Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ đều vận hành thay đổi để thích nghi với môi trường. Vậy để biết những chiến lược nào giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với những sự thay đổi hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay sau đây.

Điều làm nên một doanh nghiệp thành công trên thị trường bao gồm năng lực quản trị chiến lược của lãnh đạo và những chiến lược kinh doanh sắc bén. Trong đó những chiến lược đóng vai trò định hướng, tạo nền tảng cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với thị trường cạnh tranh cao như hiện nay, yêu cầu đặt ra là mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh sáng tạo để trở thành điểm nhấn và thu hút khách hàng.

I. Chiến lược là gì?

Chiến lược là công cụ giúp tổ chức xác định được mục tiêu và chỉ ra con đường thuận lợi nhất để đạt đến mục tiêu đó. Nói chung chiến lược là tập hợp các quyết định trong đó chỉ rõ được: tổ chức muốn làm gì và phải làm gì để đạt được điều mong muốn.

Chiến lượcchiến thuật khác nhau. Chiến lược phải bắt đầu bằng việc xác định kết quả kỳ vọng, còn chiến thuật được xác lập để thực hiện chiến lược. Các mục tiêu chiến lược là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao thì mục tiêu chiến lược kinh doanh sẽ tập trung phục vụ các khách hàng với các sản phẩm có giá trị tăng cao hoặc hiệu suất chi phí vượt trội. Với một doanh nghiệp chọn mục tiêu tăng trưởng có thể hướng doanh nghiệp đến các loại hàng hóa đa dạng để thu hút khách hàng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp dựa vào điều kiện tình hình cụ thể để tạo ra tầm nhìn chiến lược phù hợp cho công ty tạo ra lợi ích lớn nhất cho công ty khi muốn cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.

Chiến lược là công cụ giúp tổ chức xác định được mục tiêu

Chiến lược là công cụ giúp tổ chức xác định được mục tiêu

II. Những nhân tố tạo nên một chiến lược thành công

1. Mục đích của chiến lược

Muốn xác định được vị trí thương hiệu của doanh nghiệp, cần phải hiểu doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra những lợi ích gì cho khách hàng. Biết được lý do vì sao mỗi ngày bạn cần phải cố gắng đi làm, tạo ra hứng thú khơi dậy sự tò mò cho khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn. Khi đó mục đích cụ thể sẽ tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Vậy bạn hãy nghĩ xem mục đích của doanh nghiệp bạn khi tạo ra chiến lược là gì và cùng tham khảo hướng dẫn xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo

2. Tính thống nhất

Tính nhất quán trên mọi phương tiện từ truyền thông, mạng xã hội đến các sản phẩm là chìa khóa quan trọng để tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Tính nhất quán của một thương hiệu trong thông điệp truyền tải tới khách hàng, các yếu tố nhận diện thương hiệu, cách quảng cáo, cách tư vấn trả lời khách hàng và cách giải tỏa bức xúc của khách hàng đối với thương hiệu trước các vấn đề… giúp thương hiệu tạo ra nét riêng khác biệt với các thương hiệu khác và làm giảm sự hiểu lầm cho người sử dụng.

3. Tính linh hoạt

Trong thời đại mà môi trường kinh doanh thay đổi liên tục từng ngày, việc thay đổi chiến lược để thích ứng và duy trì sự thích hợp là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra, nhà kinh doanh phải linh hoạt trong việc bắt kịp xu hướng hiện đại thay đổi chiến lược cũ tạo ra ý tưởng kinh doanh sáng tạo, đột phá cho chiến lược mới. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để chiến lược của bạn đều có phương án phù hợp cho từng hoàn cảnh.

4. Đem lại cảm xúc cho khách hàng

Một thương hiệu muốn quảng bá sản phẩm thành công cần tìm hiểu tâm lý người dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Người dùng thường có xu thế dựa nhiều vào cảm giác khi đưa ra các quyết định mua hàng. Tâm lý học cũng chứng minh con người thường thân thiết với những người cùng sở thích, cùng suy nghĩ. Vì vậy chiến lược kinh doanh đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng là một điều rất quan trọng, trong một thị trường mà người tiêu dùng là trung tâm thì hãy tạo ra những cảm xúc quen thuộc để khiến sản phẩm của bạn có mức độ thân thiện tuyệt đối.

5. Nhận diện đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh giống như một thách thức để cải thiện chiến lược của bạn làm cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, tạo giá trị lớn cho thương hiệu của bạn. Bạn và đối thủ của bạn ở cùng một ngành, cùng đi theo một đối tượng khách hàng? Hãy xem những gì họ làm, chiến lược của họ là gì từ đó tạo ra tính riêng biệt, chất riêng trong chiến lược của mình.

Đối thủ cạnh tranh giống như một thách thức để cải thiện chiến lược

Đối thủ cạnh tranh giống như một thách thức để cải thiện chiến lược

III. Top 3 chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi.

1. Thích nghi nhanh chóng và có chiến lược

Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 lan rộng các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển mô hình kinh doanh của họ sang kinh doanh online. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các chiến lược phù hợp với mô hình kinh doanh online tạo sự thuận lợi cho khách hàng cũng như đem lại sự thoải mái cho khách hàng trước sự thay đổi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều chỉnh các hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của xã hội và phát triển các phương án chiến lược để đảm bảo rằng bạn có thể thích nghi nhanh chóng và hiệu quả trong mọi thời điểm.

2. Ghi dấu ấn và quảng bá rộng rãi

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 việc quảng bá rộng rãi trên các kênh và trên phương tiện truyền thông là những điều cần thiết và không thể thiếu. Để có được phương pháp quảng bá thành công, tạo ra sự tương tác với khách hàng cần phải có những điểm đột phá mới thay vì chỉ bó buộc mình vào những cái cũ. Hãy cố gắng tìm ra nhiều cách sáng tạo để đáp ứng nhu cầu mới của con người tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng người tiêu dùng, nội dung hấp dẫn cũng là cách hiệu quả thu hút được khách hàng hướng đến sản phẩm của doanh nghiệp, sử dụng quảng cáo làm cho khách hàng nhận thức được những thay đổi của doanh nghiệp và truyền tải chúng theo một cách thật chân thật.

3. Lợi ích cộng đồng được nâng cao

Bên cạnh việc làm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng để mang lại lợi nhuận, doanh nghiệp cần phục vụ cho cả lợi ích của xã hội. Cần xác định xem chiến lược hoạt động của doanh nghiệp bạn đã phục vụ được lợi ích cho cộng đồng hay không? Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo ra giá trị xã hội. Thích ứng với môi trường hiện tại không chỉ tốt cho doanh nghiệp, mà còn tốt cho cả xã hội bằng cách đáp ứng nhu cầu mới của xã hội theo một cách sáng tạo điều đó rất đảm bảo hiệu quả đời sống xã hội hiện nay.

Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo ra giá trị xã hội

Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo ra giá trị xã hội

IV. Học hỏi kinh nghiệm từ những chiến lược hàng đầu của các thương hiệu

1. Chiến lược marketing của Điện máy xanh

Ở thời điểm hiện tại, “Điện máy xanh” đã phủ sóng ở hầu hết trên khắp toàn quốc, vượt qua toàn bộ các cửa hàng đồ gia dụng khác nên bộ phận Marketing có nhiệm vụ tạo ra dấu ấn riêng cho khách hàng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Với mục đích khi nhắc đến mua đồ gia dụng, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến “Điện máy xanh”. Sử dụng cách Marketing độc đáo, “Điện máy xanh” đã tạo ra được Viral video quảng cáo thật sự khuấy động mạng xã hội Việt Nam, và chính nó đã tạo ra dấu ấn riêng cho công ty thu hút sự chú ý và tương tác tích cực từ người tiêu dùng.

Điện máy xanh

Những giai điệu khó quên của Điện máy xanh

Một trong những điều tạo nên sự thành công cho “Điện máy xanh” chính là sự chân thành khi quảng cáo đến khách hàng, nếu trước đây nhà doanh nghiệp nồng ghép cả lợi ích sản phẩm vào trong quảng cáo thì “Điện máy xanh” chỉ đơn giản quảng cáo là họ có bán đồ gia dụng, không cần nói sản phẩm hay dịch vụ của hộ tốt như thế nào. Ý tưởng quảng cáo được khai thác từ chính tên thương hiệu “Điện máy xanh” khi lặp đi lặp lại lời bán hát điện máy XANH XANH, đồ dùng điện máy XANH... Với lời bài hát đơn giản, gần gũi kết hợp với hình tượng nhân vật xanh lè nhảy nhót điên cuồng quảng cáo đã tạo nên thành công vang dội, có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, tạo ra cái “chất riêng” cho công ty.

2. Chiến lược quảng bá của Shopee

Thời gian đầu khi mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, Shopee là “ma mới” phải cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hàng “sừng sỏ” tại Việt Nam lúc bấy giờ như Lazada, Tiki… Khi mới bắt đầu cạnh tranh, chiến lược Marketing của Shopee có phần đi ngược lại so với các nhãn hàng khác, không quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông mà thay vào đó quảng cáo theo hình thức truyền miệng. Tuy nhiên gần đây Shopee đã chú trọng đến quảng cáo khi sử dụng Viral Video quảng cáo kết hợp lời bài hát dựa trên bài “Baby Shark” mà trẻ em yêu thích đã tạo ra bài hát gây nghiện của năm với giai điệu chủ đạo “ Shopee...ee...ee” vừa độc đáo vừa đơn giản. Trong chiến dịch quảng bá sản phẩm đến khách hàng Shopee chi mạnh tay mời các ngôi sao nổi tiếng quảng cáo cho thương hiệu như Sơn Tùng M-TP, Bảo An và nhóm nhạc nổi đình đám tại Hàn Quốc BlackPink tạo nên các video quảng cáo thu hút lượt xem lên đến con số triệu views, thâm chí chục triệu views.

Chiến lược quảng cáo của Shopee

Chiến dịch quảng bá sản phẩm của Shopee

Bên cạnh việc quảng bá trên truyền thông, miễn phí vận chuyển của Shopee vừa là chiến lược kinh doanh đồng thời cũng là chiến lược Marketing tạo nên sự thành công cho thương hiệu. Tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp cho rằng phí vận chuyển là rào cản lớn nhất đối với người mua và người bán khi chuyển từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online. Đánh vào tâm lý này của người tiêu dùng, Shopee đã khéo léo làm cho người tiêu dùng thêm thiện cảm, xóa bỏ rào cản mua bán, làm cho người tiêu dùng tương tác tích cực hơn với doanh nghiệp.

3. Cách xây dựng thương hiệu của Coca-Cola

Sẽ là sự thiếu sót nếu không nhắc đến các chiến lược Marketing độc đáo, hiệu quả của Coca-Cola. Chiến lược thành công nhất của Coca-Cola chính là xây dựng thương hiệu từ hàng trăm nay trước, hình ảnh sản phẩm nhất quán từ màu sắc, kiểu chữ hay thiết kế vỏ ngoài của sản phẩm làm cho khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Logo sản phẩm kết hợp hai màu đỏ và trắng cùng phông chữ đặc biệt tạo ra nét riêng biệt được công nhận khắp toàn thế giới. Ngoài ra chiến lược quảng cáo của Coca-Cola cũng vô cùng tuyệt vời, họ chi tiền tương đương với chi phí sản xuất để đánh bóng thương hiệu. Quảng cáo của Coca-Cola phủ sóng trên mọi phương tiện truyền thông: tivi, radio... sử dụng người nổi tiếng là gương mặt đại diện, từ người già, trẻ em đều uống Coca-Cola. Chính những chiến lược xuất sắc của nhà doanh nghiệp đã tạo ra sản phẩm tuyệt vời và giữ gìn bản sắc thương hiệu suốt hơn 130 năm qua.

4. Cách đánh trúng độ truyền thông của Apple

Apple luôn làm hài lòng khách hàng và có chiến lược kinh doanh sắc bén để tạo ra lượng khách hàng trung thành với thương hiệu. Ngày nay thời đại công nghệ phát triển, không ai không biết đến thương hiệu Apple. Không cần công ty quảng bá, giới truyền thông cũng đua nhau tìm hiểu, khai thác thông tin từ Apple, đủ để chứng minh sự thu hút của Apple vô cùng lớn. Apple không tập trung nhiều vào quảng bá truyền thông thay vào đó họ tập trung vào chất lượng của mỗi sản phẩm đây là chiến lược hoạt động của công ty cũng là chiến lược Marketing một cách tinh tế.

Apple luôn khiến khách hàng hài lòng khi sản phẩm có tính đồng nhất cao, họ luôn quan tâm, tò mò đến các tính năng sản phẩm của hãng. Dù Apple không tiết lộ thông tin sản phẩm nhưng với sự tò mò tự khai thác thông tin của khách hàng cùng với các bài viết của truyền thông làm cho mỗi sản phẩm của Apple luôn là siêu phẩm mỗi khi ra mắt. Mỗi sản phẩm chuẩn bị ra mắt của Apple đều khiến cho khách hàng có cảm giác: “Chậm chân thì mất lượt” và tâm lý ăn theo của khách hàng đây là chiến lược riêng biệt của Apple  khác với các công ty công nghệ khác nhưng lại tạo được hiệu quả tuyệt vời.

V. Kết luận

Các ví dụ trên thể hiện rõ tầm quan trọng của chiến lược trong định hướng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược của mình là gì? Hiểu được chiến lược phù hợp với doanh nghiệp và xây dựng được chiến lược phù hợp, sáng tạo là bước đầu dẫn đến thành công của doanh nghiệp.