Trong các dịp lễ tết cổ truyền, giỗ chạp, chắc chắn ngoài mâm cao cỗ đầy thì người Việt Nam ta còn rất chú trọng đến bài văn cúng sao cho chuẩn chỉnh nhất. Cùng xem ngay tổng hợp những mẫu văn cúng trong bài viết dưới đây!

Tết cổ truyền được coi là một trong những kỳ nghỉ dài nhất của nước ta hiện nay. Đây là khoảng thời gian mà mọi người có thể đoàn tụ gặp gỡ và vui vẻ nói chuyện kể cho nhau nghe về hành trình 1 năm vừa qua của riêng mình. Đặc biệt trong những ngày đầu xuân năm mới gia đình sum vầy cảm giác ấm cúng và tràn ngập tình thương mọi người lại cùng nhau nhớ về cội nguồn của mình. Chắc chắn nếu là một gia đình việt truyền thống sẽ không thể thiếu những mâm cơm cúng đầy đặn, những bài văn cúng lắng đọng. Tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những bài văn cúng tết cổ truyền hay nhất hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi.

I. Bài văn cúng ông Công ông Táo

Ngày lễ ông Công ông Táo được diễn ra vào ngày 23/12 âm lịch giáp tết cổ truyền Việt Nam. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là nhà nhà lại nô nức đi mua sắm vàng mã, cá vàng và những thực phẩm thiết yếu để làm mâm cơm cúng các cụ tổ tiên và tiễn ông Táo về trời để báo cáo tình hình một năm ở dưới trần thế. Vậy nguồn gốc của ngày lễ này xuất phát từ đâu? Ý nghĩa như thế nào và Thủ tục nghi lễ cần thiết chuẩn bị ra sao? Thông tin trong mục dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm được nhiều điều bổ ích:

1. Nguồn gốc ngày lễ ông Công ông Táo?

Không cần giải thích nhiều chắc chắn mọi người đều biết đến hình tượng nhân vật ông Táo chầu trời qua những Gala cuối năm trên chương trình VTV. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc cụ thể của ngày lễ tết cổ truyền này và tại sao mọi người lại cúng ông Táo. 

Lễ cúng ông Táo là một trong những mốc thời gian vô cùng quan trọng trước dịp tết cổ truyền Việt Nam. Ông Táo được ví như vị quan trên thiên đình có nhiệm vụ xuống dưới trần gian cai quản tình hình chung và lo lắng cho cuộc sống của người dân dưới đây. Vào ngày lễ chính Táo Quân sẽ cưỡi cá chép vàng bay về trời để tâu trình với Ngọc Hoàng Thượng Đế những chuyện lớn nhỏ xảy ra trong gia đình qua một năm. Cho đến đêm giao thừa ông Táo sẽ lại trở về trần thế để tiếp tục công việc cai quản bếp lửa của mỗi gia đình.

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Địa, Thổ Công, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Sau khi đưa về Việt Nam thì người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Nhà, thần Đất, thần Bếp núc. Tuy vậy tên gọi quen thuộc được người dân sử dụng đến tận bây giờ đó là Táo Quân hoặc ông Táo.

2. Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo - tết cổ truyền

Việc cúng lễ tết âm lịch ngày này mang một ý nghĩa lớn nhất đó chính là giúp mọi chuyện trong gia đạo được minh bạch công khai với Ngọc Hoàng và được sự chiếu cố của ngài để hy vọng đón một năm mới nhiều may mắn và tài lộc hơn. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào những sự việc trong một năm vừa qua để quyết định quở trách hay ban thưởng chấn chỉnh lại quy tắc và đề ra kế hoạch thực hiện trong năm tiếp theo.

Xuất phát từ mong muốn đón một cái tết cổ truyền thật an yên nên những bài văn cúng ông Táo càng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra đây còn là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc được mọi người vẫn luôn gìn giữ và phát huy, giúp cho nền tảng văn hóa truyền thống của con người Việt Nam luôn đẹp luôn văn minh khiến các bạn bè quốc tế phải thực sự thán phục. 

Theo quan niệm xưa ông cha đã truyền lại cho con cháu thì nên cúng ông Táo từ tối hôm 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp - tết âm lịch. Đây là khoảng thời gian chuẩn bị hành lý để ông Táo có thể lên đường đúng giờ kịp cho thời gian lên trầu. Các gia đình lưu ý nên chuẩn bị cúng lễ xong trước 12 giờ trưa ngày 23 cho dù công việc có bận thế nào cũng không nên để tối mới tiến hành đọc bài văn cúng lễ.

3. Bài văn cúng ông Táo hay và ý nghĩa

Bài văn cúng ông Táo là một trong những điều kiện không thể thiếu nếu như bạn muốn thực hiện nghi lễ tết cổ truyền cúng đúng và ý nghĩa nhất. Các gia đình thường mong muốn đón nhận một cái tết cổ truyền đầy yêu thương may mắn và tài lộc. Chính vì thế mọi lời thành tâm nhất đều cần được thể hiện trong bài văn cúng trong bài cúng ông Táo. Ông Táo sẽ dựa theo lời khẩn cầu này để tâu trình với Ngọc Hoàng mong ngày phê chuẩn để cả gia đình bước sang một năm mới thuận buồm xuôi gió từ công việc đến sức khỏe tình yêu.

Bài văn cúng ông Công ông Táo

Bài văn cúng ông Công ông Táo trong tết cổ truyền

 

III. Bài văn cúng Tất Niên trong tết cổ truyền Việt Nam

Bài văn cúng Tất Niên cuối năm giống như lời cảm ơn của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên. Qua một năm làm ăn thì lễ tết cổ truyền cúng Tất Niên giống như một cái lễ tạ ơn tất cả đấng trên phù hộ độ trì cho cả gia đình một năm bình an công việc được hanh thông rộng mở.

Để thể hiện lòng thành kính và sự cảm tạ sâu sắc với trời đất trong một năm vừa qua và những ước vọng bình an trong năm tiếp theo thì bài  văn cúng tất niên được người Việt vô cùng để lưu ý đến. Sự thành kính và mong ước được thể hiện qua mâm cơm cúng vô cùng tươm tất đủ đầy. 

Mỗi gia đình sẽ có truyền thống và cách sắp xếp trưng bày đồ cúng khác nhau. Tuy nhiên nếu như trong gia đạo nhà bạn không muốn cúng Tất Niên ngoài trời thì nên để đồ cúng tất niên ở một cái mâm con đặt bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ nên đặt những loại hoa quả tươi, bánh chưng và con gà, đĩa xôi. Không nên để quá nhiều hàng mã hay giấy tiền trên bàn thờ bởi điều này sẽ khiến cho âm khí bị tích tụ nơi thờ tự, ảnh hưởng đến vận may của gia đạo.

Mâm ngũ quả được trưng bày với những màu sắc khác nhau và những loại quả tròn trịa, sáng bóng. Một số loại quả thường được dùng để làm mâm ngũ quả như: chuối, táo, thăng long, lê, lựu. Tuyệt đối không dùng những đồ hoa giả hay mâm ngũ quả để thắp hương các cụ. Đây là một trong những đại kỵ mà bất kỳ ai cũng cần lưu tâm bởi nó giống như việc không thành kính với ông bà tổ tiên.

Bài văn cúng tất niên tết cổ truyền Việt Nam cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giúp cho ý nguyện của con cháu được trình bày một cách rõ ràng thành kính nhất đối với tổ tiên. Lời bài văn cúng cần thể hiện được sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đến những vị thần đã độ mạng cho cả gia đình.

Bài cúng tất niên cuối năm

Bài văn cúng Tất Niên thanh kính với tổ tiên

III. Bài văn cúng giao thừa - tết cổ truyền

Giao thừa là một trong những lễ trọng đại trong một năm bởi đây chính là thời khắc chuyển mình giữa năm mới và năm cũ - tết âm lịch. Giờ phút giao thừa đối với người dân Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nếu như bạn đang có nhiều thắc mắc về cách thức chuẩn bị cúng lễ tất niên thì thông tin cập nhật dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác chi tiết nhất.

Trong phong tục truyền thống của người Việt Nam thì mỗi gia đình Việt đều không thể bỏ qua khoảnh khắc chuyển mình của năm mới. Đây là giờ phút thiêng liêng đánh dấu mới sự khởi đầu mới, mọi việc lại được chuyển sang một vòng quay tiếp theo của sự sống. 

Lễ cúng giao thừa thường được các bà các mẹ mang mâm cúng ra ngoài trời. Đây chính là mâm cơm cúng những vị thần và trời đất để cầu được một năm gia đạo bình yên, tài lộc vào nhà. 

Khi cúng giao thừa cả gia đình nên đứng nghiêm trang trước bàn thờ để cùng nhau khấn nguyện để các cụ phù hộ cho một năm mới thật an yên. Trước khi khấn bái mời tổ tiên cùng về ăn  tết với con cháu thì cần khấn ông thổ Công trước. Đây chính là vị thần cai quản chính trong gia đình nên cần xin phép để tổ tiên được về đoàn tụ cùng con trong trong những ngày đầu xuân năm mới.

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Bài văn cúng khấn giao thừa ngoài trời

Bài cúng giao thùa trong nhà

Bài văn cúng khấn giao thừa trong nhà

VI. Bài văn cúng tết cổ truyền

Với mỗi một ngày tết cổ truyền thì trong gia đình đều thực hiện làm những mâm cỗ để thắp hương mời các cụ tổ tiên ông bà về thưởng thức. Chính vì vậy bài cúng tết cổ truyền cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp cho lòng thành kính của con cháu được ghi nhận. Thông thường gia đình Việt sẽ thắp hương các cụ vào các ngày mùng 1, mùng 2, và mùng 3 tết âm lịch, đến ngày mùng 4 thì chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn nhất để hóa vàng tiễn các cụ quay trở về.

Bài cúng tết

Bài văn cúng khấn tết cổ truyền con cháu thể hiện lòng thành kính đến gia tiên

VII. Bài văn cúng tạ năm mới

Ngoài bài văn cúng ông Táo, bài văn cúng Tất Niên hay bài văn cúng giao thừa thì bài văn cúng tạ năm mới cũng là một trong những nghi thức quan trọng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bài văn cúng tạ năm mới chính là một lời cảm ơn cuối cùng của gia chủ đến các thần linh, trời đất, và ông bà tổ tiên đã cùng về đón chào những khoảnh khắc năm mới vui vẻ sum vầy.

Cúng tạ cũng chính là cúng hóa vàng mà các gia đình vẫn thường làm trong những ngày cuối của hương vị tết cổ truyền. Thời gian này cần chuẩn bị những loại hoa quả tươi, mâm cơm đầy và đủ để mời bậc trên thưởng thức. Đặc biệt nên có cây mía ở gần bàn thờ bởi mọi người quan niệm mía sẽ là đòn gánh để các cụ có thể mang được nhiều hành lý về trời.

Lễ hóa vàng được thực hiện với những loại hàng mã chuẩn bị tươm tất giống như món đồ vật phẩm con cháu muốn gửi đến ông bà tổ tiên nơi trời cao. Sau khi đốt xong tất cả số vàng mã đã chuẩn bị thì người ta thường lấy rượu để vẩy lên trên đó. Với mục đích có thể chuyển từ trần sang âm để các cụ nhận được.

Văn cúng tạ

Bài văn cúng khấn tạ năm mới ngắn gọn nhưng đầy lòng thành kính

Để biết thêm nhiều bài văn cúng trong dịp lễ tết cổ truyền mời bạn tham khảo tại đây: Bài văn cúng tết cổ truyền.

VIII. Kết bài

Trên đây là tổng hợp những bài văn cúng trong tết cổ truyền được gia đình truyền thống Việt sử dụng nhiều nhất. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức bổ ích và chọn được lời văn tế ý nghĩa nhất để áp dụng. Theo dõi các bài viết của 123job.vn để biết thêm những phong tục tập quán ngày Tết cũng như nắm chắc lịch nghỉ Tết 2021 nhé!