Chúng ta thường biết tới thuật ngữ Inbound trong ngành du lịch tuy nhiên bên cạnh đó thì Inbound còn mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đặt ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực khác nhau, Inbound là gì lại mang trong mình những ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ.

Nghe có vẻ hơi xa lạ và khó hiểu nhưng thực chất Inbound lại là một thuật ngữ khá quen thuộc. Trong ngành du lịch, ngành Marketing, logistics… và rất nhiều những lĩnh vực khác nữa đều có sự góp mặt của thuật ngữ này. Vậy Inbound là gì? Ở từng lĩnh vực thì Inbound có mang ý nghĩa khác nhau không? Inbound logistics, inbound marketing là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các khái niệm có liên quan đến thuật ngữ này nhé!

I. Inbound trong ngành du lịch là gì?

1. Khái niệm

Nếu như chỉ tách từ Inbound đứng một mình thì có thể hiểu là ở bên trong và không vượt ra ngoài. Còn nếu đặt trong ngữ cảnh ngành du lịch thì Inbound có nghĩa là đi du lịch bên trong hay còn được gọi với cái tên khác là du lịch nội địa và du lịch trong nước.

2. Du lịch Inbound là gì? Du lịch Outbound là gì?

  • Du lịch Inbound là những chuyến du lịch khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam mà khách tham quan là những người nước ngoài hoặc Việt kiều. Họ là những người sinh sống - làm việc ở nước ngoài, đến Việt Nam lưu trú trong một khoảng thời gian nào đó.

Du lịch Inbound là gì?Du lịch Inbound là gì?

  • Còn du lịch Outbound là chuyến du lịch khám phá một đất nước nào đó trong một khoảng thời gian ngắn được tổ chức dành cho những người đang sinh sống và làm việc ở quốc gia sở tại. Ví dụ như chuyến du lịch Outbound đi Hàn Quốc 1 tuần cho đoàn khách là người Việt Nam.

Như vậy có thể thấy giữa du lịch Inbound và Outbound là khác nhau hoàn toàn. Nếu như du lịch Inbound là khi người dân từ nước khác đến thăm đất nước của bạn thì du lịch Outbound là khi người dân nước bạn đi du lịch tại một quốc gia khác.

3. Các khái niệm liên quan đến Inbound trong ngành du lịch

  • Tour Inbound: Là loại hình tour du lịch tham quan, khám phá đất nước Việt Nam được tổ chức dành cho đối tượng là khách quốc tế. Ví dụ như bạn tổ chức một chuyến du lịch đi Đà Nẵng và đối tượng là các du khách đến từ Thái Lan thì được gọi là Tour inbound. Tuy nhiên đối tượng đến từ Thái Lan có nghĩa là sinh sống tại Thái, di chuyển từ Thái Lan về Đà Nẵng du lịch chứ không phải là người Thái Lan sống tại Việt Nam tham gia chuyến du lịch này.
  • Điều hành Tour Inbound: Tour Inbound thường sẽ được xây dựng và vận hành bởi một công ty du lịch lữ hành. Và khi này công ty du lịch lữ hành sẽ đóng vai trò là bên thứ ba hỗ trợ khách du lịch trong việc tham quan các địa điểm du lịch, chuẩn bị phương tiện đi lại, chỗ ở... Để hoạt động hiệu quả thì các công ty này thường sẽ có những văn phòng đại diện ở địa danh đó và xây dựng thêm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch là người bản địa.
  • Inbound Tourism: Theo UNWTO - Tổ chức Du lịch thế giới thì Inbound tourism có nghĩa là hoạt động du lịch của du khách không dưới 24 giờ và không được quá 1 năm khi đến nơi bên ngoài đất nước mình. Bên cạnh đó mục đích của chuyến đi không phải là làm việc lâu dài mà để nghỉ ngơi, thư giãn hay giải trí.

II. Inbound trong Marketing

1. Inbound Marketing là gì?

Trong ngành Marketing thì thuật ngữ Inbound có nghĩa là sử dụng những yếu tố bên trong doanh nghiệp. Vì thế nên Inbound Marketing là việc thực hiện Marketing bằng những gì sẵn có của doanh nghiệp. Đây là cách thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua những kênh truyền thông như nội dung, tiếp thị xã hội, xây dựng hình ảnh của thương hiệu và làm SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Inbound Marketing là gì?Inbound Marketing là gì?

2. Inbound Marketing hoạt động gồm mấy giai đoạn?

  • Giai đoạn 1 - Thu hút khách hàng: Đây được xem là chiến lược cũng như giai đoạn quan trọng nhất trong Inbound marketing. Mục đích chính của giai đoạn này là nhằm thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website của doanh nghiệp bằng cách viết những bài blog, tối ưu hóa tìm kiếm thông qua google, bing, các trang mạng xã hội
  • Giai đoạn 2 - Tiếp cận: Sau khi đã thu hút được một số lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào website, lúc này doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn hai là tiếp cận, kết nối và tương tác với khách hàng để nuôi dưỡng, tạo ra chuyển đổi. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là làm sao để khách hàng để lại thông tin liên hệ hoặc tiếp tục tham gia vào quá trình tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp.
  • Giai đoạn 3 - Phân tích: Đây là chiến lược cuối cùng trong 3 chiến lược của Inbound marketing. Sau khi đã thu hút được mọi người đến website bằng blog, truyền thông xã hội và SEO và sau khi đã chuyển đổi những người truy cập mới thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết thì doanh nghiệp cần phân tích mô hình bán hàng cũng như chiến lược marketing của mình để tìm ra được những giải pháp tốt nhất.

3. Ưu điểm của Inbound marketing

  • Tiết kiệm được chi phí thực hiện khá nhiều so với Marketing theo những phương pháp truyền thống. 
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt và chính xác hơn.
  • Tăng khả năng nhận diện thương hiệu và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
  • Lợi ích mang lại bền vững theo thời gian và lâu dài.

III. Cái khái niệm khác liên quan đến Inbound

1. Khái niệm Inbound logistics

Inbound logistics hay còn được gọi là logistics đầu vào hay nguồn cung ứng nguyên vật liệu, là quá trình kiểm soát nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm từ những nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng. Inbound logistics được xem là giai đoạn khởi đầu trong chuỗi cung ứng và đây cũng chính là giai đoạn quan trọng quyết định đến tình trạng hoạt động của các giai đoạn sau. Chính vì thế đây là giai đoạn khá phức tạp, cần chỉn chu ngay từ ban đầu.

Khác với Inbound logistics là Outbound logistics. Theo đó thì Outbound logistics được hiểu là logistics đầu ra là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến cửa hàng, nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng.

2. Khái niệm Inbound Sales

Trong mảng Sale thì thuật ngữ Inbound lại mang ý nghĩa là mối liên hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, hay giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các hoạt động của Inbound Sales bao gồm việc trao đổi thông tin trực tiếp, tư vấn trước, trong và sau khi bán hàng. Trong quá trình này, người làm Inbound Sales cần tập trung vào những nhu cầu của khách hàng, hiểu đúng tâm lý khách hàng, đưa ra những giải pháp, phương án để giúp khách hàng có thể giải quyết vấn đề của họ một cách hoàn hảo nhất.

Inbound SalesInbound Sales là gì?

Trong bán hàng Inbound, thay vì dành thời gian tập trung vào việc chốt sales càng nhanh càng tốt thì nhân viên bán hàng sẽ đóng vai trò như là một nhà tư vấn đáng tin cậy, xây dựng mối quan hệ với khách hàng từ giai đoạn ban đầu, xem xét đến khi kết thúc bán hàng và hơn thế nữa. Bằng cách này, mỗi khách hàng tiềm năng không chỉ trở thành nguồn thu trong một giai đoạn nào đó mà còn là người bạn của thương hiệu và người ủng hộ lâu dài cho doanh nghiệp.

Inbound links hay còn được gọi với một cái tên vô cùng quen thuộc là Backlink, đó là các liên kết từ một trang web đến một trang web khác. Những link đến website của bạn đều là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá vị trí xếp hạng trang web của bạn trên thanh kết quả tìm kiếm. Backlink từ những website có chất lượng càng tốt thì vị trí site đó trong kết quả search Google sẽ càng cao.

IV. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Inbound là gì, các khái niệm có liên quan tới Inbound ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, du lịch, logistics... mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Inbound là gì. 123job chúc bạn thành công!