Bạn đang muốn khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nhưng chưa biết làm sao để có chiến lược kinh doanh tiềm năng? Áp dụng các bài học của thị trường ra sao để hiệu quả? Bài viết dưới đây 123job sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn.
Trong thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin như hiện nay, kinh doanh thương mại điện tử rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để đứng vững và khẳng định thương hiệu trên thị trường là chuyện không hề dễ dàng đối với các Startup. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ cho bạn những bài học đắt giá và các chiến lược thương mại điện tử hiệu quả nhất.
Thương mại điện tử - thị trường chưa bao giờ hết nóng với các Startup
I. Bài học từ những thất bại
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đã thống kê rằng, năm 2015 tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt 4,07 tỷ USD và dự đoán đến năm 2020 sẽ đạt 10 tỷ USD (chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ trên toàn quốc). Quả thực là một cơ hội rất lớn cho các Startup kinh doanh thương mại điện tử. Nhưng bên cạnh đó, thị trường cũng đặt ra những kỳ vọng về doanh thu rất lớn cho ngành. Sở dĩ có điều đó, là do thị trường thương mại điện tử sau nhiều năm thành công đã ngày càng bớt non trẻ, hoàn thiện đáng kể việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất khuyến mãi ảo, tăng chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng và dịch vụ giao, nhận hàng.
Tiềm năng lớn, sức hút mạnh tác động tới các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử, sự cạnh tranh trong thị trường cũng vì thế mà càng khốc liệt hơn. Chính vì vậy, những rủi ro, thất bại, thua lỗ cả tỷ đồng là điều không tránh khỏi. Trên thị trường khởi nghiệp Việt Nam đã từng chứng kiến rất nhiều trang thương mại điện tử phải đóng của sau một khoảng thời gian ngắn hoạt động.
Có thể kể đến như, năm 2015 hàng loạt doanh nghiệp thương mại điện tử phải từ bỏ thị trường như: Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn… Mặc dù là những doanh nghiệp có tên tuổi nhưng lại không thể chịu được áp lực cạnh tranh quá lớn. Vào cuối năm 2016, trang website đình đám một thời Lingo.vn đã phải chia tay với thị trường với khoản lỗ lên tới 150 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận không ít trang mua bán trực tuyến do thua lỗ quá nhiều đã phải nhượng lại cho đối thủ. Điển hình như Lazada tại Đông Nam Á đã bán lại hầu hết cổ phần cho hãng Alibaba của Trung Quốc với giá 1 tỷ USD, hay cũng chịu chung số phận đó, chủ sở hữu Zalora Việt Nam - Rocket Internet, đã phải bán lại cho Central Group (Thái Lan) vào tháng 4/2016.
Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp thương mại điện tử
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các website thương mại điện tử phải tạm biệt thị trường sau một thời gian đầu tư ít ỏi, nhưng có lẽ, nguyên nhân lớn nhất là do chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Khi mới bước chân vào tìm hiểu kinh doanh thương mại là gì, các doanh nghiệp đã đổ tiền ồ ạt cho những hoạt động truyền thông, khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Nhưng sau một khoảng thời gian “thăng hoa” với doanh số khủng thì nhiều doanh nghiệp lại hụt hơi, thiếu vốn và đành ngậm ngùi xin rút lui.
Hiện nay, rào cản lớn nhất với các Startup thương mại điện tử chính là chất lượng sản phẩm và chi phí vận chuyển. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, có thể thấy rõ đa số người tiêu dùng đều rất e ngại về chất lượng sản phẩm khi mua sắm trực tuyến. Hơn 45% khách hàng phàn nàn về chi phí vận chuyển, hơn nữa, các tình trạng chuyển phát chậm, thiếu chuyên nghiệp cũng diễn ra thường xuyên. Đây chính là thách thức rất lớn đối với các công ty khởi khiệp, nhiều chuyên gia cho rằng các trang thương mại điện tử sẽ phải tốn từ 10 - 20 % doanh thu cho các phí vận chuyển, đóng gói và chăm sóc khách hàng.
II. Làm gì để “sống sót”?
Nhìn vào các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay, bạn có thể thấy rõ các doanh nghiệp đều có ít nhiều những khía cạnh tương đồng về sản phẩm, danh mục hàng hóa, lẫn nhà cung cấp. Chính vì điều đó, thị trường đã tạo lên cơn sốt về giá cả và khuyến mãi cho khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố chính để giữ chân người tiêu dùng lại nằm ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để đứng vững và phát triển lâu dài các công ty cần tự hỏi, thương mại điện tử làm gì là cần thiết để có những định hướng, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, biết phân bố nguồn lực đầu tư hợp lý, quan trọng hơn cả là khâu kiểm soát chất lượng và hoàn thiện dịch vụ cho khách hàng.
Trên thực tế, có rất nhiều trang thương mại điện tử đã thành công khi thực hiện chiến lược này. Thay vì “vung tay” đầu tư vào khuyến mại, giảm giá họ chọn cách thức đánh chậm mà chắc, không đầu tư dàn trải vào các doanh mục hàng hóa mà chọn phát triển lên từ một ngách tiềm lực trong thị trường, nhằm tạo đà phát triển các giá trị cốt lõi.
Áp dụng thị trường ngách, sẽ giúp bạn sống sót trong kinh doanh thương mại điện tử
Nổi bật trong thị trường những năm gần đây phải kể đến “ông chủ lớn” trang mua bán trực tuyến Tiki. Gia nhập vào năm 2010, thành công nhờ tập trung vào thị trường ngách, điển hình như ban đầu Tiki chỉ chú trọng đầu tư vào thị trường sách và sẵn sàng mở rộng doanh mục bán hàng như hiện nay. Tiki đã xây dựng được chính sách tiên quyết trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng và dịch vụ giao hàng. Nhờ đó, Tiki thường xuyên nhận được phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng, có trong tay một số lượng rất lớn khách hàng thân thiết, luôn đóng góp tới 2/3 doanh thu của website thương mại điện tử Tiki.
Từ ví dụ trên, có thể thấy đầu tư vào chiến lược ngách trong thị trường sẽ giảm rủi ro, thua lỗ, dễ dàng xây dựng lòng tin, tăng số lượng khách hàng trung thành và là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử mở rộng thị trường một cách bền vững.
III. 6 chiến lược giúp Startup thương mại điện tử thành công
1. Sáng tạo nội dung mới mẻ
Đối với các Startup thương mại điện tử, sáng tạo những nội dung hữu ích, mới mẻ là yếu tố rất quan trọng để thu hút người tiêu dùng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Những nội dung cần thiết bạn nên cung cấp cho khách hàng như:
- Trang giới thiệu: Bạn hãy tạo một trang thiết kế landing page và cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quát nhất về Startup. Những mục tiêu, kế hoạch, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược… sẽ giúp gây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng.
- Nội dung hữu ích: Bạn cần thường xuyên post các bài viết chia sẻ mẹo, các tips hướng dẫn sử dụng sản phẩm… sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng truy cập.
- Nội dung do người dùng tạo ra (UGC - User Generated Content): Các nội dung do người dùng tạo ra như feedback, đánh giá, chia sẻ… sẽ có sức hút đến người dùng lớn hơn rất nhiều so với các quảng cáo sáng tạo thông thường.
2. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Mỗi bước trong trải nghiệm khách hàng đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng và khẳng định vị thế thương hiệu của bạn trên thị trường. Vậy nên, để nâng cao chất lượng của dịch vụ hậu mãi, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên có những hoạt động chăm sóc khách hàng thân thiết, hoặc chính sách khuyến mãi, giảm giá đặc biệt cho những đơn hàng đặc biệt. Các chương trình này sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và khẳng vị thế khác biệt cho trang thương mại điện tử của bạn.
Trải nghiệm khách hàng luôn liên quan trực tiếp tới quyết định mua hàng thương mại điện tử của người tiêu dùng
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đầu tư cho các micro - moment, hay nói cụ thể hơn là khoảnh khắc người dùng quyết định mua sắm. Từ đó, những dịch vụ quảng cáo có trả phí (PPC) của các trang tìm kiếm sẽ rất hữu ích cho chiến lược Marketingthương mại điện tử mà bạn đang hướng tới.
3. Tạo dựng niềm tin khách hàng
Niềm tin chính là động lực “nền móng” vững chắc nhất để khách hàng quyết định có sử dụng sản phẩm của thương hiệu bạn hay không. Vì vậy, là một Startup thương mại điện tử, bạn cần biết những cách thức xây dựng uy tín ngay từ khi bắt đầu:
Hợp tác với các thương hiệu thương mại điện tử dẫn đầu, hay mời các KOLs nổi tiếng đồng hành cùng chiến dịch Marketing của bạn, các “fan” của họ chính là nguồn khách hàng tiềm năng lớn cho bạn.
Lưu ý tới trải nghiệm và chất lượng dịch vụ để tăng thang điểm uy tín cho trang thương mại điện tử của bạn.
Các dịch vụ hậu mãi tốt và quảng cáo trung thực sẽ mang đến cho bạn rất nhiều khách hàng trung thành.
4. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán
Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán cũng là một cách làm rất hay giúp các Startup thương mại điện tửtăng tỷ lệ chuyển đổi. Tích hợp càng nhiều phương thức thanh toán, ví dụ như: PayPal, Apple Pay, Zalo Pay, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… khách hàng của bạn sẽ dễ dàng để mua sắm hơn, từ đó, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5. Chính sách khuyến mãi hấp dẫn
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, kinh doanh thương mại điện tử cần có những chính sách khuyến mãi hấp dẫn để tạo mạng lưới thu hút khách hàng. Khuyến mãi đối với các Startup thương mại điện tử cần có những nước đi táo bạo và đúng đắn, đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng. Doanh nghiệp của bạn có thể tạo các hoạt động khuyến mãi linh hoạt như khuyến mãi theo giờ, theo ngày, theo mùa, theo các giá trị sản phẩm khác nhau…
Chính sách khuyến mãi thương mại điện tử hiệu quả sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng
6. Các tùy chọn chuyển hàng linh hoạt
Một luận điểm đã được các chuyên gia thương mại điện tử chỉ rõ, chi phí chuyển hàng quá cao sẽ làm giảm sút mạnh số lượng mua hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, để níu giữ khách hàng lâu dài, bạn cần có những tùy chọn chuyển hàng linh hoạt. Bạn có thể không thu chi phí vận chuyển của những đơn hàng giá trị cao, hay các ưu đãi riêng cho từng đơn hàng với mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng có thể sử dụng dịch vụ của các hãng vận chuyển giá rẻ, hoặc vận chuyển trong khu vực để tiết kiệm chi phí.
IV. Kết luận
Thị trường kinh doanh thương mại điện tử luôn là một thử thách vô cùng lớn đối với các Startup, tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt và đào thải nhanh chóng. Vì vậy, để vươn lên dẫn đầu và khẳng định thương hiệu chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hy vọng trong bài viết trên đây của 123job đã chia sẻ cho bạn những bài học, chiến lược kinh doanh cho Startup thương mại điện tử hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Thương mại điện tử là gì? Xu hướng TMĐT tại Việt Nam?
Kinh doanh thương mại là gì? Những điều cần biết về ngành kinh doanh thương mại