Thuật ngữ logistics vừa xuất hiện và trở nên phổ biến tại Việt Nam trong những nằm gần đây, vậy logistics là gì và tại sao logistics lại trở nên ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước giờ, bạn đã từng nghe về thuật ngữ logistics là gì chưa? Logistics là gì? Tầm quan trọng của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành kinh tế Việt Nam? Ngành logistics còn khá mới ở Việt Nam nhưng nếu hiểu được logistics là gì sẽ thấy vô cùng hứng thú với những nghiệp vụ ngành logistics. 

I. Logistics Là Gì?

Thuật ngữ logistics là gì thường được nghe nhiều ở những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vậy logistics là gì? Liệu rằng logistics có thật sự quan trọng với doanh nghiệp? 

Thuật ngữ logistics là gì trong tiếng anh được dịch là “hậu cần” - tuy nhiên khi dịch sang tiếng Việt lại chưa bao hàm được toàn bộ ý nghĩa thật sự của nó. Có thể tạm hiểu rằng, logistics bao gồm những hoạt động hậu cần sau khi sản xuất ra thành phẩm. Vậy nó sẽ bao gồm những hoạt động như đóng gói sản phẩm, lưu trữ hàng hóa tại kho hàng, bảo quản chất lượng hàng hóa và vận chuyển hàng hóa đến nhà phân phối. 

lo1

Logistics là gì

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm những hoạt động quản lý và tối ưu hóa chi phí lưu kho cũng như vận chuyển nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc làm xuất nhập khẩu, logistics sẽ bắt đầu từ việc đưa ra phương án tối ưu để nhập hàng hóa từ nhà cung cấp tại nước ngoài. Việc của một quản lý logistics là suy nghĩ phương án tối ưu nhất để vận chuyển hàng hóa về nhà phân phối trong nước với chi phí tối ưu nhất. Trong đó, logistics sẽ phải tìm hiểu về sản phẩm, đặc tính sản phẩm để thuê phương tiện vận chuyển phù hợp. Sau đó, khi hàng đã cập bến sẽ phải làm thủ tục hải quan thông quan và nhập kho lưu trữ trong nước trước khi giao đến cho nhà phân phối hay đại lý. 

II. Lịch sử logistics

Thực tế logistics là gì không phải là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây mà nó có nguồn gốc xa xưa từ một cuộc chiến tranh La Mã. Khi ấy để có thể vận chuyển và cung cấp vũ khí và nhu yếu phẩm từ bản doanh đến một vị trí khác an toàn hơn, doanh trại đã giao nhiệm vụ này cho đội ngũ được gọi là logistikas. Thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt, việc đảm bảo an toàn cho những vật phẩm cần thiết là một trong những cách bảo vệ toàn vẹn cho sức khỏe của quân đội. 

lo2

Lịch sử của logistics là gì

Khi chiến tranh, quân địch sẽ đánh vào những kho lương thực, nhu yếu phẩm để quân lính không có sức mà chiến đấu. Vậy nên việc vận chuyển lương thực từ vị trí này qua vị trí khác luân hồi tạo thành hệ thống logistics được sử dụng ngày nay. Đó cũng là nguồn gốc của thuật ngữ logistics là gì

Phát triển theo thời gian, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong khi Mỹ và phe đồng minh chuẩn bị rất kỹ khâu hậu cần như cung cấp vũ khí, đạn dược, nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh. Phe phát xít lại vô cùng lúng túng và chưa điều phối được nguồn cung cấp đủ cho nhân lực và kết quả là bại trận trước Mỹ. Từ đó, chúng ta có thể thấy được mức độ quan trọng của khâu hậu cần.

III. Phân biệt với “Chuỗi cung ứng”

Khi nghe về thuật ngữ logistics là gì, chúng ta thường sẽ được nghe thêm về quản lý chuỗi cung ứng và từ đó khiến nhiều người nhầm lẫn rằng logistics là quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, thực tế thuật ngữ logistics là gì không phải vậy. 

Hệ thống logistics sẽ bao gồm những hoạt động như hoạch định và kiểm soát quá trình vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa, song song đó quản lý kho bãi và dự trữ hàng hóa. 

lo3

Sự khác biệt của chuỗi cung ứng là logistics là gì

Quản lý chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng hơn bao gồm cả những hoạt động quản lý logistics kết hợp thêm quản lý nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất, phát triển sản phẩm, tồn kho. Bên cạnh đó, quản lý chuỗi cung ứng còn phải làm việc và hỗ trợ những bộ phận khác như marketing, kinh doanh,...Nếu đã có cái nhìn về các hoạt động của logistics là gì thì có thể thấy logistics và quản lý chuỗi cung ứng là hai khái niệm khác nhau.

Hiểu được chuyên sâu hơn về logistics là gì cũng như quản lý chuỗi cung ứng là gì sẽ giúp những bạn sinh viên định hình được công việc của từng khâu và định hướng cho bản thân. 

IV. Phân loại Logistics theo quá trình

Logistics là gì mới chỉ là những định nghĩa cơ bản nhất mà một sinh viên trong ngành cần biết để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Sau khi tìm hiểu những định nghĩa cơ bản nhất, nếu quyết định phát triển trong ngành này thì bạn cũng nên hiểu được quá trình của một hệ thống logistics là gì.

lo4

Inbound Logistics - Logistics Đầu vào: Gồm những hoạt động như tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà máy để đảm bảo quy trình sản xuất. Để tối ưu hóa chi phí được quá trình sản xuất thì yếu tố đầu vào là yếu tố tiên quyết cần quan tâm vì nếu không có nguyên liệu thì doanh nghiệp không thể sản xuất sản phẩm. 

Outbound Logistics - Logistics Đầu ra: Gồm những hoạt động kho bãi và lưu trữ sản phẩm, phân phối sản phẩm đến những nhà phân phối như đại lý hay cửa hàng. Dòng vận chuyển logistics đầu ra cần được điều phối hợp lý để tối ưu được địa điểm, thời gian và chi phí cho mỗi lần vận chuyển nhằm tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Reverse Logistics - Logistics Ngược: Hệ thống logistics không dừng lại ở việc giao hàng đến nhà phân phối như nhiều người nghĩa. Thực tế, logistics sẽ bao gồm cả những hoạt động thu hồi sản phẩm lỗi, phế liệu về nhà máy nhằm tái chế hoặc xử lý hiệu quả. 

V. Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

Nắm được định nghĩa về thuật ngữ logistics là gì là bước đầu giúp sinh viên hình dung được những công việc phải làm trong ngành này, từ đó phân ra những hoạt động cụ thể thường xuất hiện trong logistics:

lo5

Các hoạt động trong ngành logistics là gì

  • Vận chuyển hàng hóa trong nước
  • Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài
  • Quản lý đội tàu
  • Kho bãi
  • Xử lý vật liệu 
  • Thực hiện đơn hàng
  • Quản lý hàng tồn kho 
  • Hoạch định nhu cầu

VI. Tại sao Logistics lại quan trọng

Doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh luôn mong muốn tối ưu được chi phí và mang lại mức lợi nhuận cao nhất có thể cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của logistics là gì sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận kinh doanh.

lo6

Tìm hiểu về tầm quan trọng của logistics là gì

Những sai lầm này khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì vậy, việc lên kế hoạch logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả để điều động xe, vận chuyển hàng hóa cho nhà phân phối trong thời gian nhanh nhất sẽ làm cho khách hàng hài lòng hơn và trung thành hơn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng sẽ cần điều phối nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng nguồn nguyên liệu kịp thời, tránh trường hợp nguyên vật liệu hết hạn sử dụng để hạ mức chi phí thấp nhất có thể. 

VII. Cơ Hội Và Thách Thức Trong Ngành Logistics

Theo báo cáo tài chính cuối năm 2018, tổng giá trị ngành xuất nhập khẩu trong năm đạt giá trị trên 482 tỷ USD. Con số này đã chứng tỏ được sức hút cũng như tiềm năng phát triển của ngành xuất nhập khẩu và logistics trong tương lai. Hiện tại, ở thị trường Việt Nam có hơn 70% doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực logistics với quy mô vừa và nhỏ. Trong đó có 88% doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% doanh nghiệp nước ngoài. 

Nhìn những con số trên cũng đủ thấy tiềm năng phát triển của ngành logistics, là một sinh viên liệu bạn đã tìm hiểu thật sự về khái niệm logistics là gì trước khi dấn thân.

7.1 Cơ hội

Vị trí địa lý đắc địa, thuận lợi: Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá cao khi nhắc đến vị trí địa lý, không chỉ sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp mà nước ta còn sở hữu vị trí vô cùng thuận lợi cho việc phát triển logistics. Việt Nam hiện nay sở hữu nhiều cảng nước sâu hỗ trợ cho việc cập cảng của tàu mẹ với lượng hàng hóa gần 10.000 cont. Không chỉ sở hữu hệ thống cảng, hiện nay Việt Nam có hệ thống đường bộ liên thông quốc tế với các nước láng giềng như Campuchia,  Trung Quốc, Lào,... Hệ thống này góp phần quan trọng giúp phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở nước ta.

lo7

Cơ hội trong triển trong ngành logistics là gì

Chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với mong muốn được tiếp cận và hưởng nhiều ưu đãi từ những quốc gia phát triển. Việc mở cửa thông thương hàng hóa giúp cho Việt Nam nhận được không ít vốn đầu tư từ nước ngoài trong hầu hết lĩnh vực và ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Không chỉ đầu tư vốn, việc tiếp cận với những quốc gia phát triển giúp cho Việt Nam rút ngắn được khoảng cách về công nghệ logistics. 

Doanh nghiệp Việt Nam chiếm ưu thế về kho bãi: Để nâng cao sức cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp nội địa sở hữu nhiều bất động sản phục vụ cho việc xây dựng kho bãi. So với những doanh nghiệp nước ngoài sẽ tốn chi phí nhiều hơn trong việc thuê kho bãi lưu trữ hàng hóa, doanh nghiệp nội địa có thể cân nhắc đầu tư vào mảng này của logistics.

7.2 Thách thức

Cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam còn nghèo nàn: Sở hữu hệ thống đường bộ, đường biển, cảng nước sâu lớn, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ logistics còn nghèo nàn, chưa có sự sắp xếp hợp lý. Để phục vụ nhiều tàu cập cảng với lượng hàng hóa lớn, những thiết bị xếp dỡ container còn thủ công, chưa đạt được năng suất hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống đường bộ chưa đủ chất lượng để phục vụ container nên việc vận chuyển bằng đường bộ cũng gặp không ít khó khăn. Hỗ trợ cho hệ thống đường bộ là đội ngũ xe tải còn khá nghèo nàn và lạc hậu. Hiện nay, hệ thống đường sắt dù vẫn hoạt động nhưng lại không được tận dụng hiệu quả để phục vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Với hệ thống hàng không lại luôn rơi vào trạng thái quá tải, không đủ để phục vụ vận chuyển hàng hóa. 

lo8

Thách thức trong ngành logistics là gì

Chưa áp dụng được trình độ công nghệ thông tin vào logistics: Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc kho bãi, lưu trữ hàng hóa hay quản lý tồn kho để hỗ trợ ngànhlogistics và quản lý chuỗi cung ứng. Nhưng không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng được những phần mềm này hỗ trợ cải thiện và tối ưu hóa hệ thống logistics. Không những vậy, việc khai báo thông quan hay giấy tờ vẫn còn quá thủ công kéo dài thời gian làm thủ tục. Trong khi những quốc gia láng giềng đã áp dụng kỹ thuật tin học để nâng cao năng suất phục vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tổ chức của nước ta vẫn chưa rõ ràng và chưa hiệu quả.

Thiếu hụt lao động chuyên môn: Hiện nay, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được xem là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, lực lượng lao động đầy đủ chuyên môn được đào tạo bài bản chỉ chiếm khoảng 5 -7%. Tỷ lệ này còn quá thấp nên để phục vụ cho sự phát triển ngành logistics thì nhân lực cần được đào tạo chuyên môn tốt hơn và có thể học hỏi và cống hiến cho doanh nghiệp. 

VIIII. Các cấp bậc của nghề Logistics – Lương Bao Nhiêu? 

Nếu tham gia vào ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ít nhất bạn cũng cần biết được những cấp bậc của ngành logistics là gì để định hướng bản thân và có lộ trình phát triển rõ ràng cho bản thân. 

Logistics Officer: Nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu với vị trí này với mức lương khởi điểm khoảng $300 - $60. Vị trí không yêu cầu quá cao về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn nhưng để phục vụ công việc và hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả thì bạn cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản. 

Logistics Supervisor: Để phát triển lên vị trí này, bạn phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Với mức lương $1000 - $1500, vị trí này sẽ hỗ trợ công việc cho Logistics Manager trong việc điều phối và quản lý các dịch vụ logistics.

lo9

Các cấp độ trong logistics là gì

Logistics Manager: Vị trí này sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ quản lý hoạt động kho bãi, lưu trữ hàng hóa nhằm nâng cao việc quản lý logistics nên ít nhất bạn phải có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên và thông thạo tiếng Anh. Mức lương cơ bản cho vị trí này ở mức $1000 - $4000 tùy vào doanh nghiệp bạn đang là việc.

Logistics Director: Đây là vị trí đứng đầu, phân bổ và kiểm soát toàn bộ hoạt động logistics tại công ty. Với mức lương $4000 - $6000, bạn phải có ít nhất 8 năm kinh nghiệm và nắm vững kiến thức cũng như nghiệp vụ. 

Supply Chain Director: Cái tên đã nói lên nhiệm vụ của vị trí này, nếu mục tiêu của bạn là phát triển lên vị trí này thì bạn phải nắm vững kiến thức và nghiệp vụ trong việc am hiểu logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Vị trí này không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà bạn còn cần những kỹ năng mềm như quản lý, khả năng chịu trách nhiệm, phân tích và thích ứng. Nhưng nếu có đủ những tố chất trên thì mức lương bạn có được sẽ nằm trong khoảng $5000 - $7000.

IX. Kết

Hệ thống logistics là gì chắc không còn quá lạ lẫm nếu bạn đã tham khảo qua những kiến thức trên. Vậy nếu là một sinh viên chưa có kinh nghiệm đang phân vân có nên tham gia vào ngành logistics hay không thì cũng đã có cái nhìn cơ bản về ngành này. Khi tham gia vào ngành logistics hãy đảm bảo bạn chịu được sự khắc nghiệt và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn phục vụ cho sự phát triển trong ngành. Phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay nên mức độ cạnh tranh cũng sẽ tạo thêm động lực cho bạn để phát triển tốt hơn về kiến thức và kỹ năng.