Trong giao tiếp công việc lẫn cuộc sống thường ngày, lắng nghe là một yếu tố giúp con người tồn tại và kết nối với nhau. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng suy ngẫm về kỹ năng lắng nghe nhé!

Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần chỉ là nghe, lắng nghe là cả một nghệ thuật phức tạp và tinh tế. Bạn vẫn thường nghĩ mình đã biết lắng nghe, khi đối thoại với người khác là mình đã là thực hiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe rồi. Thế nhưng đó chỉ là việc thực hiện hành động nghe thông thường. Trong giao tiếp, nếu bạn và người đối thoại nói quá nhiều mà vô tình bỏ qua việc lắng nghe nhau thì tất yếu cuộc nói chuyện sẽ không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí tệ hơn là dẫn đến mâu thuẫn. Vậy biết lắng nghe trongkỹ năng giao tiếp thật sự là gì và kỹ năng lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Đặc biệt trong công việc chăm sóc khách hàng thì kỹ năng giao tiếp với khách hàng quan trọng ra sao?

I. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất của giao tiếp

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất của giao tiếp

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất của giao tiếp

1. Lắng nghe là gì?

Nghe là hành động tiếp nhận những âm thanh, là một việc thụ động, còn lắng nghe là một quá trình hoàn toàn mang tính chủ động. Lắng nghe là thể hiện sự tập trung vào nội dung của người nói, hiểu được những gì họ nói và tiến hành đưa ra lời khuyên, lời đáp lại phù hợp cho người đối diện. Nếu có thể, hãy rèn luyện kỹ năng nghe trong kỹ năng giao tiếp bằng các yếu tố sau: 

  • Tập trung lắng nghe
  • Khuyến khích người nói
  • Phản hồi người nói

2. Lắng nghe trong dạy học

Quá trình dạy học cũng là quá trình cần thực hiện kỹ năng giao tiếp – một cuộc giao tiếp đặc thù giữa hai bên là thầy và trò. Bởi vậy, có thể nói, kỹ năng lắng nghe trong dạy học cũng là một kỹ năng rất cần thiết và mang tính quyết định. Quá trình giao tiếp chỉ có thể được diễn ra và được duy trì khi trong nội dung giao tiếp bao hàm thông điệp. Bản thân sự xuất hiện và tồn tại của thông điệp đó phải nhờ vào sự lắng nghe. Như vậy, lắng nghe chính là khâu mấu chốt quan trọng nhất của kỹ năng giao tiếp, không có lắng nghe thì không có quá trình giao tiếp.

Phương pháp dạy học hiện đại – là phương pháp lấy học trò làm trung tâm. Trong đó, sinh viên, học sinh luôn được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Sinh viên chính là chủ thể chính đi thâm nhập, khám phá kiến thức và có trách nhiệm cao với việc học của bản thân. Để đạt được điều đó, trong dạy học, giảng viên sẽ là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, cho sinh viên phương pháp để tiến hành khám phá, sáng tạo kiến thức. Với phương pháp này, giảng viên sẽ nói ít hơn. Và như vậy, kỹ năng lắng nghe của sinh viên càng trở nên quan trọng.

3. Lắng nghe và sự nghiệp

Mỗi người trong chúng ta ngay từ khi sinh ra và trưởng thành đều có những suy nghĩ của riêng mình. Vì vậy cho nên đừng dành quá nhiều thời gian để lo lắng hay suy xét đến bạn bè cùng trang lứa đang làm gì trong trường trung học. Cũng đừng để những ý kiến, giấc mơ, hoài bão riêng của người khác làm ảnh hưởng và làm méo mó đến quyết định của mình. Hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Điều quan trọng là bạn cần nhận ra bạn là ai trong thực tại và những gì bạn muốn làm trên chặng đường sự nghiệp sau này.
  • Đừng để ai điều khiển giấc mơ, hoài bão và mong muốn của chính bạn
  • Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để có thể tổ chức và lên kế hoạch cho tương lai nghề nghiệp
  • Đừng bao giờ bỏ bê việc học, việc đọc, phát triển và cũng không được dừng việc mở rộng tâm trí của bạn
  • Cuộc sống muôn màu nên hãy khéo léo chắt lọc những điều tuyệt vời nhất để học, để nghe, và để thấu hiểu

4. Hãy lắng nghe cơ thể

Hãy luôn biết cách lắng nghe cơ thể mình lên tiếng, đó là thông điệp khi tinh thần của bạn đang gặp căng thẳng, hoặc đang đau mỏi cơ bắp… Chắc hẳn lúc đó bạn sẽ không thể nào tập trung cho công việc, học tập hay làm giảm hiệu quả trong mọi hoạt động thường ngày. Bạn nên biết lắng nghe cơ thể bạn – Có kiến thức để hiểu rõ về sức khỏe bản thân, các dấu hiệu về bệnh, thậm chí là các cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

5. Lắng nghe trong mối quan hệ

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển và duy trì mọi mối quan hệ. Lắng nghe, kỹ năng giao tiếp theo quan hệ bao gồm việc nhận diện, thấu hiểu, và xử lý sự liên kết giữa mối quan hệ và giao tiếp. Khi dấn thân vào quá trình lắng nghe theo quan hệ, bạn phải xử lý hai điểm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ: Giao tiếp tác động như thế nào đến các mối quan hệ xung quanh và mối quan hệ tác động trở lại như thế nào với giao tiếp.

II. Mục Đích Của Việc Lắng Nghe: Để Thấu Hiểu, Không Phải Để Phản Hồi

Mục Đích Của Việc Lắng Nghe: Để Thấu Hiểu, Không Phải Để Phản Hồi

Mục Đích Của Việc Lắng Nghe: Để Thấu Hiểu, Không Phải Để Phản Hồi

1. Vì sao hầu hết mọi người đều nghe, nhưng không thực sự lắng nghe

Lắng nghe để hồi đáp là cách giao tiếp khá là thông thường của số đông. Ý nghĩa của việc này chính là việc thay vì tập trung nghe những gì đối phương đã và đang cần nói, bạn lại đang suy nghĩ về những gì mình sẽ nói để đáp lại câu chuyện của họ.

Đương nhiên việc bạn sắp xếp kỹ càng câu trả lời của mình trước khi nói ra thật tuyệt vời. Nhưng, nếu bạn cứ nghĩ về những gì bạn muốn nói, thay vì lắng nghe và hiểu những gì đối phương đang thực sự kể, thì quả thật bạn đang dần thất bại không chỉ ở vai trò lắng nghe mà còn là sự sai hướng trong việc giao tiếp thông thường nói chung. Điều này cũng thực sự quan trọng trong kỹ năng giao tiếp với khách hàngchăm sóc khách hàng.

Bạn có thể đang bày tỏ tất cả những quan điểm của mình - hoặc không, nếu như người kia cũng "nghe" theo cách của bạn - và chính vì vậy thật ra cả hai người đều không có được sự tương tác thực sự trọn vẹn với nhau.

2. Cần hiểu như thế nào là "lắng nghe để thấu hiểu"?

Tập trung lắng nghe

Tập trung vào những gì người khác nói cũng chính là sự tôn trọng dành cho họ. Trong quá trình giao tiếp, chăm sóc khách hàng hay kỹ năng giao tiếp với khách hàng, sự sao nhãng hay thiếu tập trung sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu nội dung những gì người đối diện đang nói gì nghĩa là bạn chưa thật sự tập trung. Bạn có thể biểu lộ cảm xúc, thái độ, sự thoải mái hay giao tiếp bằng ánh mắt trực tiếp với người đối diện.

Khuyến khích người nói

Trong quá trình thực hiện kỹ năng lắng nghe, bạn có thể này tỏ thái độ, cảm xúc của mình đối với thông tin mà những người nói mang đến như: ngạc nhiên, gật đầu, vui vẻ, tiếc nuối, hạnh phúc, thậm chí là lo lắng… Điều này nên được sử dụng thường xuyên trong quá trình chăm sóc khách hàng, thể hiện kỹ năng giao tiếp với khách hàng của bạn. Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp để đáp lại người nói như: xích lại gần, nhìn vào ánh mắt, lắc lư, gật đầu, bắt tay…

Ngoài ra, bạn có thể biểu thị sự đồng tình của bản thân bằng những câu cảm thán… Những câu nói hay biểu lộ cảm xúc của bạn chính là sự khuyến khích tích cực cho người nói, sự tập trung lắng nghe sẽ là động lực duy trì cuộc nói chuyện.

Phản hồi người nói

Nếu cứ nghe thôi thì hoàn toàn vẫn chưa đủ, bạn cũng cần bày tỏ sự quan tâm, trả lời lại những câu nói của người đối diện hay kể cả đặt câu hỏi liên quan đến nội dung mà họ đang nói đến để gợi mở câu chuyện. Sự phản hồi của người nghe như thế nào sẽ góp phần làm cho đoạn hội thoại thêm phần sinh động.

III. Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe

Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe

Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe

1. Hiểu rằng nghe quan trọng hơn nói

Tại sao kỹ năng lắng nghe lại quan trọng hơn nói? Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói câu nào thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực, kỹ năng giao tiếp của mình, như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ thực sự hoàn toàn sai lầm.

Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói liên tục chứ không biết nghe, những người biết lắng nghe thật sự là vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng đặc biệt trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, và cả sự thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết lắng nghe, đó là một câu hỏi mà không ít người đang đau đầu đi tìm câu trả lời cho mình.

2. Lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận

Việc lắng nghe và hiểu được người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe những gì người khác nói, bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Hãy vận dụng điều này thật nhiều trong kỹ năng giao tiếp với khách hàng, chăm sóc khách hàng.

Khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận và trân thành, bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề. Vì thế việc lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là những cái gật đầu dễ dàng cho có, rồi vội vàng đưa ra lời khuyên hay góp ý chưa thực sự phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ. Hãy nghĩ rằng câu chuyện thú vị mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nhỏ nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc sau này. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện người ta một cách cẩn thận hơn.

3. Kiên nhẫn lắng nghe

Trong nghệ thuật và kỹ năng giao tiếp, nó luôn yêu cầu người lắng nghe phải biết kiên nhẫn. Điều đó không phải ai ai trong chúng ta cũng làm được. Bởi sẽ có những câu chuyện, hay những vấn đề mà bạn không hề quan tâm và thực sự có hứng thú, khi đó việc sao lãng khi nghe là điều không khó mà có thể tránh khỏi. Vậy để thành công trong việc này bạn nên học cách kiên nhẫn lắng nghe.

Kiên nhẫn không phải là việc bạn cứ cố gắng để có thể nghe hết câu chuyện từ đầu tới cuối mà kết quả của điều này là không hiểu được vấn đề của câu chuyện. Tất nhiên là nếu câu chuyện đó không phải là vấn đề bạn quan tâm thì thực sự không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý với quan điểm hoặc cố chỉ ra những điểm chưa đúng từ phía đối phương. Những lúc như vậy bạn hãy thể hiện bằng những cái gật đầu vô tư hoặc nói: “Tôi hiểu những gì mà bạn đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng cảm thông và lắng nghe bạn”…

4. Đặt mình vào vị trí của người nói

Việc đặt mình vào vị trí của người nói cũng là điều vô cùng quan trọng, bạn không nên thực hiện kỹ năng lắng nghe một cách thụ động và để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không một nội dung nào đọng lại gì trong tâm trí của bạn. Vậy để hiểu được câu chuyện thì bạn cần phải đặt mình vào vị trí của người nói. Đây là cách ghi điểm rất tốt với khách hàng khi bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp với khách hàngchăm sóc khách hàng.

Đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ giúp bạn tập trung và tôn trọng câu chuyện của người khác. Vì khi đó bạn đã xem rằng câu chuyện của họ như thể câu chuyện của mình. Đã là câu chuyện của mình thì tất nhiên chính bạn sẽ phải quan tâm.

5. Tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện

Khi lắng nghe, bạn không nên chỉ đứng yên và nhìn chăm chăm vào người nói, thay vì vậy bạn cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang cảm thấy rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể.

Trong lúc lắng nghe người khác, bạn nên có những cái gật đầu thể hiện rằng bạn hiểu và đang rất quan tâm đến câu chuyện của người họ. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng những phản ứng như: ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy là rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và cảm thấy hứng thú với câu chuyện của họ.

6. Chắc rằng bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn được nghe

Đừng để khi câu chuyện kết thúc từ lâu mà bạn không biết người nói đã nói những gì, họ muốn truyền đạt ý nghĩa gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi đó là biểu hiện của việc thực sự không tôn trọng người khác. Hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả hoặc gần như tất cả câu chuyện bạn đã nghe được.

Trong khi lắng nghe, tất nhiên sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại ngay để hiểu được vấn đề, nếu không bạn hãy ghi nhớ và hỏi lại ngay lập tức khi câu chuyện kết thúc. Việc làm đó để chắc chắn bạn có quan tâm đến câu chuyện và hiểu được toàn bộ ý nghĩa của câu chuyện đó. Điều đó cho thấy bạn là một người biết lắng nghe và kỹ năng giao tiếp.

7. Phản hồi lại ý kiến đó

Một việc làm không kém phần quan trọng trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần phải có đó là việc phản hồi lại ý kiến người nói.

Có thể bạn hiểu được ý nghĩa câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải có những phản hồi lại phù hợp với những gì bạn đã nghe được. Khi hiểu được câu chuyện đó, bạn sẽ cần thực hiện phản hồi bằng cách cùng người nói chia sẻ và muốn được đồng cảm về vấn đề câu chuyện họ đã nói, nhưng khi không hiểu thì bạn cần phải hỏi lại như: “Xin lỗi, tôi không hiểu lắm về vấn đề này, bạn (anh, chị) có thể nói lại được không?”

Việc phản hồi và lắng nghe lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ một cách cẩn thận. Bạn đã đặt mình vào vị trí của người nói để có thể lắng nghe và thấu hiểu họ. Hãy làm điều này với khách hàng,chăm sóc khách hàng và vận dụng kỹ năng giao tiếp với khách hàng, sẽ làm hiệu quả làm việc của bạn tăng lên đáng kể.

8. Không cắt ngang khi người khác đang nói

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện quan trọng của bạn bị người khác cắt ngang. Chắc chắn là cảm thấy rất khó chịu đúng không? Vậy khi người khác đang nói chuyện thì bạn cũng không nên cắt ngang lời nói của họ.

Việc cắt ngang lời nói của người khác không những là bạn làm cho họ bị đứt mạch cảm xúc, không còn hứng thú tiếp với câu chuyện mà còn thể hiện bạn là con người thiếu lịch sự, không tôn trọng họ.

Phản ứng lại người nói là việc cần thiết và nên làm, nhưng nên nhớ rằng việc phản ứng lại đó phải đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe, tinh tế và kiên nhẫn khi lắng nghe.

9. Tôn trọng ý kiến của người khác

Hãy lắng nghe thật kỹ ý kiến của người khác và đánh giá một cách chân thật nhất. Không nên đả kích hay có ý chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến cho người nói cảm thấy không được tôn trọng.

Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải thực sự suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy cho dù thế nào khi nghe thì chúng ta cũng nên tỏ thái độ tích cực, nếu không chính chúng ta sẽ vô tình biến mình thành những con người ích kỷ, nhỏ nhen. Nếu kéo dài tình trạng tệ hại đó sẽ không ai chia sẻ gì với bạn nữa. Vì vậy hãy tôn trọng ý kiến của người khác trước khi bạn muốn họ tôn trọng ý kiến khác của mình.

10. Rào cản lắng nghe hiệu quả

Để cải thiện quá trình lắng nghe thực sự hiệu quả, ngoài cách thực hiện các điều trên thì chính là vượt qua được các rào cản. Trong đó có một vấn đề phổ biến là thay vì lắng nghe kỹ càng những gì người khác đang nói, chúng ta thường bị phân tâm hoặc lơ là sau một hoặc hai câu và thay vào đó thì bạn bắt đầu nghĩ về những gì chúng ta sẽ nói khi trả lời hoặc nghĩ cả tới những điều không liên quan. Điều này có nghĩa là chúng ta không hoàn toàn lắng nghe phần ý nghĩa còn lại của thông điệp.

IV. 5 sách hay về nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công

5 sách hay về nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công

5 sách hay về nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công

1. Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe

Rào cản trong mối liên hệ và tương tác giao tiếp giữa con người sẽ trở thành rào cản đối với sự thành công, thậm chí là sự phát triển cũng như hạnh phúc. Chính vì thế việc vượt qua những rào cản đó không chỉ đơn thuần là một nghệ thuật, nó còn là một kỹ năng được cho là tối cần thiết. Hãy lắng nghe để kỹ năng này mang đến cho bạn những phương pháp cũng như sự tự tin để có thể tiếp cận và tiến tới được với những con người mà bạn luôn cho là mình không thể với tới hiện tại, và khiến những mối quan hệ khó khăn trở thành những mối quan hệ hiệu quả hơn và mang lại lợi ích chung. Đặc biệt, cuốn sách này rất phù hợp cho những ai muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

2. Sức Mạnh Của Lắng Nghe

Sách Sức mạnh của lắng nghe là cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn các kỹ năng thực hành lắng nghe của tác giả Bernard T. Ferrari. Với lối nói ngắn gọn, hài hước của một nhà tư vấn, chính bản thân ông sẽ trình bày với bạn kinh nghiệm quý báu của mình và bài học rút ra để thành công trong công việc. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi những điều này từ ông để dẹp bỏ mọi rào cản, từ đó thăng tiến trong sự nghiệp và thậm chí là cuộc sống cá nhân.

3. Đôi Tai Thấu Suốt Thế Gian

Cuốn sách hay này sẽ thực sự giúp bạn nắm bắt và làm chủ được kỹ năng Lắng nghe của bậc thầy trong kỹ năng giao tiếp. Cuốn sách nằm trong tủ sách mang tựa đề Tâm lý kĩ năng của tác giả Oopsy (Tác giả bộ sách Phất tay lung lay thế giới và cả cuốn Cất tiếng làm điếng thế gian)

4. Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp

Cuốn sách hay ho này sẽ chỉ cho những bạn cách như:

  • Lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của người khác
  • Lắng nghe câu chuyện của những người trên nhiều cương vị khác nhau
  • Lắng nghe câu chuyện thật của những kiểu người mang tính cách khác nhau… và còn có vô số những mẹo nhỏ cực kỳ thú vị khác nữa!

5. Lắng Nghe Tiếng Nói Cơ Thể

Lắng Nghe Tiếng Nói Cơ Thể” là cuốn sách sẽ giúp bạn tìm hiểu những tác nhân gây bệnh, cách nhận biết triệu chứng cơ bản của một số căn bệnh, thường gặp. Và cũng qua đó, chúng ta nhận ra việc cần nâng cao ý thức phòng tránh và phát hiện bệnh sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những sai lầm quan trọng đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe, bảo vệ tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống.

V. Kết luận 

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã thực sự hiểu được những khía cạnh khác nhau của chiếc “chìa khóa vàng” này. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và hạnh phúc với con đường mình đã chọn!