Các nghiên cứu của khoa học pháp lý đã chỉ ra sự hình thành tất yếu trong nhà nước và cùng với nhà nước đó là pháp luật. Trong quá trình hoạt động thì nhà nước đã dùng nhiều công cụ khác để quản lý và điều hành các quan hệ xã hội.

Với sự giao lưu, hội nhập của các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, phát triển và trở nên phức tạp, càng cần phải có những điều luật quốc tế thích hợp để điều chỉnh mối quan hệ giữa các nước với nhau. Ở nước ta, trước những yêu cầu đổi mới và hòa nhập,  đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trên nhiều lĩnh vực, chúng ta cần phải có sự hiểu biết nhất định về luật quốc tế là gì, để chuẩn bị cho các hoạt động đối nội và đối ngoại, có quan hệ giao lưu buôn bán, làm ăn với nước ta hiện tại và sau này. Vậy khái niệm luật quốc tế là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết luật quốc tế ( phần 1)  ngay sau đây cùng với 123job.vn nhé!

I. Khái quát về luật quốc tế 

1. Luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý được các quốc gia trên thế giới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế cùng xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua những cuộc bình luận và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ trên nhiều mặt khác nhau (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước hết và chủ yếu là các quốc gia) và lúc cần thiết sẽ được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế qui định và thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân, dư luận tiến bộ thế giới.

Luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là gì?

Thông thường thì người ta sử dụng hoặc biết đến thuật ngữ luật quốc tế còn thuật ngữ công pháp quốc tế chỉ dùng để nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản của nó với tư pháp quốc tế. Những điểm khác nhau trong nội dung chính của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế sẽ được trình bày trong giáo trình tư phápquốc tế. Ngoài những thuật ngữ kể trên, còn có những thuật ngữ chuyên ngành như đây: Luật quốc tế chung, Luật quốc tế khu vực, Luật quốc tế hiện đại...

2. Vai trò của luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ quốc tế. Là công cụ, là nhân tố quan trọng và cần thiết nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy sự giao lưu cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh. Hỗ trợ việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm: Luật quảng cáo và một số lưu ý khi làm quảng cáo dành cho doanh nghiệp

II. Các đặc trưng cơ bản luật quốc tế 

1. Về chủ thể của luật quốc tế

Để có thể phù hợp với các tính chất của hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về cả lý luận cũng như về cả pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, ví dụ như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng với tất cả những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến nhất của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.

Khoa học luật quốc tế quan niệm rằng quốc gia là chủ thể của luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở có lãnh thổ, dân cư và có quyền lực nhà nước, với thuộc tính chính trị - pháp lý bao trùm đó là chủ quyền quốc gia. Quan hệ pháp luật quốc tế thường do các quốc gia tự xác lập với nhau hoặc thông qua khuôn khổ các tổ chức quốc tế do các quốc gia cùng nhau thành lập nên. Trong quá trình tạo dựng, thiết lập và phát triển các quan hệ quốc tế, sự bình đẳng của quốc gia sẽ dựa trên chủ quyền quốc gia có tính quyết định cao đến bản chất của luật quốc tế, thể hiện trong quá trình hình thành và thực thi luật quốc tế hiện nay.

Trong thực tiễn, cá nhân hay pháp nhân kinh tế, xã hội chỉ tham gia rất hãn hữu vào số ít loại quan hệ pháp luật quốc tế xác định nào đó nhưng không vì thế mà cho rằng những thực thể này là chủ thể trong quan hệ luật quốc tế.

2. Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh

Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh chính là quan hệ giữa các quốc gia với nhau hoặc các thực thể quốc tế khác, bao gồm các tổ chức quốc tế liên quốc gia hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, điều này nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội...) trong đời sống quốc tế. Khác với các mối quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ mà thuộc phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang bản chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh ngẫu nhiên trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó sẽ đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm luật quốc tế.

Điều kiện này chính là căn cứ xác định tính pháp lý quốc tế của quan hệ pháp luật mà các quốc gia trên thế giới thiết lập với nhau hoặc với các chủ thể khác của luật quốc tế, đồng thời có cơ sở rõ ràng để phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế của mỗi quốc gia với quan hệ pháp luật khác mà mỗi quốc gia đó là một bến chủ thể, ví dụ, quan hệ pháp luật riêng từng nước, quan hệ pháp luật thuộc phạm vi khu vực, quan hệ pháp luật thuộc phạm vi tư pháp quốc tế hay các quan hệ pháp luật thương mại quốc tế, văn hóa quốc tế, kinh tế quốc tế... Như vậy, các quan hệ liên quốc gia (liên chính phủ) đối với các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... và đều được điều chỉnh bằng luật quốc tế với tên gọi là quan hệ pháp luật quốc tế. Trong nhiều trường hợp khác, quan hệ quốc tế của hai quốc gia mà cùng hướng đến khách thể và đối tượng chung nhưng do đặc điểm khác nhau của những quy phạm pháp luật được viện dẫn để có thể điều chỉnh quan hệ đó nên sẽ có thể phát sinh những quan hệ pháp luật khác nhau. 

Sự phân biệt rõ ràng giữa ranh giới của quan hệ pháp luật quốc tế với các quan hệ pháp luật khác mà các quốc gia tham gia với tư cách về chủ thể pháp luật có ý nghĩa lý luận, pháp lý cơ bản vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của mỗi quốc gia đó, cùng các cơ chế pháp lý tương ứng để có thể giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể. Quan hệ pháp luật quốc tế có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, do những tác động khác nhau của những quy phạm luật quốc tế, của năng lực chủ thể luật quốc tế hay các sự kiện pháp lý quốc tế.

* Sự biến pháp lý quốc tế: Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh vực của luật quốc tế. Một sự kiện sẽ được xác định là sự biến pháp lý không phải đơn giản từ bản chất của sự biến đổi mà do luật quốc tế đã ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó. Luật quốc tế hầu hết đều có phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau ví dụ như sự biến tự nhiên (là các sự kiện về vật chất hoặc tự nhiên mà luật quốc tế ràng buộc với các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này) và sự biến pháp lý có liên quan chính đến hoạt động của con người (được hiểu rằng là hoạt động của thể nhân hay pháp nhân mặc dù không phải với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng ở đây luật quốc tế vẫn xác nhận những kết quả pháp lý ràng buộc đối với các hoạt động này, như hành động vượt biên giới trái phép của các cá nhân).

* Hành vi pháp luật quốc tế: Trong khoa học luật quốc tế thì hành vi pháp luật quốc tế được xác định là hành vi thể hiện ý chí của mỗi chủ thể luật quốc tế mà sự thể hiện đó ở luật quốc tế được quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định kèm theo. Qua đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế sẽ thường bao gồm sự thể hiện ý chí của mỗi chủ thể luật quốc tế và việc sẽ xuất hiện các kết quả pháp lý quốc tế trong khi các kết quả này được luật quốc tế ràng buộc với sự thể hiện ý chí rõ ràng nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là các quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự do dân tộc tự quyết hay các tổ chức quốc tế nên về khái niệm ý chí của chủ thể khi thực hiện các hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa là hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay các thiết chế có thẩm quyền trong việc thể hiện công khai thông qua các tuyên bố chung.

Xem thêm: Hỏi đáp về luật thương mại quốc tế: Vai trò và cơ hội việc làm?

Các hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước

Các hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước

Trong thực tiễn về quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Như theo các báo cáo, tính chất của hành vi có thể phân biệt được một hành vi hợp pháp với hành vi bất hợp pháp; xét theo tiêu chí chủ thể của hành vi có thể có hành vi đơn phương hay hành vi song phương, hành vi đa phương... Các hành vi pháp luật khác nhau có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, mức độ và tính chất của mỗi hành vi.

Tóm lại, hiện nay có nhiều dạng quan hệ pháp luật quốc tế khác nhau trong cộng đồng quốc tế, tùy thuộc vào tính chất, mức độ, mục đích, lĩnh vực hợp tác, nội dung hay là chủ thể tham gia các quan hệ đó, ví dụ như, có quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực chuyên môn của luật quốc tế, như mối quan hệ pháp luật ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, quan hệ pháp luật liên quan đến hàng không quốc tế, quan hệ pháp luật về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; còn nếu căn cứ vào chủ thể quan hệ thì có thể phân biệt các quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia hay của tổ chức quốc tế...

Như vậy, các quan hệ pháp luật quốc tế đều có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố là quốc gia - chủ thể có chủ quyền và thực hiện các quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia do những thuộc tính chủ quyền đó chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh riêng biệt của luật quốc tế so với các cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.

3. Về sự hình thành luật quốc tế

Sự tồn tại của hệ thống luật quốc tế với trung tâm là các quốc gia đã hình thành một cách khách quan về cơ chế thỏa thuận trong suốt quá trình hình thành luật quốc tế. Khi nằm trong quan hệ quốc tế luôn xuất hiện và hiện hữu tương quan những lợi ích riêng của mỗi quốc gia, đặt bên cạnh là lợi ích của quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng thì các quy phạm pháp luật luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, thỏa thuận và nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác, góp sức và phát triển.

Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền sẽ loại bỏ quyền lực siêu quốc gia và những khả năng về việc áp đặt các quy tắc hay quy phạm pháp luật bắt buộc cho bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và thay vào đó bằng việc thừa nhận thỏa thuận, thương lượng là phương thức duy nhất để hình thành nên hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, có chức năng quan trọng đó là duy trì trật tự pháp lý cần thiết trong cộng đồng quốc tế. Đây cũng là đặc điểm để lý giải cho sự thiếu vắng các cơ chế quyền lực chung, “ trên cơ” các quốc gia khi tiến hành, xử lý các hoạt động liên quan đến hai quá trình chính đó là hình thành và thực thi các quy phạm của luật quốc tế.

Tính tự điều chỉnh có trong các hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn bao gồm giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia trên thế giới về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận công nhận về tính ràng buộc của các quy tắc trước đó đã được hình thành. Việc hình thành hệ thống quy phạm luật quốc tế này không nhằm mục đích tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là hướng tới sự tự nguyện thoả thuận của các quốc gia dựa trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù đôi khi quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia có sự tác động của hoàn cảnh thực tế nhưng hầu hết các quy phạm luật quốc tế được hình thành vẫn phản ánh được đúng bản chất của luật quốc tế là kết quả từ sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các quốc gia, hướng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của toàn bộ các quốc gia.

4. Về sự thực thi luật quốc tế

* Khái niệm thực thi luật quốc tế

Luật quốc tế hiện đại sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật để một bên điều hoà quan hê lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau, mặt khác sẽ phản ánh bản chất và xu hướng phát triển hiện nay của bộ luật này. Cũng tương tự như luật quốc gia, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế đều đặt ra yêu cầu tất yếu trong việc phải được thực thi thật bài bản các chủ thể, tức yêu cầu về việc đưa các quy định của hệ thống đó đi thẳng vào đời sống pháp luật của một quốc gia và đời sống của toàn thế giới.

Thực thi luật quốc tế là quá trình mà các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp và toàn diện để đảm bảo sao cho các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống.

Đây là quá trình mà các chủ thể luật quốc tế, thông qua cơ chế quốc tế và quốc gia (do luật quốc tế quy định) để có thể thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế khác nhau. Quá trình này được tiến hành với nhiều hoạt động pháp lý hầu hết sẽ liên quan với nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo được lợi ích riêng của từng chủ thể phải phù hợp với lợi ích chung của cả cộng đồng, hướng đến sự phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn luật quốc tế.

* Tính chất của sự thực thi luật quốc tế

Về phương diện pháp lý, thực thi luật quốc tế thực chất sẽ thể hiện tính hai mặt của hầu hết quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật vào đời sống sinh hoạt trên toàn cầu. Hoạt động pháp lý này sẽ được diễn ra bằng mọi hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế, theo cả cơ chế chung và cơ chế riêng, trong từng lĩnh vực đời sống mà luật quốc tế điều chỉnh. Vì vậy, sẽ không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế để áp đặt cho quá trình trên, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế khác trong những lĩnh vực nhất định, có sự thoả thuận, thống nhất của các quốc gia. Trong thực tiễn thực thi luật quốc tế thì các quốc gia phải tự điều chỉnh dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế đối với một số hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của các chủ thể luật quốc tế và những nghĩa vụ cá thể có thể phát sinh từ tư cách thành viên của điều ước quốc tế hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn như trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người thì bên cạnh cơ chế quốc tế với mục đích duy trì các hoạt động như bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà trong luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều có thể xây dựng cơ chế quốc gia (theo quy định của luật quốc tế) để đảm bảo sao cho các quyền con người cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy trì các hoạt động của cơ chế quốc gia trong lĩnh vực quyền con người là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia trên thế giới.

Khi mà các quy định của luật quốc tế không được một chủ thể nào đó thực thi theo đúng yêu cầu ( có nghĩa là có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm các quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm đó vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế trong từng trường hợp cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại và ảnh hưởng.

Luật quốc tế có các chế tài riêng biệt nhưng việc áp dụng chế tài của luật quốc tế do chính các quốc gia tự thực hiện theo những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể (và nhiều trường hợp đặc biệt do cơ quan tài phán quốc tế thực hiện). Các biện pháp chế tài đó do quốc gia áp dụng trong trường hợp mà có sự vi phạm quy định luật quốc tế của một chủ thể khác, chẳng hạn như việc cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc việc sử dụng các biện pháp hạn chế lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, văn hóa, kỹ thuật... và ngoại lệ nữa là sử dụng các sức mạnh về quân sự để thực hiện các quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại những hành động tấn công vũ trang. Hiện nay, luật quốc tế đã mở rộng các biện pháp chế tài do bên các tổ chức quốc tế đảm nhiệm, với vai trò chủ yếu là của Liên hợp quốc.

Chủ thể luật quốc tế có thể áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo thực hiện và tôn trọng đầy đủ và đúng các quy định của bộ luật này. Bên cạnh việc sử dụng các điều ước quốc tế và các cách thức pháp lý khác thì các chủ thể luật quốc tế còn có thể tận dụng đến những yếu tố chính trị - xã hội để tạo động lực, đòn bẩy cho sự thực thi luật quốc tế. Ví dụ như vấn đề sử dụng sức mạnh của các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia khác nhau, hay việc phát huy sức mạnh của nhân dân trong nước và dư luận tiến bộ thế giới…

* Vấn đề kiểm soát quốc tế

Từ nửa sau của thế kỷ XX đến nay đã hình thành nên một loại hình mới có ý nghĩa tác động đến mọi hoạt động thực thi luật quốc tế của các quốc gia, đó là Cơ chế kiểm soát quốc tế. Cơ chế mới này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo cáo định kỳ (kể cả là thanh tra của thiết chế quốc tế về các báo cáo của quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực luật quốc tế nào đó trước cơ quan, các thiết chế quốc tế.

Việc các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong các điều ước quốc tế và sau đó là vấn đề về thảo luận các báo cáo này tại các cơ quan, các thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số lĩnh vực mà hợp tác theo quy định của luật quốc tế, chẳng hạn như trong khuôn khổ của ILO (Tổ chức lao động quốc tế) hay trong Liên hợp quốc đối với vài công ước về quyền con người mà Liên hợp quốc đã thông qua.

Xem thêm: Luật quốc tế là gì? Sinh viên có nên theo học ngành luật quốc tế?

III. Kết luận 

Bài viết trên của 123job.vn đã phần nào giải đáp cho các bạn đọc về nghề nghiệp cũng như giải đáp được Luật quốc tế là gì? Qua đó, các bạn sẽ định hướng rõ ràng hơn về những nghề nghiệp trong tương lai của mình. Chúc các bạn thành công và may mắn trong việc lựa chọn công việc trong tương lai. Cùng theo dõi bài viết Luật quốc tế có vai trò như nào? Tìm hiểu đặc trưng của luật quốc tế (Phần 2) nhé!