Để giúp cho những bạn có mong muốn theo đuổi ngành Luật quốc tế. Sau khi có cái nhìn rõ nét về Luật quốc tế là gì? để các bạn có cái nhìn rõ hơn về luật quốc tế. Bài viết sau đây của 123job là cách phân biệt luật ngoại giao và lãnh sự nhé

Mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia luôn cần đến một hành lang pháp lý nhằm đảm bảo tính ổn định, bền chặt. Các công việc gắn với Luật quốc tế vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Tiếp nối với Luật quốc tế có vai trò như thế nào? Tìm hiểu đặc trưng của luật quốc tế (phần 1), các bạn hãy cùng 123job theo dõi bài viết sau đây nhé!

I. Luật quốc gia trong luật quốc tế 

Đó chính là sự công nhận luật quốc tế của một quốc gia trên thế giới. Sự công nhận này là một hành vi pháp lý - chính trị của quốc gia công nhận dựa trên cơ sở các động cơ nhất định (chủ yếu là về động cơ chính trị, kinh tế hay quốc phòng) nhằm thừa nhận sự tồn tại đó của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định về mối quan hệ của quốc gia đã công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa… của thành viên mới này, đồng thời thông qua hành vi pháp lý - chính trị này mà quốc gia công nhận sẽ thể hiện được ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường, hòa bình và ổn định với thành viên mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Các hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước

Các hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước

- Thể loại công nhận:

  • Công nhận quốc gia mới và công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
  • Công nhận một chính phủ mới (chính phủ de facto), công nhận về người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế.
  • Điều kiện để được công nhận chính phủ de facto.
  • Được đông đảo quần chúng nhân dân nghe theo và ủng hộ.
  • Đủ năng lực để tiếp tục duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong khoảng thời gian dài. Tự quản lý mọi công việc của đất nước đó.
  • Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn hơn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập.

Xem thêm: Quy chế một cửa liên thông là gì? Lợi ích của cơ chế một cửa liên thông

II. Luật ngoại giao và lãnh sự

Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập có trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể nhiều nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng với các thành viên của các cơ quan này, đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đề khác liên quan đến quyền ưu đi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ cùng với thành viên của nó.

- Nguyên tắc chính của luật ngoại giao lãnh sự là: Bình đẳng không phân biệt đối xử. Tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của các nước sở tại. Nguyên tắc thỏa thuận.

- Hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước

Trong nước bao gồm: 
  • Cơ quan đại diện chung là Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện (quốc hội), Chính phủ và người đứng đầu chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
  • Cơ quan đại diện theo chuyên ngành: các Bộ và cơ quan ngang Bộ cũng như các Uy ban Nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên môn …

Ngoài nước: 

  • Cơ quan đại diện ngoại giao. 
  • Cơ quan lãnh sự. 
  • Các phái đoàn đại diện ngoại giao tại các tổ chức quốc tế.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm: Cơ quan của một quốc gia mà đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện các mối quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại cùng với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại. Đều sẽ được phân loại những cơ quan đại diện như sau: Đại sứ quan, công sứ quán, và cuối cùng là Đại biện quán.
  • Cơ quan lãnh sự 
  • Cơ quan lãnh sự là một cơ quan chuyên về quan hệ đối ngoại của của một nước đặt ở nước ngoài với nhiệm vụ thực hiện các chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước mà tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng giữa hai quốc gia hữu quan. Khi thiết lập quan hệ ngoại giao đó thì bao hàm cả việc thiết lập mối quan hệ lãnh sự. Quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù, gắn liền với quan hệ ngoại giao nhưng lại mang tính độc lập riêng biệt với những đặc điểm khác biệt tách khỏi mối quan hệ ngoại giao.Trong cơ cấu của cơ quan lãnh sự, sẽ có những cấp và bộ phận như sau: Cấp của cơ quan lãnh sự, Người đứng đầu cơ quan lãnh sự, Thành viên của cơ quan lãnh sự.

- Cấp cơ quan lãnh sự sẽ gồm: Tổng lãnh sự quán, đứng đầu là tổng lãnh sự. Lãnh sự quán, đứng đầu là lãnh sự. Phó lãnh sự quán, đứng đầu là phó lãnh sự. Đại lý lãnh sự quán, đứng đầu là đại lý lãnh sự. Việc xếp hạng cơ quan lãnh sự như vậy sẽ do sự thỏa thuận giữa hai quốc gia. Thực tiễn tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.
- Người đứng đầu cơ quan lãnh sự: Người đứng đầu cơ quan lãnh sự sẽ do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự đồng ý và chấp nhận cho phép thực hiện chức năng của mình. Nước cử lãnh sự sẽ bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự bằng cách cấp bằng lãnh sự cho họ (ghi họ tên, cấp lãnh sự, khu vực lãnh sự, địa chỉ cơ quan lãnh sự và thông tin liên quan) gửi bằng lãnh sự lên chính quyền nước tiếp nhận để có thể xin giấy chứng nhận nước tiếp nhận lãnh sự cấp giấy chứng nhận lãnh sự  bắt đầu thực hiện các chức năng lãnh sự.
- Thành viên của cơ quan lãnh sự: Viên chức lãnh sự sẽ bao gồm người đứng đầu cơ quan lãnh sự, lãnh sự, tham tán và bí thư lãnh sự, tùy viên lãnh sự. Thông thường viên chức lãnh sự sẽ là công dân của nước cử lãnh sự đó. Nhân viên lãnh sự là những người mà thực hiện công việc hành chính, kỹ thuật trong mỗi cơ quan lãnh sự. 

Xem thêm:Tranh chấp lao động là gì? Giảm thiểu tranh chấp lao động có khó?

III. Sinh viên theo học ngành luật quốc tế

Có thể nói rằng Luật Quốc Tế là một trong những ngành nghề hiện nay thu hút khá là nhiều các bạn trẻ đăng ký và theo học vì tính hấp dẫn cũng như đẳng cấp mà ngành nghề này đem lại trong tương lai. Ngành học Luật quốc tế là một ngành học mang lại cho các sinh viên theo học những mối quan hệ giao lưu, hợp tác đa dạng cùng với các quốc gia, mà giữa các quốc gia đó thì luôn luôn cần đến một hành lang mang tính pháp lý để có thể đảm bảo được tính ổn định và bền chặt. Đi theo đó là các công việc sau khi học ngành học luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó thì luật kinh doanh cũng là một trong nhiều lĩnh vực có số lượng sinh viên tham gia học khá đông để có thể trở thành các chuyên viên pháp lý, tư vấn cho doanh nghiệp.

1. Ngành luật quốc tế học những gì?

Ngành luật quốc học những gì

Ngành luật quốc học những gì

Khi mà các bạn trẻ theo học ngành luật quốc tế, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về luật, mà trọng tâm trong đó chính là xoay quanh về vấn đề cũng như là tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Ngành luật quốc tế có thể nói là một trong những ngành học luôn được yêu thích và có “địa vị”, bởi vậy nên nhiều bạn sinh viên khi đăng ký môn học vì có những môn học thú vị như: Luật kinh tế quốc tế, Luật về thương mại của quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật liên quan đến hàng không quốc tế, Luật biển về quốc tế, hay Luật đầu tư quốc tế, Luật thuế,...

Một khi sinh viên đã trúng tuyển và tham gia vào ngành luật quốc tế ở các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong cả nước, thì mục tiêu đào tạo chung mà các trường tạo ra cho các sinh viên sẽ là trang bị được cho tất cả các bạn theo học chắc chắn các kiến thức cơ bản, có liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, hay kỹ năng áp dụng tương ứng với pháp luật của các quốc gia khác nhau, đàm phán về các vấn đề liên quan đến hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự mang yếu tố nước ngoài.

2. Học luật quốc tế ra làm gì? 

Sau khi sinh viên đã tốt nghiệp ngành luật quốc tế, sẽ không khó gì để có được một công việc ổn định với mức lương khởi đầu tương đối cao. Khi ra trường, các bạn có thể làm một số công việc như sau:
- Làm chuyên gia tư vấn về pháp luật trong các doanh nghiệp, tập đoàn, góp một phần vào việc điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong lĩnh vực thuộc về quốc tế.
- Làm một chuyên viên có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư (giải quyết các vấn đề tranh chấp trong và ngoài nước về các lĩnh vực thương mại, dân sự, quốc tế hay vấn đề hoạt động trong lĩnh vực thiên về đầu tư nước ngoài và ký kết, thỏa thuận hợp đồng…

Xem thêm: Luật sư là gì? Kinh nghiệm giúp nhân sự ngành Luật đạt nhiều thành công

IV. Kết luật 

Hy vọng rằng qua bài viết về luật quốc tế trên thì giúp cho các bạn có nhiều thông tin bổ ích hơn, chúng ta có thể thấy được những nguyên tắc này có thể tạo ra cơ sở pháp lí vô cùng quan trọng, là thước đo đo hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp trong luật quốc tế.