọn bàn thờ gia tiên

Vật dụng để lau dọn bàn thờ gia tiên

2. Không được đổ tro một lúc khi dọn bát hương

Trong quá trình mà dọn bát hương bạn không nên đổ liền một mạch, mà hãy chỉ sử dụng muỗng để múc ra một cách từ từ. Sau đó, bạn đổ liền tro mới vào luôn vì như vậy mang ý nghĩa là "ra nhỏ vào lớn"  và sẽ tốt cho đường tiền tài của gia chủ.

Tro hương và chân hương cũ thì nên đốt thành tro rồi rải nó xuống sông hồ thanh mát, tránh việc rải xuống những nơi ô uế.

3. Tránh làm đổ vỡ các vật dụng bàn thờ

Những đồ vật linh thiêng và thờ cúng luôn có ý nghĩa quan trọng ở trong tâm linh người Việt. Vì thế nên bạn cần phải cực kỳ cẩn thận và không được làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.

Đặc biệt là đối với bát hương, người ta luôn  tin rằng bát hương chính là dấu hiệu dẫn dắt hương linh và thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình vì thế nên ở trong quá trình lau dọn bạn không nên xê dịch bát hương quá nhiều.

Xem thêm: Liệu lương tháng 13 có phải là tiền thưởng tết của người lao động?

VI. Kết luận

Gần kết thúc năm cũ và cũng như chuẩn bị bước sang một năm mới, việc lau dọn bàn thờ ngày Tết, cách bày bàn thờ ngày Tết được các gia đình thực hiện rất kỹ càng. Việc này không chỉ giúp cho bàn thờ sạch sẽ, mà  còn là mong muốn cho tổ thiên, thần linh luôn phù hộ, mang đến may mắn và tài vận cho gia đình. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job về cách bày bàn thờ ngày Tết, cách lau dọn bàn thờ ngày Tết sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc!