Kiểm sát viên là gì? Để có thể trở thành một kiểm sát viên cần có những tiêu chuẩn như thế nào? Một kiểm sát viên sẽ được và không được phép làm những gì? Hãy cùng với chúng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định pháp luật, có nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tại Viện kiểm sát nhân dân, họ trực tiếp buộc tội những cá nhân vi phạm pháp luật trong các phiên tòa hình sự, đồng thời tiến hành các hoạt động tố tụng như triệu tập, hỏi cung bị can, lấy lời khai nhân chứng để làm rõ vụ án.

Kiểm sát viên là gì?

2. Tiêu chuẩn để trở thành của kiểm sát viên 

Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 như sau: 

  • Công dân đó phải là công dân Việt Nam, phải trung thành với Tổ Quốc và Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Công dân đó phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính, trung thực, tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa và có bản lĩnh chính trị vững vàng.
  • Công dân đã phải hoàn thành khóa đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát 
  • Công dân phải có trình độ từ cử nhân luật trở lên.
  • Có thời gian công tác thực tiễn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
  • Công dân phải có sức khỏe đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên 

Kiểm sát viên là một vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp, có vai trò đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và bảo vệ hợp pháp của công dân.

3.1. Nhiệm vụ chính của Kiểm sát viên 

Thực hành quyền công tố

  • Khởi tố các vụ án hình sự: Khi có đủ căn cứ, kiểm sát viên có quyền quyết định khởi tố vụ án, đưa vụ án ra xét xử.
  • Duy trì cáo trạng: Trong quá trình xét xử, kiểm sát viên có nhiệm vụ bảo vệ quan điểm cáo buộc của mình.
  • Thực hiện các biện pháp tố tụng khác: Như yêu cầu triệu tập nhân chứng, giám định, khám xét... để làm rõ vụ án.

Kiểm sát hoạt động tư pháp

  • Kiểm sát viên sẽ kiểm sát việc thụ lý, giải quyết đơn thư tố cáo.
  • Kiểm sát viên sẽ kiểm sát  hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.
  • Kiểm sát viên sẽ kiểm sát việc thi hành bản án và các quyết định của Tòa án.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, của tổ chức.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người bị buộc tội.

Tham gia xây dựng pháp luật

  • Cung cấp ý kiến về dự thảo luật, các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Kiểm sát viên sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật.

3.2. Quyền hạn của Kiểm sát viên

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, kiểm sát viên được pháp luật nhiều quyền hạn, bao gồm:
Quyền khởi tố vụ án: Quyền quyết định có khởi tố vụ án hay không, căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu thu thập được.

  • Quyền yêu cầu các biện pháp tố tụng: Như yêu cầu khám xét, khám nghiệm hiện trường, triệu tập nhân chứng...
  • Quyền tham gia tố tụng: Tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử phúc thẩm.
  • Quyền kháng nghị: Khi thấy bản án, quyết định của Tòa án chưa đúng pháp luật, kiểm sát viên có quyền kháng nghị để yêu cầu xem xét lại.
  • Quyền kiểm soát hoạt động của cơ quan điều tra: Kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra của cơ quan công an để đảm bảo đúng pháp luật

Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên 

4. Kiểm sát viên không được phép làm những gì?

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những điều mà Kiểm sát viên không được phép làm nhé. 

  • Kiểm sát viên không được tư vấn: Kiểm sát viên không được tư vấn pháp lý cho những người liên quan đến vụ án như bị can, bị cáo, người bị hại,... Việc làm này có thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trình điều tra và xét xử. 
  • Kiểm sát không được can thiệp: Kiểm sát viên không được lợi dụng quyền hạn của mình để can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án, gây áp lực lên những người có thẩm quyền.
  • Kiểm sát viên không được mang tài liệu ra ngoài: Việc mang hồ sơ, tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan là hành vi vi phạm quy định, có thể gây rò rỉ thông tin và ảnh hưởng đến tính bảo mật của vụ án.
  • Kiểm sát viên không được tiếp xúc tùy tiện: Kiểm sát viên chỉ được tiếp xúc với những người liên quan đến vụ án trong phạm vi cho phép và theo đúng quy định của pháp luật.

5. Có bao nhiêu ngạch Kiểm sát viên 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngạch kiểm sát viên được chia thành các cấp bậc chính sau: 

  • Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Đây là cấp bậc cao nhất, thường do Chủ tịch nước bổ nhiệm
  • Kiểm sát viên cao cấp: Cấp bạc này thường được bố trí ở các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và một số vị trí quan trọng khác. 
  • Kiểm sát viên trung cấp: Cấp bậc này phổ biến ở các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
  • Kiểm sát viên sơ cấp: Là cấp bậc khởi đầu cho các kiểm sát viên mới vào nghề. 

6. Quá trình đào tạo để trở thành Kiểm sát viên

Để trở thành một Kiểm sát viên, bạn cần trải qua một quá trình đào tạo và tuyển chọn khá nghiêm ngặt. Dưới đây là lộ trình chi tiết:

6.1. Hoàn thành bậc đại học chuyên ngành Luật

  • Tốt nghiệp đại học: Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải có bằng cử nhân luật. Việc nắm vững kiến thức luật cơ bản là nền tảng để bạn có thể theo đuổi sự nghiệp kiểm sát.
  • Chọn trường đại học phù hợp: Nên chọn những trường đại học có uy tín, chất lượng đào tạo tốt và có chương trình đào tạo chuyên sâu về luật hình sự, tố tụng hình sự.

6.2. Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Kiểm sát

  • Đăng ký dự thi: Khi có thông báo tuyển dụng, bạn cần đăng ký dự thi theo đúng quy định.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng: Ôn luyện kiến thức luật, rèn luyện kỹ năng làm bài thi và kỹ năng giao tiếp.
  • Vượt qua các vòng thi: Thường có các vòng thi như thi viết, thi phỏng vấn để đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp của ứng viên.

6.3. Hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên

  • Tham gia khóa đào tạo: Sau khi trúng tuyển, bạn sẽ được tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên để được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu cần thiết cho công việc.
  • Nội dung đào tạo: Khóa đào tạo thường bao gồm các kiến thức về luật hình sự, tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố, kỹ năng điều tra, kỹ năng lập văn bản...

6.4. Bổ nhiệm làm Kiểm sát viên

  • Quyết định bổ nhiệm: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và đáp ứng các yêu cầu về lý lịch, bạn sẽ được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên tại các cấp Viện kiểm sát.
  • Công tác thực tế: Bạn sẽ được phân công công tác tại các phòng ban khác nhau của Viện kiểm sát để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Quá trình đào tạo để trở thành Kiểm sát viên

7. Sự khác nhau giữa kiểm sát viên và kiểm tra viên 

Kiểm sát viên và kiểm tra viên đều có chức năng liên quan đến việc kiểm tra và giám sát nhưng Kiểm sát viên và Kiểm tra viên có những vai trò, quyền hạn và phạm vị hoạt động khác nhau. 

Tiêu chíKiểm sát viên Kiểm tra viên 
Vai trò Là một chức danh tư pháp, được nhànước  uỷ quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát viên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, của tổ chứcThường có vai trò hỗ trợ Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm tra viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Kiểm sát viên.
Quyền hạn
  • Khởi tố vụ án hình sự
  • Duy trì cáo trạng
  • Kiểm sát hoạt động điều tra của cơ quan điều tra
  • Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người bị buộc tội.
  • Giúp Kiểm sát viên ghi biên bản, lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục tố tụng.
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định, chỉ đạo của Kiểm sát viên.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Kiểm sát viên.
Phạm vi hoạt động Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tư pháp, liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.Hẹp hơn so với Kiểm sát viên, thường tập trung vào các công việc cụ thể, hỗ trợ cho hoạt động của Kiểm sát viên.

Bài viết trên đây 123job đã giúp bạn hiểu được kiểm sát viên là ai, tiêu chuẩn để trở thành một kiểm sát viên, kiểm sát viên được và không được phép làm gì và sự khác nhau giữa kiểm sát viên và kiểm tra viên. Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để đọc nhiều blog khác nữa nhé. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!