Storytelling không chỉ đơn thuần là cách dùng để kết nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, mà nó còn được biết đến như một cách thức giúp lan truyền mạch cảm xúc giữa con người với con người.

Marketing bằng kể chuyện (Storytelling Marketing) ngày càng thể hiện vị thế khi đang dần là một xu hướng được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu.

Đối với các nhà văn hóa, các nhà khảo cổ học ngày nay, từ những câu chuyện về quá khứ cũng có thể đóng vai trò là cơ sở quan trọng trong những khám phá mới về lịch sử nhân loại. Còn đối với marketer thì đó được coi là những ví dụ "thuần túy" nhất về storytelling, chính là bài học sơ khai về kết nối.

I. Storytelling là gì?

Storytelling với tên gọi khác là một hình thức kể chuyện, nó đóng vai trò chính, là trợ thủ đắc lực giúp một thương hiệu tỏa sáng. Nếu chỉ đơn thuần là những cái tên có thể sẽ khiến khách hàng rất dễ quên, nhưng nếu là những câu chuyện hay thì ắt hẳn sẽ luôn được ghi nhớ. Chính vì thực tế đó mà ngày càng có nhiều thương hiệu áp dụng hình thức này trong các chiến lược Marketing của mình.

Storytelling là gì?Storytelling là gì?

Hình thức storytelling được ví như là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng. Chắc chắn bạn sẽ làm mất đi phân nửa khách hàng nếu kể chuyện sai cách, trong khi nếu làm đúng sẽ giúp tăng số lượng trong phân khúc khách hàng tiềm năng.

Chính vì thế, để kết hợp với chiến lược Marketing hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải hiểu được nguyên tắc cơ bản của hình thức kể chuyện. Hãy luôn đảm bảo rằng câu chuyện về thương hiệu của bạn đủ dễ hiểu, đủ “vang” để có thể thu hút tối đa sự chú ý của người tiêu dùng.

II. Bộ phận cấu thành Storytelling hay và hấp dẫn

1. Nhân vật “tưởng tượng”

Storytelling một cách khéo léo để cho khách hàng của bạn có thể tưởng tượng được chính họ là người hùng của câu chuyện mà bạn kể chứ không phải là thương hiệu của công ty hay là tên sản phẩm của bạn bởi vì khách hàng sẽ khó lòng liên hệ với những gì mà họ chưa hiểu rõ về nó.

2. Thông điệp truyền tải rõ ràng, nhất quán

Phải thật rõ ràng về thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải qua storytelling. Bạn phải làm thế nào để các sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng? Phải kể như thế nào để sản phẩm/dịch vụ đó có thể thay đổi lối sống của họ? Trước khi bạn bắt đầu kể câu chuyện của mình, hãy chắc chắn rằng là bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi trên.

3. Xây dựng thương hiệu chân thật

Xây dựng thương hiệu được hiểu là một quá trình hình thành và phát triển bản sắc thương hiệu mà mục đích là ghim nó vào trong tâm trí khách hàng để họ luôn nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Đồng thời, hình thức kể chuyện lại chính là một công cụ để thương hiệu có thể kết nối và thu hút được phân khúc khách hàng rộng hơn. Chính chất liệu đơn thuần trong câu chuyện lấy từ thương hiệu của bạn sẽ tác động tới khách hàng ở mức độ cao hơn là nút calls-to-action.

Nút call-to-action trong storytellingNút call-to-action trong storytelling

4. Đồng cảm với khách hàng

Hãy luôn tự đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để có thể hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Từ sự đồng cảm đó, hãy viết ra câu chuyện mà có thể giúp họ liên hệ với bản thân đồng thời cảm thấy thu hút với thương hiệu của bạn.

5. Sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn

Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt? Hãy liệt kê một cách trung thực nhất về những đặc điểm khiến sản phẩm/dịch vụ của bạn ghi điểm và nổi bật hơn so với các đối thủ khác. Tính độc đáo chính là chìa khóa cho sự thành công để có storytelling những câu chuyện tuyệt vời.

6. Hình ảnh sinh động

Hình ảnh cũng là một yếu tố quan trọng giúp storytelling tạo ấn tượng, hãy đảm bảo thiết kế hình ảnh sinh động về sản phẩm của bạn. Hoặc để có thể thể hiện được câu chuyện sinh động hơn, bạn có thể làm một đoạn video về sản phẩm của mình. Bằng những nội dung trực quan nhất, storytelling sẽ đạt hiệu quả dễ dàng nhất.

7. Đưa ra khó khăn, thử thách cho nhân vật

Một cách để có thể viết lên một câu chuyện hay là bạn cần đưa ra những giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn mà các nhân vật trong câu chuyện đang gặp phải. Dẫn ra từ đó, câu chuyện sẽ thể hiện được cách mà các sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề hiệu quả như thế nào.

8. Nhân vật là “Người từng trải”

Khi thực hiện storytelling, trong mỗi câu chuyện đều cần có một nhân vật được coi là người từng trải - người sẽ cung cấp những kiến thức vốn có cho các nhân vật khác. Hãy lưu ý rằng những thông tin được đề cập đến trong câu chuyện của bạn đều phải đảm bảo là những thông tin quan trọng, cái mà đối tượng khách hàng đang cần tìm.

9. Được truyền cảm hứng từ câu chuyện truyền tải

Khi storytelling, hãy cố gắng truyền tải thông điệp của sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng nhất. Một thông điệp cô đọng, súc tích sẽ tạo ảnh hưởng tích cực, giúp khách hàng dễ dàng chia sẻ hơn với bạn bè và người thân của họ.

10. Lối viết thuyết phục

Hãy hành văn một cách trau chuốt và tỉ mỉ sao cho câu chuyện của bạn thật thu hút. Cố gắng đưa những khoảng ngắt nghỉ, một vài chi tiết ẩn dụ hay có thể sử dụng từ ngữ tượng hình vào trong câu chuyện Content marketing của mình để có thể lôi cuốn người học đào sâu vào câu chuyện đó.

III. Cách lồng ghép Storytelling vào chiến dịch Marketing hiệu quả

1. Thu hút đối tượng mục tiêu

Không hình thức nào giúp thông tin lan nhanh bằng truyền miệng. Ta hoàn toàn có thể tận dụng phương thức Truyền miệng (WOM) ứng dụng vào trong Marketing giúp thu hút đối tượng mục tiêu mang thông điệp chia sẻ tới người khác, bên cạnh việc thực hiện những chiến dịch Marketing trên các nền tảng mạng xã hội mục tiêu thu hút đối tượng mục tiêu rộng hơn. 

Đừng chỉ cứng nhắc đề nghị hay yêu cầu khách hàng chia sẻ thông điệp của bạn mà hãy đưa ra cho họ một lý do thuyết phục để sẵn sàng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, nếu bạn storytelling thuyết phục đằng sau thông điệp mà bạn muốn truyền tải, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn và sẵn lòng giới thiệu sản phẩm đó cho những người xung quanh. 

2. Xây dựng lòng tin của khách hàng

Đối với những thương hiệu đang trên đà phát triển thì Digital Marketing đóng vai trò là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và củng cố sự tin tưởng với khách hàng. Hình thức storytelling chính là một cách giúp bạn có thể thực hiện điều đó thông qua những thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu của bạn. Sự liêm chính và trung thực từ câu chuyện chính là chìa khóa gây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.

3. Mở rộng phạm vi tiếp cận

Lan truyền câu chuyện về sản phẩm, truyền cảm hứng cho những người có tầm ảnh hưởng, những người có lượng followers lớn trên các nền tảng mạng xã hội. Bởi điều họ chia sẻ ắt hẳn sẽ được lan truyền dễ hơn tới hàng nghìn người, rồi những người đó lại tiếp tục share rộng hơn tới bạn bè, người thân của họ.

IV. Mách nhỏ kỹ thuật kể câu chuyện Storytelling lôi cuốn khách hàng

1. Dành nhiều thời gian để chuẩn bị

Trước khi chuẩn bị những tài liệu về storytelling, hãy chắc chắn rằng bạn dành đủ thời gian để suy thật kỹ về mục đích trong câu chuyện của thương hiệu bạn mang đến. Storytelling về thương hiệu của bạn sẽ được xuất hiện khắp nơi, từ các blogs, videos tới các sự kiện networking, các cuộc gọi bán hàng hay cả kế hoạch kinh doanh. Bạn hãy luôn quan tâm và trau chuốt về câu chuyện thương hiệu mà bạn dự định chia sẻ.

2. Học cách kể những câu chuyện hay

Bắt tay vào storytelling thì điều vô cùng cần thiết là bạn phải hiểu nghệ thuật và khoa học kể chuyện. Nếu ví câu chuyện về thương hiệu của bạn như một món ăn thì các yếu tố căn bản như chi tiết hành động, nhân vật trong câu chuyện, cảm xúc, cao trào chính là những gia vị giúp món ăn đó trở nên ngon miệng và đậm đà hơn.

3. Lựa chọn đa dạng hình thức storytelling

Viết để nghe và viết để đọc là hai hình thức hoàn toàn khác nhau. Khi bạn bắt tay vào viết câu chuyện thương hiệu kèm định dạng âm thanh, hãy chú ý đến các yếu tố về tông giọng, âm lượng, ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ của tay. Nếu trường hợp bạn xác định viết câu chuyện thương hiệu dưới dạng văn bản, hãy soát kỹ lỗi chính tả, ngữ điệu, cách hành văn, mức độ đọc hiểu và nhịp điệu.

4. Cá nhân hóa cách kể chuyện

Khi storytelling, hãy đảm bảo làm nổi bật những thách thức mà bạn phải đối mặt để đưa thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu. Bạn sẽ tạo nên chất riêng cho câu chuyện đó thông qua cách mà bạn nỗ lực giải quyết những vấn đề trong thương hiệu của bạn. 

5. Tạo ra các tình tiết cao trào

Ở mỗi câu chuyện, storytelling nên lồng ghép vào đó những tình tiết cao trào, điểm thêm chi tiết mang tính xung đột, người đọc thường dễ bị cuốn hút vào những tình tiết đó của câu chuyện. Hãy tập trung vào mấu chốt những rào cản mà thương hiệu của doanh nghiệp gặp phải để từ đó phát triển điểm bán hàng độc nhất (USP) đồng thời đưa ra giải pháp tốt hơn.

Các cách storytelling hiệu quảCác cách storytelling hiệu quả

6. Câu chuyện phải đồng nhất

Một câu chuyện hay là câu chuyện thu hút được khách hàng chăm chú để tâm từ đều đến cuối. Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt, storytelling phải nắm bắt được sự chú ý của khách hàng ngay từ phần đầu của câu chuyện. Đoạn giữa câu chuyện sẽ giữ vai trò kéo dài sự hứng thú của khách hàng thông qua những giá trị mang tính giáo dục. Phần kết câu chuyện là lời kêu gọi hành động của mọi người.

7. Kể chuyện thật tự nhiên và chân thực

Nếu storytelling là một câu chuyện nghe có vẻ "được lên kịch bản sẵn" thì nó sẽ dễ dàng khiến thương hiệu bị mất điểm trong mắt khách hàng. Cố gắng kể câu chuyện theo cách tự nhiên nhất chắc chắn sẽ tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Lý thuyết là thế nhưng viết những ngôn từ tự nhiên không có nghĩa là người viết phải mài dũa theo văn nói quen thuộc với bạn bè trong đời sống hàng ngày, mà chỉ đơn giản là kể câu chuyện theo mạch chân thực nhất với thương hiệu và những khách hàng của bạn. 

Có nghĩa là luôn lắng nghe, thấu hiểu khách hàng của bạn, hiểu họ là ai, có thể sử dụng ngôn ngữ của họ để nói chuyện với họ, đồng thời, bạn cũng phải thấu hiểu chính thương hiệu của bạn về các phương diện tầm nhìn, nhiệm vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.

8. Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện

Nhịp điệu trong cách kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn dùng tiết tấu quá chậm để kể câu chuyện về thương hiệu của bạn, người theo dõi sẽ rất dễ mất đi sự hứng thú vì cảm giác dài dòng. Tuy nhiên, nếu bạn lướt đi quá nhanh, họ cũng sẽ khó để có thể hiểu được câu chuyện. 

Vì vậy, hãy lưu ý kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện để đảm bảo rằng những người đang theo dõi có thể hiểu được nó và đưa ra quyết định về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Biết cách điều khiển nhịp điệu khi kể chuyện sẽ làm tăng hiệu quả trong chiến thuật Marketing của bạn.

9. Thêm thắt yếu tố trực quan vào câu chuyện

Không thể phủ nhận được rằng kể chuyện kèm hình ảnh sẽ khiến câu chuyện của bạn lôi cuốn người đọc và khó quên hơn. Xác định chính xác những hình thức trực quan như hình ảnh, biểu đồ, videos, infographics và bao gồm cả những cử chỉ ắt hẳn sẽ góp phần làm cho câu chuyện bạn kể trở nên hấp dẫn hơn.

10. Kết thúc câu chuyện bằng việc để khách hàng tự tìm hiểu

Khi người theo dõi có thể tự rút ra kết luận thì câu chuyện về thương hiệu đó đã thực sự chạm đến cảm xúc của họ. Nếu bạn bày sẵn ra những gì mà họ cần học được từ câu chuyện của bạn thì có nghĩa là bạn đã cướp đi cơ hội được tự tìm hiểu mọi thứ của họ. Hơn nữa, chính bạn sẽ làm mức độ thuyết phục trong câu chuyện về thương hiệu của mình giảm đi khi bạn đưa ra một bài học cụ thể nào đó.

Khi một khách hàng có lý do để thử sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ có xu hướng chia sẻ những trải nghiệm, thông điệp về sản phẩm/dịch vụ đó trên các nền tảng trang mạng xã hội. Họ sẵn sàng truyền đi một câu chuyện lôi cuốn kèm với thông điệp mạnh mẽ bởi chính bản thân họ có hứng thú với thương hiệu, với doanh nghiệp đó.

V. Kết luận

Những câu chuyện không đơn thuần chỉ dùng cho những trò chơi, sách truyện hay phim ảnh. Storytelling sẽ giúp truyền tải nhiều thứ hơn là việc chỉ những từ ngữ đơn giản. Hãy thử dùng cách chia sẻ câu chuyện về thương hiệu của bạn bởi chính đó là một vũ khí bí mật giúp bạn bạn bùng nổ trong Marketing!