Theo bạn, những kỹ năng lãnh đạo nên có của một người nắm leader là gì? Để giữ vai trò là người lãnh đạo, bản thân bạn phải tự đầu tư các kỹ năng, phẩm chất cần thiết mới có thể dẫn dắt người khác.

Leader là gì? Bạn có biết Leader là gì không? Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một nhà lãnh đạo. Thực ra thì Leadership là khả năng lãnh đạo, không nhất thiết chỉ cần có trong công việc. Cũng như không phải cứ ở vị trí quản lý mới có tính lãnh đạo hay cũng không phải ai làm nhà quản lý cũng có tính lãnh đạo. Một vài bạn cho rằng

Leadership là tố chất của một nhà quản lý nhưng thực tế có phải là vậy không? Hãy cùng 123job.vn đi khám phá mọi điều còn bỏ ngỏ về leader là gì, những tố chất cần có của leader là gì, kỹ năng lãnh đạo của một leader là gì, và điểm khác nhau giữa boss và leader là gì nhé! 

I. Leadership là gì?

Leader là gì? Leadership là một vai trò lãnh đạo. Leader là người lãnh đạo, có khả năng xác lập các hướng đi, tạo ra kế hoạch cụ thể và những điều mới mẻ. Trong khi vạch ra phương hướng, người leader cần phải sử dụng kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội ngũ của họ về đúng mục tiêu một cách trôi chảy và hiệu quả nhất.

Leader là gì?

Leader là gì? Những tố chất cần có của leader là gì?

II. Boss là gì?

Boss là một từ có xu hướng tạo ra những phản ứng tiêu cực. Khi chúng ta miêu tả về một ai đó là 'boss', chúng ta thường cảm thấy rằng người đó đang hành xử cực kỳ không mấy tích cực. Mặc dù chúng ta có thể xem 'Boss' là một từ mang nghĩa tiêu cực, nhưng định nghĩa thực sự của từ đó là gì? Từ điển Oxford định nghĩa boss là "người chịu trách nhiệm về nhiều nhân công hay một tổ chức bất kỳ nào đó".

Do đó, boss là một chức danh cụ thể và người đó sẽ giữ vị trí cao hơn những người mà họ quản lý hay đảm nhiệm trong tổ chức. Theo đó, boss đề cập đến một vị trí quyền lực cụ thể và dù bạn có thích hay là không, với vai trò này, boss sẽ có quyền lực cao hơn các cấp dưới của mình.

Từ này cũng được định nghĩa như một động từ: 'to boss', và nó giúp chúng ta xác định rõ ràng hơn sự khác biệt giữa boss và leader. Theo từ điển Oxford, động từ “to boss” được định nghĩa là hành động để "chỉ huy hay điều khiển ai đó một cách độc đoán". Một boss, thông qua vị trí quyền lực của mình, để nói với cấp dưới những gì cần làm và mong muốn các cấp dưới làm theo. Boss ra lệnh và giám sát mọi người, đảm bảo rằng những người đó sẽ làm công việc theo những yêu cầu.

Boss được định nghĩa bởi sự rõ ràng và quyền lực. Nó là một vị trí đòi hỏi khả năng phải đưa ra hướng dẫn và quy trình, đảm bảo mọi người làm những điều mà boss ra lệnh cho. Các boss không yêu cầu hay là thích thú với những hành động chắc chắn, họ kỳ vọng và họ nói những gì cần phải làm. Nếu nghĩ đơn giản, thì vai trò cơ bản của boss là giám sát. Boss được yêu cầu phải nói với cấp dưới những điều cần thiết và phải đảm bảo rằng các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ.

III. Những tố chất cần có của leadership là gì?

1. Tạo ra tầm nhìn đầy cảm hứng

Tầm nhìn là một miêu tả có tính thuyết phục cao và hấp dẫn về nơi mà bạn hướng đến trong tương lai. Leader có tầm nhìn truyền cảm hứng sẽ đưa ra những định hướng, tạo động lực cho nhân viên và đề ra ưu tiên để đạt được các đích đến nhất định.

2. Thúc đẩy động lực cho nhân viên

Để tạo nguồn cảm hứng và kích thích được tinh thần cho mọi người cùng noi theo kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra, leader sẽ cần thông qua cái gọi là “thuyết mong chờ”. Leader giỏi là người biết liên kết hai kỳ vọng sau với nhau:

  • Kỳ vọng về công việc thì sẽ thách thức dẫn đến kết quả tốt.
  • Kỳ vọng về kết quả tốt đẹp thì sẽ dẫn đến phần thưởng hấp dẫn.

Điều này thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ để đạt được thành công, vì họ luôn mong chờ khen thưởng cả vật chất và phi vật chất.

lead là gì?

Leader là gì? Những tố chất cần có của leader là gì?

3. Quản lý và phân bổ mục tiêu chung thành các mục tiêu chức năng

Leader cần đảm bảo được các công việc cần thiết được triển khai đúng mục tiêu được chia thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Leader phải phân bổ nhiệm vụ cho từng bộ phận và mỗi cá nhân, giúp gắn kết các cá nhân với mục tiêu chung của toàn đội.

4. Huấn luyện và xây dựng team

Leader là gì? Leader là người hiểu tâm lý của từng thành viên trong team. Từ đó, leader sẽ đảm bảo thành viên phát huy hết mức tối đa những kỹ năng cần thiết và các thế mạnh vốn có.

IV. Kỹ năng lãnh đạo của một leader giỏi

1. Dành thời gian để lãnh đạo

Bạn phải chắc chắn rằng các thành viên trong team đang làm gì, làm như thế nào, có gặp khó khăn gì không… Điều này cực kỳ quan trọng vì bạn phải nắm được tiến độ dự án để báo cáo cấp trên và có phương án sẵn cho tình huống xấu.

Để làm được việc này, bạn cần họp team trước khi làm việc tối đa khoảng 15 phút và nên đứng cùng nhau (phương pháp Agile). Khi team đã quen với việc này thì bạn cảm thấy việc quản lý công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Hãy biết cách dung hòa cảm xúc và việc giải trí. Khi bạn thấy không giải quyết được vấn đề đó trong team thì nên gặp cấp trên để trao đổi và chia sẻ trực tiếp, tránh trường hợp kéo dài sự chịu đựng.

Bạn phải hiểu rõ và bố trí thời gian cho những công việc của bản thân mình, việc quản lý team, họp hành… Bạn phải xác định rõ rằng mình sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi công việc để không bị chồng chéo.

2. Hiểu rõ team của bạn

Để giao việc được “đúng người, đúng việc”, thì bạn phải hiểu rõ từng điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong team. Với những thành viên mới, hãy trao đổi kỹ trước khi giao công việc. Dĩ nhiên khi giao việc đúng chuyên môn thì sẽ giải quyết mau lẹ hơn, nhưng đôi lúc cũng cần giao những việc thử thách hơn.

Cần lập danh sách gồm các thông số mà bạn có thể quản lý thành viên theo từng tiêu chí về kỹ năng, thế mạnh của từng thành viên để bố trí công việc dễ dàng hơn.

3. Giao tiếp là chìa khóa

Bạn phải luôn mở lòng giao tiếp cởi mở với từng thành viên bằng cách trực tiếp hay gián tiếp (chat, viết email), cùng tham gia vào hoạt động của team, chia sẻ ý tưởng và thực hiện cùng nhau. Chính điều này giúp team bạn sẽ gắn kết hơn và bạn có thêm sự tin tưởng từ mọi người.

4. Trở thành tấm gương của team

Leader là gì? Nếu bạn làm leader thì bạn sẽ là hình tượng mẫu của cả team. Mỗi hành động, cách xử lý vấn đề, thái độ của bạn sẽ là yêu cầu của bạn đối với người khác. Đừng bao giờ đi ngược lại điều này nhé. Bạn mong muốn những điều gì thì bạn phải thể hiện cách mình làm điều đó ra sao để các thành viên có thể làm theo.

leader là gì?

Leader là gì? Những tố chất cần có của leader là gì?

5. Nhận trách nhiệm

Leader là gì? Bạn là người lãnh đạo, nắm rõ từng công việc và rủi ro trong mỗi hạng mục. Do vậy, khi có vấn đề, đừng đổ lỗi cho thành viên mà bạn nên thừa nhận sai sót trong khâu quản lý nếu có liên quan đến mình.

Càng chậm trễ thì hậu quả sẽ càng khó khắc phục. Vì thế, với vai trò là leader, khi có vấn đề phát sinh, hãy cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt. Hãy bàn bạc, lắng nghe ý kiến từ các thành viên và giữ lại quyền quyết định của chính mình. Khi đã thống nhất thì mọi vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn.

6. Trao quyền và tin tưởng

Kỹ năng lãnh đạo không thể thiếu đi việc tin tưởng vào năng lực của từng thành viên trong team. Chỉ khi dám tự tin giao việc thì bạn mới có đủ thời gian để quản lý. Muốn làm được thì bạn cần phải thực hiện những điều này:

  • Chắc chắn mỗi thành viên hiểu rõ ý của bạn và các mục tiêu bạn đề ra.
  • Kiểm soát tiến độ và thành quả công việc theo ngày của từng thành viên.
  • Nếu có vấn đề xảy ra thì nên để thành viên tự giải quyết với sự hỗ trợ từ phía bạn chứ không phải bạn sẽ đứng ra giải quyết hộ hoàn toàn.

7. Dám quyết định

Đây là một trong những thử thách của kỹ năng lãnh đạo. Khi đối mặt với quyết định 50 – 50, bạn phải chọn ra 1. Bạn phải có quyết định đúng để không gây ảnh hưởng đến cả tập thể. Để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời nhất, bạn nên:

– Thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để có thể đánh giá chính xác ưu và nhược của mỗi phương án.

– Chọn phương án bạn cảm thấy tự tin nhất, nhưng nếu vẫn chưa có thì nên thảo luận với cả nhóm, bao gồm cả cấp trên.

– Dám chấp nhận thất bại nếu bạn đã đưa ra quyết định sai và rút bài học kinh nghiệm.

V. Kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn về leader là gì, những tố chất cần có của leader là gì, kỹ năng lãnh đạo của một leader là gì giúp bạn có cái nhìn tổng quát về leader là gì. Cùng theo dõi bài viết Leader là gì? 6 Điểm khác nhau giữa Boss và Leader là gì? (phần 2) nhé!