Bạn mơ ước về một cuộc sống tự do, làm việc bất cứ nơi đâu mà bạn muốn? Làm remote sẽ giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ đó. Khám phá ngay top những công việc từ xa đang được săn đón nhất hiện nay thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Làm remote là như thế nào?

Làm remote là gì? Remote Job hay còn gọi là công việc từ xa, là một loại công việc mà bạn có thể thực hiện mà không cần phải có mặt tại văn phòng. Công việc từ xa (Remote job) có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm làm tự do, làm theo hợp đồng/dự án, làm bán thời gian, hoặc thậm chí là hợp đồng chính thức.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng công việc từ xa (remote job) cũng đi kèm với nhiều rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay có nhiều trường hợp lừa đảo. Những người thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm việc làm dễ dàng trở thành nạn nhân của những hình thức lừa đảo này. Vì vậy, bạn nên xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định tham gia vào một công việc từ xa.

Làm remote là gì?

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc làm remote

Ưu điểm của việc làm remote:

  • Thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt: Đây là lợi ích lớn nhất của remote job. Bạn có thể tự do tổ chức thời gian và không gian làm việc theo nhu cầu của mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, tạo điều kiện cho việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc một cách hiệu quả hơn, và cho phép bạn làm việc ở bất cứ đâu có internet.
  • Tăng cường hiệu suất công việc: Môi trường làm việc không bị hạn chế bởi quy định văn phòng giúp bạn dễ dàng tập trung hơn và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Làm remote giúp bạn giảm chi phí: Khi làm việc từ xa, bạn sẽ không mất tiền cho việc di chuyển đến văn phòng, đồng phục, bữa ăn và các chi phí khác.Việc làm remote có thể giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí làm việc từ xa tại bất kỳ công ty nào trên toàn cầu, mà không bị giới hạn bởi địa lý.
  • Việc làm remote có thể giúp giảm stress: Làm việc từ xa góp phần giảm bớt áp lực do kẹt xe, tắc đường, tiếng ồn và những yếu tố tiêu cực khác thường thấy tại nơi làm việc.

Nhược điểm của việc làm remote:

  • Làm remote sẽ thiếu tương tác trực tiếp: Các công việc có khả năng làm từ xa có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và thiếu đi sự giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp và cấp trên. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc giao tiếp và hợp tác công việc.
  • Làm remote thì dễ bị phân tâm: Môi trường làm việc tại nhà có thể tạo điều kiện cho bạn dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài như gia đình, bạn bè, thú cưng, và những thứ khác.
  • Làm remote sẽ khó khăn trong quản lý thời gian: Nếu bạn chưa có kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn dễ rơi vào tình trạng làm việc ngoài giờ hoặc trì hoãn trong công việc của mình.
  • Làm remote gây ra thiếu động lực làm việc: Việc thiếu giao tiếp trực tiếp và môi trường làm việc tại nhà có thể khiến bạn mất đi động lực làm việc.
  • Làm remote thì khó khăn trong việc thăng tiến: Đôi khi, công việc từ xa (remote job) có thể khiến bạn gặp khó khăn hơn trong việc thăng tiến so với những người làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Ưu điểm và nhược điểm của việc làm remote

3. Việc làm remote và làm Freelancer khác nhau như thế nào?

Một công việc cũng có thể khiến mọi người nhầm lẫn với việc làm remote đó chính là làm freelancer vì hai hình thức này đều làm việc từ xa nhưng chúng lại có một số điểm khác nhau như sau:

Tiêu chíViệc làm RemoteViệc làm Freelancer
Hình thức và mối quan hệ lao độngLà công việc từ xa (remote job) mà bạn có thể làm cho một công ty hoặc tổ chức cụ thể mà không cần phải có mặt tại văn phòng. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể là nhân viên chính thức của công ty với các quyền lợi và nghĩa vụ như một nhân viên văn phòng, chẳng hạn như bảo hiểm y tế, kỳ nghỉ phép, và các khoản phúc lợi khác. Mối quan hệ lao động thường là lâu dài và ổn định hơn.Là người làm việc tự do, thường không liên kết lâu dài với một công ty cụ thể. Bạn làm việc dựa trên hợp đồng hoặc dự án và thường làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau. Bạn không có các quyền lợi của một nhân viên chính thức như bảo hiểm y tế hay kỳ nghỉ phép. Mối quan hệ thường mang tính ngắn hạn và theo từng dự án cụ thể
Công việc và trách nhiệmBạn có thể có một vai trò cụ thể trong công ty với trách nhiệm rõ ràng và yêu cầu công việc giống như một nhân văn phòng, nhưng làm việc từ xa. Bạn thường phải tuân thủ các quy trình, chính sách và báo  cáo cho cấp quản lý như các nhân viên khác trong công ty.Bạn có thể chọn các dự án theo sở thích hoặc kỹ năng của mình. Trách nhiệm và yêu cầu công việc thường do khách hàng đặt ra và có thể rất đa dạng. Bạn quản lý thời gian và công việc của mình một cách linh hoạt hơn nhưng cũng có thể phải chịu trách nhiệm cao hơn về việc hoàn thành công việc đúng hạn và theo yêu cầu.
Tính linh hoạt và ổn địnhCung cấp một mức độ linh hoạt trong việc làm việc từ xa nhưng thường đi kèm với sự ổn định của một công việc chính thức. Bạn có thể có một lịch làm việc ổn định và thu nhập dự đoán được hàng tháng.Cung cấp sự linh hoạt cao hơn trong việc chọn dự án và thời gian làm việc. Tuy nhiên, tính ổn định có thể thấp hơn vì bạn phải tự tìm kiếm khách hàng và có thể không có thu nhập ổn định hoặc bảo đảm.
Quản lý và giám sátBạn thường phải báo cáo và phối hợp với quản lý và đồng nghiệp trong công ty. Các công việc thường được giám sát và quản lý theo cách tương tự như khi bạn làm việc tại văn phòng.Bạn thường làm việc độc lập và ít bị giám sát hơn. Mối quan hệ với khách hàng chủ yếu dựa trên hợp đồng và kết quả công việc.

4. Những việc làm remote phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là một số việc làm remote phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

  • Thiết kế đồ họa: Công việc remote đầu tiên chúng tối giới thiệu với các bạn đó là thiết kế đồ họa. Thiết kế đồ họa là một trong những nghề làm từ xa được yêu thích. Giống như lập trình viên, công việc này có thể mang lại thu nhập từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.
  • Sáng tạo nội dung: Việc làm remote mà bạn có thể lựa chọn đó chính là sáng tạo nội dung. Sáng tạo nội dung cũng là một ngành nghề làm từ xa được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể thực hiện vai trò của một nhân viên sản xuất nội dung toàn thời gian mà không cần có mặt trong văn phòng. Chỉ cần đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và đạt tiêu chuẩn chất lượng, mức thu nhập của bạn có thể từ 8 triệu đến 10 triệu đồng, hoặc cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm.
  • Nhân viên quảng cáo: Việc làm remote tiếp theo đó là nhân viên viên quảng cáo. Chạy quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads… cũng là một công việc từ xa (remote job) mà bạn có thể chọn. Tuy nhiên, lĩnh vực quảng cáo yêu cầu bạn có kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, bạn cần có kinh nghiệm để được công ty tin tưởng giao nhiệm vụ từ xa, vì điều này liên quan đến chi phí quảng cáo. Mức lương cho công việc này thường dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng hoặc hơn, bao gồm cả tiền hoa hồng.
  • Nhân viên SEO: Tương tự như nhân viên quảng cáo, công việc SEO cho một website không yêu cầu bạn phải có mặt tại văn phòng thường xuyên. Do đó, đây là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai làm từ xa. Bạn chỉ cần hoàn thành công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, thu nhập có thể từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng hoặc cao hơn.
  • Game Developer: Bạn là một người có sở thích chơi game thì việc làm remote game developer là một lựa chọn khá tốt cho bạn . Với sự phát triển của ngành công nghiệp game, nghề game developer trở thành một trong những công việc từ xa thông dụng. Tuy nhiên, nghề này yêu cầu bạn cần có khả năng lập trình, kỹ năng giải quyết và phân tích vấn đề, cùng với sự sáng tạo và thiết kế.
  • Nhân viên telesales: Một trong những công việc remote phổ biến là làm nhân viên telesales. Nhiệm vụ của bạn là thực hiện các cuộc gọi theo kịch bản đã được cung cấp và liên lạc với danh sách dữ liệu đã phân chia. Sau khi hoàn tất đào tạo, nhân viên telesales có thể làm việc từ nhà mà không cần đến văn phòng, miễn là hoàn thành đủ số lượng cuộc gọi và đạt KPI đã đề ra. Mức thu nhập cho vị trí này thường nằm trong khoảng từ 4 triệu đến 6 triệu đồng, cộng với thưởng doanh thu.

Top những việc làm remote phổ biến nhất hiện nay

5. Một số lưu ý dành cho bạn khi tìm kiếm việc làm remote

Dưới đây sẽ là một số chú ý dành cho các bạn nếu như bạn đang muốn tìm kiếm việc làm remote để đảm bảo an toàn, tránh bị rơi vào bẫy của kẻ xấu nhé.

  • Xác minh thông tin tuyển dụng: Kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến công ty như địa chỉ, số điện thoại, lĩnh vực hoạt động, và các thông tin khác trước khi ứng tuyển. Ưu tiên các nguồn tuyển dụng chính thống như trang web của công ty hoặc các trang web việc làm uy tín.
  • Đọc thật kỹ phần mô tả công việc (JD): Xem xét chi tiết các yêu cầu, trách nhiệm và quyền lợi được nêu trong mô tả công việc để đảm bảo chúng phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Cảnh giác với những lời hứa hẹn mơ hồ hoặc mức lương quá cao so với thực tế.
  • Hãy tìm hiểu quy trình tuyển dụng: Nắm rõ quy trình tuyển dụng, bao gồm các vòng phỏng vấn, yêu cầu nộp hồ sơ, và các bước khác để chuẩn bị tốt nhất.
  • Tránh nộp lệ phí ứng tuyển: Các công ty uy tín thường không yêu cầu ứng viên phải nộp phí trong quá trình ứng tuyển. Hãy cẩn trọng với những yêu cầu nộp phí không hợp lý.
  • Hãy thu thập thông tin đánh giá từ phía công ty tuyển dụng: Tìm kiếm ý kiến từ những người đã làm việc tại công ty hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đánh giá độ uy tín và chất lượng công việc của công ty.
  • Hãy thật cảnh giác với mức lương cao bất thường: Mức lương cao hơn nhiều so với mức trung bình của thị trường có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ứng tuyển vào những công việc có mức lương quá cao.
  • Tránh các bên trung gian khi bạn không rõ nguồn gốc: Chỉ nên tìm việc qua các kênh thông tin chính thống hoặc các công ty giới thiệu việc làm uy tín. Cần cẩn trọng với các bên trung gian không rõ nguồn gốc, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc hứa hẹn mức lương phi thực tế.
  • Hãy chuẩn bị hồ sơ thật cẩn thận: Đảm bảo hồ sơ ứng tuyển của bạn đầy đủ, chuyên nghiệp và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân: Trong quá trình phỏng vấn, thể hiện thái độ chuyên nghiệp, trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và súc tích, đồng thời thể hiện sự hiểu biết về công việc.
  • Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp thông tin chi tiết: Trao đổi kỹ lưỡng với nhà tuyển dụng về chế độ đãi ngộ, chính sách làm việc từ xa, quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên.
  • Tin tưởng vào trực giác của bản thân: Nếu bạn cảm thấy có điều gì không ổn hoặc không tin tưởng vào công ty, hãy cân nhắc việc ngừng ứng tuyển.

Một số lưu ý dành cho bạn khi tìm kiếm việc làm remote

Bài viết trên đây đã đề cập đến với các bạn làm remote là làm như thế nào; ưu và nhược điểm khi bạn làm remote; top những việc làm remote phổ biến nhất hiện nay và bạn cần phải chú ý những gì khi tìm kiếm việc làm remote, rất mong bài viết sẽ hữu ích với các độc giả của 123job.vn. Hãy tiếp tục theo dõi 123job để đọc thêm nhiều bài Blogs không kém phần thú vị nhé. Chúc các bạn một ngày tốt lành!