Trong kinh tế, cơ hội hợp tác giao thương buôn bán giữa những quốc gia ngày càng được nâng cao. Để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững thì luật thương mại quốc tế chính là nền tảng.
Mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo những quy định cũng như luật thương mại quốc gia. Vậy khi tham gia vào thị trường trao đổi hàng hóa, các quốc gia cũng phải tuân theo những quy định hay luật thương mại quốc tế. Những quy định này được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho mọi hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia. Vậy luật thương mại quốc tế được hiểu như thế nào là đúng?
I. Những vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế
1. Bạn hiểu luật thương mại quốc tế là gì?
Luật thương mại quốc tế là tập hợp những điều luật hay những thỏa thuận nhằm chi phối mọi hoạt động thương mại diễn ra giữa những quốc gia. Luật thương mại quốc tế là cơ sở để những quốc gia và các doanh nghiệp tạo ra những quy tắc phải tuân theo để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới diễn ra suôn sẻ.
Trong lĩnh vực này thì luật sư đóng vai trò là người tạo ra những thỏa thuận quốc tế và giáo dục cho những doanh nghiệp những quy định mà họ phải tuân thủ theo những quy tắc cho thương mại quốc tế.
Luật thương mại quốc tế là gì?
Luật thương mại quốc tế sẽ bao gồm một số chủ đề liên quan đến pháp lý, thuế, xuất nhập khẩu, chống cạnh tranh không lành mạnh và một số chủ đề liên quan. Nhiều quốc gia tìm cách bảo về ngành công nghiệp nước nhà bằng cách áp dụng luật chống bán phá giá tức là bán hàng hóa thấp hơn giá thành của một mối quan tâm nước ngoài nhằm đẩy sự cạnh tranh trong nước. Ngoài ra, chính phủ có thể ban hành một số hình thức trợ cấp trực tiếp và gián tiếp và một luật sư chuyên ngành thương mại quốc tế sẽ giúp khách hàng được đối xử công bằng ở mọi thị trường.
Nói tóm lại, luật thương mại quốc tế sẽ gồm những quy tắc giúp điều chỉnh thương mại giữa các quốc gia tham gia và luật sư có vai trò tập trung vào việc áp dụng luật trong nước cho thương mại quốc tế. Hiệp định thương mại quốc tế đầu tiên được nhiều quốc gia tham gia là Hiệp định chung về thuế nhập khẩu và thương mại - GATT. Hiệp định này gồm nhiều quy tắc cấm hoạt động kinh tế mà những quốc gia thành viên không đồng tình. Chính vì vậy mà Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời thay thế cho GATT.
Khi hiểu được luật thương mại quốc tế là gì, bạn dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của nó trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời cũng là yếu tố giúp đẩy cao tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau.
2. Bạn hiểu luật thương mại quốc tế như thế nào?
Hoạt động thương mại quốc tế gắn liền với luật thương mại quốc tế, vậy luật thương mại quốc tế là gì trong mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau nhằm tạo nên một nền kinh tế thế giới trong đó những tiêu chí liên quan đến sản phẩm như giá cả, cung và cầu đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện toàn cầu.
Ví dụ như sự thay đổi chính trị ở Châu Á có thể làm tăng chi phí lao động dẫn đến tăng chi phí trong quy trình sản xuất của một công ty sản xuất sneaker của Mỹ có trụ sở tại Malaysia. Sự tăng giá này dẫn đến việc người tiêu dùng là chính bạn phải chi trả cao hơn khi mua những đôi giày tennis tại địa phương. Mặt khác, việc giảm chi phí lao động tại nơi sản xuất dẫn đến việc bạn phải trả ít tiền hơn cho đôi giày của mình.
Thương mại quốc tế là gì?
Giao dịch xuyên biên giới mang đến cơ hội cho người tiêu dùng vì họ được tiếp cận với những loại hàng hóa và dịch vụ đa dạng. Hầu hết mọi loại sản phẩm dù trong nước không sản xuất được thì trên thị trường quốc tế vẫn có nhiều doanh nghiệp có thể cung cấp được như rượu vang, thực phẩm, dầu,... Dịch vụ cũng giống như một loại hàng hóa vô hình được giao dịch xuyên biên giới như du lịch, ngân hàng, logistics. Một sản phẩm được bán ra ngoài biên giới quốc gia được gọi là hàng xuất khẩu và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được tính vào cán cân thương mại của quốc gia đó.
Xem thêm: Các phương thức thanh toán quốc tế mà mọi doanh nghiệp phải nắm vững
II. Học Luật thương mại quốc tế có cơ hội việc làm cao?
1. Luật thương mại quốc tế là gì?
Luật thương mại quốc tế thuộc chuyên ngành thương mại quốc tế của luật kinh tế cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu quy định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại và bảo hiểm quốc tế. Luật thương mại quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc điều chỉnh để phù hợp với hai trường hợp: Mối quan hệ thương mại phát sinh giữa những quốc gia và mối quan hệ thương mại phát sinh giữa những chủ thể ở những quốc gia khác nhau.
Trong nền kinh tế không ranh giới đang hội nhập mạnh mẽ như hiện này thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước có được cơ hội ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với những doanh nghiệp nước ngoài, Nhà nước cũng tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Chính vì vậy, khái niệm luật thương mại quốc tế là gì vô cùng quan trọng và được coi là kim chỉ nam cho doanh nghiệp thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh mà không bị ngăn cản bởi những vấn đề pháp lý.
2. Luật thương mại quốc tế học về cái gì?
Trong ngành thương mại quốc tế, sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức đại cương về ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, tư tưởng và những môn nền tảng về luật như bước dạo đầu vào ngành.
Hợp tác xuyên biên giới
Sau đó, sinh viên ngành thương mại quốc tế được đào tạo bài bản kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên ngành phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp qua những môn học về pháp luật của hệ thống thương mại quốc tế WTO. Những môn học trong luật thương mại quốc tế sẽ liên quan đến thiết chế thương mại khu vực, pháp luật thương mại giữa Việt Nam và những khu vực như EU, Châu Âu,... Trong những môn học này có môn học về hợp đồng thương mại quốc tế - một yếu tố quan trọng giúp giải quyết mọi tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Xem thêm: Những điều về luật thương mại mà các nhà kinh doanh bắt buộc phải biết
3. Cơ hội việc làm của ngành Luật thương mại quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin phát triển song song với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế giúp đẩy mạnh mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau nhằm đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Điều này góp phần giúp phát triển hệ thống pháp luật thương mại quốc tế và đem lại cơ hội việc làm, tư vấn nghề nghiệp cho nhiều sinh viên sau khi ra trường.
Trong ngành thương mại quốc tế, giảng viên sẽ tư vấn nghề nghiệp với một số công việc tiêu biểu như sau:
Chuyên viên thực hiện những dịch vụ liên quan pháp lý được làm việc tạo phòng luật hay những công ty luật sư tư vấn và những cơ quan nhà nước giúp giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế. Trước tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động hợp tác cùng doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành luật thương mại quốc tế cũng tăng cao và vị trí được tuyển dụng nhiều nhất là chuyên viên cố vấn pháp luật. Nhằm đảm bảo phát triển bền vững thì doanh nghiệp cần tuyển dụng riêng chuyên viên cho doanh nghiệp của mình.
Chuyên viên tư vấn pháp luật cũng làm việc tại những văn phòng luật sư chuyên chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho những doanh nghiệp tham gia vào quy trình tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Để biết bản thân mình có phù hợp với công việc này hay không, bạn có thể ứng tuyển làm thực tập sinh tại những văn phòng luật để tiếp nhận nhiều trường hợp thực tế để trau dồi thêm kinh nghiệm. Mức lương của vị trí công việc này dao động từ 6 triệu đến 8 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu làm việc ở vị trí thực tập sinh thì mức lương sẽ không cao nhưng nếu chăm chỉ học hỏi thì mức lương của bạn sẽ tăng tủy vào năng lực.
Tư vấn nghề nghiệp ngành thương mại quốc tế
Những công việc khác liên quan đến luật thương mại quốc tế như biên tập viên hay chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, giảng viên giảng dạy chuyên ngành thương mại quốc tế tại những trường đại học. Nếu bạn đủ tự tin về nguồn kiến thức chuyên ngành của mình kết hợp với khả năng truyền đạt kiến thức của mình thì bạn có thể định hướng bản thân theo con đường giảng dạy. Đây là một công việc ổn định mang lại nguồn thu nhập như mong muốn. Mức lương của một giảng viên đại học chuyên ngành thương mại quốc tế tương đối cao, tuy nhiên tùy vào vị trí công việc và kinh nghiệm của bạn thì mức lương có thể dao động từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Để có được công việc tốt liên quan đến lĩnh vực bạn học, ở đây là luật thương mại quốc tế, trong thời gian học đại học, bạn nên trang bị một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp để có thể tìm được việc làm phù hợp nhất. Bên cạnh đó, ngoài những kỹ năng như trên, thì nền tảng kiến thức là vô cùng quan trọng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Và hiển nhiên để làm việc với những quốc gia khác trên thế giới thì ngôn ngữ cũng là một tiêu chí không kém phần quan trọng.
Xem thêm: Cán cân thương mại là gì? Ảnh hưởng của cán cân thương mại với nền kinh tế
III. Vai trò của người làm luật thương mại quốc tế
Khi hiểu được ngành thương mại quốc tế là gì cũng như khái niệm của luật thương mại quốc tế là gì, bạn sẽ thấy được vai trò của người làm ngành. Những người làm ngành thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những mối quan hệ quốc tế giữa những quốc gia hay hoạt động kêu gọi huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Song song với những luật thương mại quốc tế thì cũng có những hiệp định thương mại quốc tế được đặt ra với những luật liên quan đến các thực thể đến từ những quốc gia thành viên nhằm thu hút tài trợ từ những nhà đầu tư xuyên biên giới.
Vai trò của nhân viên trong ngành thương mại quốc tế
Luật sư ngành thương mại quốc tế có thể chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ như tư vấn cho doanh nghiệp những nghiệp vụ liên quan đến việc mở rộng thị trường buôn bán sang một quốc gia mới, bao gồm những giấy phép cần thiết như hợp đồng thương mại quốc tế và tuân thủ theo những quy định hiện hành. Bên cạnh đó là những hoạt động tư vấn hay vận động chính sách thương mại quốc tế trước cơ quan quốc tế. Đồng thời, luật sư cũng là người đại diện cho khách hàng để xử lý những vấn đề kiện tụng liên quan đến kinh doanh quốc tế.
IV. Những điều cần biết về luật thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn nghiên cứu về luật thương mại quốc tế. Trong thị trường quốc tế, có nhiều doanh nghiệp với mỗi nền văn hóa kinh doanh và ngôn ngữ khác nhau, làm sao để hai doanh nghiệp đến từ hai quốc gia có thể hợp tác kinh doanh. Chính vì vậy những điều luật thương mại quốc tế trong hợp đồng chính là cơ sở để giảm thiểu rủi ro.
Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý đến những điều kiện gì? Hợp đồng được đặt ra bao gồm những thông tin liên quan đến hai bên chịu trách nhiệm kèm theo những thông tin về thủ tục hải quan và điều kiện bảo hiểm. Trong mối quan hệ giao thương kinh tế quốc tế giữa những quốc gia thì Incoterm là một trong những yếu tố được dùng để phân định trách nhiệm và chi phí trong điều khoản giao hàng từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, có những điều khoản được quy định rõ ràng như chi tiết thanh toán như hình thức thanh toán quốc tế hay số tiền được trả và hạn thanh toán của hợp đồng. Kèm theo đó là những chứng từ thương mại liên quan đến hoạt động thanh toán. Trong Incoterm, có những phương thức thức thanh toán được quy định chi tiết, ví dụ như giá FOB hay CIF.
Hợp đồng thương mại quốc tế
Song song với những đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế, vẫn có những thách thức của ngành thương mại quốc tế mà sinh viên cần quan tâm khi được tư vấn nghề nghiệp. Ngành nghề nào cũng cần học tập và rèn luyện, tuy nhiên với những lĩnh vực liên quan đến luật thì lượng kiến thức phải học vô cùng nhiều, đặc biệt với những chuyên viên tư vấn. Để có được cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường, sinh viên phải trải qua chặng đường học tập vô cùng gian nan để đạt được thành tựu. Luật thương mại quốc tế còn liên quan đến những kiến thức về luật thuế, luật kinh doanh,... Ngoài lượng kiến thức này thì bạn cũng cần trang bị thêm một số kỹ năng bổ trợ.
Xem thêm: Quy định về luật thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính mới nhất
V. Kết luận
Trong bất cứ ngành nghề nào, không chỉ về luật thương mại quốc tế, bạn đều cần có tinh thần học hỏi để có thể liên tục cập nhật kiến thức để thích nghi với môi trường làm việc liên tục đổi mới như hiện nay. Trước khi lựa chọn công việc thì việc đầu tiên chính là tư vấn nghề nghiệp để biết được định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai và lựa chọn lĩnh vực phù hợp nhất với bản thân. ể