Công nghệ sinh học gần đây đang ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Vậy Công nghệ sinh học là gì? Và điều gì đã khiến ngành này trở thành một tiềm năng mới trong xã hội thiện nay?

Ngày nay, do sự phát triển của y học cũng như các ngành khoa học nói chung, Công nghệ sinh học ngày càng được chú trọng và có chỗ đứng trong chính lĩnh vực của mình khi nó đóng góp một phần to lớn và không thể thiếu trong việc nghiên cứu y sinh. Vậy Công nghệ sinh học là? Làm như thế nào và tiềm năng nào dành cho ngành nghề này?

I. Công nghệ sinh học là gì?

Để bắt đầu, ta sẽ nhắc đến khái niệm công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học là một ngành sẽ sử dụng những dụng cụ sinh học đặc trưng để có thể nghiên cứu và tiến hành áp dụng những sinh vật sống để mang lại lợi ích cho con người, đồng thời họ cũng sẽ tìm cách để phát triển những công trình lợi ích này theo quy mô công nghiệp để có thể góp phần bảo vệ con người, phát triển kinh tế hay những lợi ích khác nhau.

Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là gì?

Tuy công nghệ sinh học phát triển từng thời mạnh yếu khác nhau nhưng ta vẫn có thể chia từng giai đoạn phát triển này thành 3 giai đoạn chính:

Công nghệ sinh học truyền thống: Con người sẽ chế biến những đồ ăn hay thực phẩm dân dã như chao, tương, rượu.. theo những cách làm đã có từ trước khi người ta xác định được công nghệ sinh học là một ngành học rõ ràng.

Công nghệ sinh học cận đại: Công nghệ sinh học thời này đã áp dụng những nghiên cứu để tạo ra những công cụ cơ bản để có thể sản xuất một số chất theo đúng quy mô công nghiệp như mì chính, acid amin, chất kháng sinh,...

Công nghệ sinh học hiện đại: Sự phát triển này ngày càng phát triển, bắt đầu rẽ nhánh chia thành nhiều nhánh khác như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, các công nghệ sản xuất enzyme và protein, công nghệ vi sinh vật,...

Khi ta hiểu Công nghệ sinh học là gì, ta sẽ hiểu được tiềm năng của nó. Nhiều quốc gia đã và đang tập trung tạo điều kiện cho ngành học này phát triển, như cung cấp những vật dụng mới nhất, tạo điều kiện và môi trường để có thể cho sinh viên và các kĩ sư thực hành và tìm hiểu. Ngành công nghệ sinh học tai Việt Nam cũng rất được chú trọng và đã có những thành công và đóng góp nhất định không chỉ trong nước mà toàn thế giới.

II. Mục tiêu phát triển Công nghệ sinh học tại Việt Nam

1. Mục tiêu đến năm 2010

  • Tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ sinh học chủ yếu; triểu khai ứng dụng mạnh, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, Y tế, Công nghệ chế biến, bảo vệ môi trường và An ninh, Quốc phòng.

  • Tạo ra các sản phẩm mới Công nghệ sinh học (như: Giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật,..) có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.

  • Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học vừa và nhỏ nhằm sản xuất, kinh doanh và phục vụ các sản phẩm sinh học phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

2. Mục tiêu đến năm 2020.

  • Cung cấp đủ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao và chất lượng tốt, đủ năng lực sáng tạo và làm chủ các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

  • Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến và hiện đại về công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế.

  • Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiếu yếu của nền kinh tế Quốc dân.

III. Lĩnh vực được ứng dụng công nghệ sinh học 

1. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp

Công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp với mục đích chính là lai tạo, cải thiện các giống cây trồng mới để có thể cho ra năng suất cao cũng như có thể mạnh mẽ hơn để có thể chống chọi hơn với các thiên tai từ thiên nhiên. Không chỉ là cây trồng, công nghệ sinh học còn có nhiệm vụ lai phối giống các gia súc, gia cầm, đồng thời tạo thêm các chế phẩm để có thể phòng chống bệnh tật triệt để.

2. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược.

Công nghệ sinh học sẽ tìm ra những phương pháp, những cách làm để có thể tìm thấy và sản xuất theo quy mô lớn các chất có lợi và cần thiết cho con người như Insulin, Penicilin,...Những chất này góp vai trò rất lớn trong việc làm thuốc hay hỗ trợ cho công việc phòng, chữa bênh của con người như tạo ra kháng thể, kháng sinh hay các vaccine khác nhau.

3. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học góp phần rất lớn. Công nghệ sinh học có thể tuyển chọn được những vi sinh vật có khả năng lên men tốt cùng những đặc tính khác có lợi cho con người. Những vi sinh vật này có thể sản xuất ra sữa, bơ, phô mai,..Hay những thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa protetin, các chất làm tăng hương cho các thức ăn khác.

4. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chúng ta đã hiểu được khái niệm công nghệ sinh học là gì, vậy nó còn có tác dụng gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Sự phát triển của những công nghệ hay hiện đại khác tuy mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ nhưng vẫn sản sinh ra những chất có thể làm ô nhiễm hay làm hại tới môi trường sinh sống của ta. Lúc này thì Công nghệ sinh học sẽ thể hiện bản lĩnh của mình trong việc góp phần bảo vệ, làm sạch môi trường. Công nghệ sinh họ sẽ tìm ra và áp dụng những phương pháp như phân hủy các chất độc hữu cơ, vô cơ; đồng thời thu lượm và nghiên cứu những vật phẩm để xemm nó có còn giá trị sử dụng hay không…

5. Công nghệ sinh học năng lượng.

Khi những nguồn năng lượng hữu hạn hiện nay như xăng hay than đang bị khai thác và có khả năng hết trong một thời gian không xa, người ta cần công nghệ sinh học để có thể sản xuất, nghiên cứu những nguồn năng lượng cũ và tìm ra những  nguồn năng lượng mới sạch hơn, năng suất cao hơn, có thể tái sinh được.

6. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực hóa học.

Công nghệ sinh học được áp dụng vào lĩnh vực hóa học nhằm tìm ra và điều chế những hóa chất có thể sản xuất với số lượng lớn, đem lại lợi ích cho con người nhưng vẫn thân thiện và bảo vệ môi trường.

IV. Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học và mức lương trung bình 

1. Tiềm năng ngành công nghệ sinh học.

Sự phát triển của khoa học hiện nay đã khiến cong người ngày càng nhận thức được giá trị của ngành Công nghệ sinh học. Bên cạnh việc tìm ra và có đóng góp to lớn cho ngành sinh học, y tế chữa trị bệnh tật cho con người, Công nghệ sinh học còn cò tiềm năng trong việc phát triển kinh tế và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cùng vốn đầu tư thấp. Nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng đang tập trung đầu tư vào ngành Công nghiệp này và giải quyết nhu cầu việc làm công nghệ sinh học.

Hiện nay nước ta đang có hơn 500 trung tâm, cơ sở, doanh nghiệp, công ty hay các doanh nghiệp nhỏ lẻ nghiên cứu và làm việc liên quan đến ngành Công nghệ sinh học. Hơn nữa, đất nước ta cũng đang ngày càng tạo cơ hội việc làm công nghệ sinh học cho sinh viên học sinh khi tổ chức những cuộc giao lưu, những cuộc trao đổi du học sinh hay tạo nên những học bổng có giá trị về ngành công nghiệp sinh học này. Nhiều tập đoàn lớn như Apple hay Fujitsu cũng đã bắt đầu triển khai những kế hoạch bước đầu cho ngành công nghệ sinh học.

Cơ hội và tiềm năng rất nhiều, việc ta cần làm là phải biết tìm và nắm bắt lấy những cơ hội đó thôi.

2. Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học.

Nhà nước Việt Nam sau khi nhận thức được tầm quan trọng của ngành Công nghệ sinh học này thì bên cạnh việc tạo ra những cơ hội cho những người theo học, họ còn đưa ra cả môt nghị định để mong đáp ứng được nhu cầu của ngành Công nghệ sinh học với một nguồn lao động dồi dào và chất lượng đồng thời giải quyết việc làm công nghệ sinh học.

Ngày nay nhà nước đang tạo nhiều cơ hội việc làm công nghệ sinh học

Ngày nay nhà nước đang tạo nhiều cơ hội việc làm công nghệ sinh học

Theo đó, sau khi tốt nghiệp, người học ngành này có thể làm những công việc liên quan đến ngành sinh học như nghiên cứu sinh tronng các trung tâm nghiên cứu, quản lý những bộ phận có hoạt động liên quan đến công nghệ sinh học...Họ còn có thể trở thành những giảng viên, cán bộ giảng dạy tại các trường đại học khác nhau với những bộ môn là các nhánh khác nhau liên quan đến Công nghệ sinh học..

Khi đã có đủ cả kiến thức lẫn kinh nghiệm, thì những người đã học ngành Công nghệ sinh học có thể tìm được những vị trí phù hợp với mình. Các trường đại học cũng liên tục cải tiến và cập nhật những giáo trình, nội dung giảng dạy để có thể phù hợp được với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học hiện nay.

3. Lương của ngành công nghệ sinh học như thế nào

Ngành học này hiện nay đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý không chỉ từ nhà nước mà còn từ những học viên. Số vị trí tuyển sinh cũng ngày càng nhiều, nhiều trường đại học lớn cũng có ngành này, thêm cơ hội làm việc đa dạng thì mức lương cũng là một điểm đáng để lưu ý và lôi kéo số lượng người làm việc ngày càng nhiều. Vì là công việc liên quan đến ngành công nghệ sinh học, tùy theo mức độ và trình độ mà lương có thể giao động từ 6 đến 20 triệu hoặc cao hơn.

Việc làm công nghệ sinh học có mức lương cạnh tranh

Việc làm công nghệ sinh học có mức lương cạnh tranh

 

Những người đã là nghiên cứu viên hoặc chuyên viên nghiên cứu, ngoài mức lương cứng ban đầu còn sẽ được tính theo hệ số cơ bản đã được quy định từ trước.

V.  Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ sinh học

1. Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.

Đây là một trong những ưu tiên và là lựa chọn hàng đầu của các sinh viên theo học ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp.

Thường những người có thể ở lại trường và được chọn để trở thành giảng viên là những người có thành tích rất tốt và kĩ năng cũng ổn đinh, cùng với một niềm đam mê mãnh liệt với môi trường sư phạm. Tuy những chế độ đãi ngộ ở nhiều nơi chưa được tốt và chưa thực sự hấp dẫn, nhưng những giảng viên này sẽ được tiếp xúc với những người có tiềm năng cũng như nhận được nhiều đào tạo chuyên môn từ trong nước và nước ngoài.

2. Nghiên cứu viên tại các Trung tam và Viện nghiên cứu.

Nhiều người thực sự có đam mê với ngành công nghệ sinh học và muốn gắn bó cùng nó lâu dài có thể chọn trở thành những nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu chuyên ngành về công nghệ sinh học. 

Bạn có thể trở thành nghiên cứu sinh rất sớm, từ năm 2 năm 3 thì bạn có thể liên hệ thực tập tại các phòng thí nghiemj của các trung tâm và viện nghiên cứu. Nếu các bạn là tốt, thì khả năng được giữ lại và cho một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp là một điều rất dễ dàng.

3. Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty

Hoạt động R&D đang ngày càng có chỗ đứng khi được đâu tư mạnh mẽ không chỉ bởi các khối doanh nghiệp Nhà nước mà còn bởi những công ty tư nhân hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công việc chính của R&D là tìm các nguồn nguyên liệu mới, cải tiến và phát triển những dòng sản phẩm mới.

Những sản phẩm như liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học như thuốc thú y hay phân sinh học cũng sẽ được những người R&D này

4. Kỹ thuật viên xét nghiệm - Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

4.1. Đối với kỹ thuật viên xét nghiệm

Nơi làm việc của những kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ là các phòng xét nghiệm trong các bênh viện, rải rác các tuyến từ Trung ương đến địa phương.

Yêu cầu thường là trình độ từ Trung cấp trở lên và có cá chứng chỉ liên quan đến Sinh - Y - Dược và có thể thực hiện được những công việc như lấy mẫu, thực hiện các thao tấc để xét nghiệm.

Những người này thường được chia thành hai nhóm chính:

1/ Các loại xét nghiệm cơ bản như máu, nước tiểu hay chất thải, các chỉ số hóa học có trong máu hay huyết tương

2/ Xét nghiệm nâng cao:

  • Vi sinh lâm sàn, kí sinh trùng

  • Xét nghiệm giải phẫu bệnh

  • Xét nghiệm nhanh bằng Kit hay Elisa

  • Xét nghiệm trước và sau sinh

4.2. Đối với kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.

Khác với những người làm xét nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ được làm ở những phòng thí nghiệm để phân tích, kiểm nghiệm ở các trung tâm kiểm nghiệm, công ty

Thường yêu bằng cấp sẽ là từ Trung cấp trở lên, nhiều nơi quan trọng như công ty Dược hay các công ty Sản phẩm chức năng chỉ chấp nhận bằng Đại học trở lên để có thể đáp ứng được các yêu cầu và xác định đúng và chính xác.

5. Giáo viên dạy sinh học.

Cũng là ngành liên quan đến sư phạm, nhưng thay vì làm giảng viên ở các Trường đại học hay Cao đẳng thì Họ sẽ là giáo viên dạy sinh học tại cac trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây  là điều phù hợp cho những bạn muốn làm liên quan đến sinh học nhưng lại khong yêu cầu nhiều về các nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết.

Yêu cầu của những người này thường ngoài bằng cấp về sinh học hay Công nghệ sinh học, Họ cần phải có nhứng chứng chir bảo đảm rằng họ đã được đào tạo cơ bản để có khả năng giảng dạy cơ bản.

6. Chuyên viên quản lý khoa học và Công nghệ

Đây là một trong những lựa chọn dành cho những Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ sinh học.

Do đặc thù về cơ quan quản lý mà mỗi nơi sẽ yêu cầu một người quản lý để có thể điều chỉnh theo đúng hướng đi. Ngoài yêu cầu về chuyên môn, những người này cũng cần phải được đào tạo về quản lý hay bồi dưỡng thường xuyên những kỹ năng liên quan.

Đây là một công việc khá khó khăn và có yêu cầu cao.

7. Kinh doanh hóa chất và Thiết bị ngành Công nghệ sinh học và Y dược.

Đây là nguồn cung chủ yếu cho những người có nhu cầu như các Trung tâm hay các Phòng thí nghiệm. 

Thời gian trước, thường các thiết bị và hóa chất sẽ được hỗ trợ không hoàn lại bởi những cơ sở nước ngoài nên thường những người kinh doanh buon bán hóa chất sẽ là thương mại hay những quản trị kinh doanh.

Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều mặt hàng yêu cầu những kiến thức để có thể bán đúng và đủ như các công nghệ GEN, các Enzyme và công nghệ phôi. Nhiều người trong nước đã thành lập được nhiều công ty lớn và đánh bật được sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài. Chính điều này đã khiến kinh doanh trở nên khá rộng mở 

VI. Kết

Công nghệ sinh học là một ngành có nhiều tiềm năng. Vậy tại sao chúng ta không thử phát triển và trở thành một phần trong số đó và có thể giúp đất nước sánh vai với các đất nước phát triển khác. Dù sao, ngành công nghệ sinh học vẫn đang được chú trọng và đầu tư phát triển rất nhiều và mang lại lợi ích to lớn cho nước nhà.