MACD là gì là khái niệm mà bất kỳ một trader nào cũng phải nắm được khi muốn tham gia vào thị trường forex. Vậy bạn đã hiểu rõ chỉ báo MACD là gì? Cách cài đặt và sử dụng đường MACD như thế nào? Hãy cùng 123job tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
MACD là gì? MACD là một trong những chỉ báo indicator vô cùng phổ biến đối với các Forex trader sử dụng phân tích kỹ thuật. Vậy MACD là gì, cấu tạo như thế nào và các cách nào giao dịch hiệu quả nhất? Trong bài học này chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến MACD là gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. MACD là gì?
1. Khái niệm chỉ báo MACD là gì?
MACD là gì? Cái tên nói lên tất cả, MACD được viết tắt bởi 4 chữ tiếng anh Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong các chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là một trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.macd là gì
Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính bao gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hoặc động lượng của giá và xác định xu hướng. Đây cũng là hai vấn đề mà bất cứ trader nào cũng quan tâm khi tham gia giao dịch forex.
2. Cấu tạo chỉ báo MACD
Cấu tạo chỉ báo MACD là gì? Thông số mặc định ghi là MACD (12, 26, close, 9).
Trong đó 12, 26, 9 là chu kỳ của các đường EMA, Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA.
Từ đó chỉ báo này gồm có 3 thành phần:macd là gì
- Đường MACD: lấy EMA 12 hay EMA 26.
- Đường Signal: Đường EMA 9 - Đường MACD.
- Histogram: lấy Đường MACD hay Đường Signal.macd là gì
MACD là gì?
II. Cách thức hoạt động của MACD
Cách thức hoạt động của chỉ báo MACD là gì? MACD hay Moving Average Convergence Divergence (dịch: trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ) là một loại chỉ báo kỹ thuật. Và các dạng chỉ báo này thì thông thường sẽ được biểu thị bởi những MACD. Chỉ báo này ra đời nhằm đánh giá sức mạnh cũng như xu hướng, xác định được các điểm tiến trình và tiến triển thông qua được việc xác nhận được tín hiệu trực tiếp thu về từ 3 dữ liệu liên tiếp và được gọi là sự kết hợp của trượt trung bình.
Có thể tạo ra 1 đường chỉ báo MACD bằng cách lấy hiệu của 2 đường trung bình động hàm mũ (ECA) để tạo đường chính đường MACD. Rồi sau đó sử dụng đường này để tính ra một EMA khác đại diện cho đường tín hiệu. Ngoài ra, tính toán dựa trên sự chênh lệch giữa hai đường này thì còn biểu đồ MACD. Biểu đồ, cùng với MACD và đường tín hiệu dao động ở trên và dưới đường trung tâm (đường bằng 0).
Chỉ báo MACD bao gồm có ba yếu tố di chuyển xung quanh đường trung tâm như sau:
Đường MACD (MACD Line): Giúp xác định xu hướng thị trường tăng hoặc giảm. Tính đường này bằng cách tính hiệu số của 2 đường trung bình động hàm mũ (EMA).
Đường tín hiệu (Signal Line): Là 1 EMA của đường MACD. Sử dụng kết hợp phân tích đường tín hiệu với đường MACD để giúp phát hiện những điểm đảo ngược tiềm năng hay các điểm vào và ra thị trường. Đường tín hiệu = EMA 9 ngày đường MACD.
Biểu đồ (MACD Histogram): Biểu diễn đồ họa của sự hội tụ và phân kỳ của MACD và đường tín hiệu. Hay chính là biểu đồ được tính dựa vào sự chênh lệch giữa hai đường này. Biểu đồ MACD = MACD line – đường tín hiệu.
Xem thêm: Giao dịch ký quỹ là gì? Ngân hàng hiện có giao dịch ký quỹ tốt nhất
III. Chi tiết các thành phần chỉ báo MACD
1. Đường MACD
Đường MACD là gì? Đường MACD hay còn được gọi là MACD Line. Công thức tính đường MACD:
Đường MACD = EMA 12 – EMA 26macd là gì
Ví dụ cặp GBPUSD khung D1: macd là gì
Ở ví dụ như thời điểm hiện tại các đường EMA có giá trị là EMA 12 = 1.39479, EMA 26 = 1.38981.
Theo công thức thì giá trị Đường MACD = 1.39479 – 1.38981 = 0.00623.
Đường MACD được thể hiện bằng biểu đồ đường nối tất cả giá trị đường MACD tính được. Và tất nhiên quy trình vẽ đường MACD là hoàn toàn tự động, đó là đường màu xanh dương trên hình.
Lưu ý: Nếu EMA 12 nằm trên EMA 26 thì giá trị MACD là dương, ngược lại nếu EMA 12 nằm dưới EMA 26 thì giá trị đường MACD âm.
2. Đường Signal
Đường Signal còn gọi Signal Line. Công thức tính đường Signal:
Đường Signal = EMA 9 của MACD
Thông thường nếu nhắc đến EMA 9 thì chúng ta thường hiểu đó là lấy GIÁ để tính EMA. Còn EMA 9 của đường MACD nghĩa là lấy GIÁ TRỊ MACD để tính EMA (giá trị đường MACD đã có công thức tính ở trên). Đường Signal được vẽ tự động trên những nền tảng giao dịch, được thể hiện là đường màu cam trên ở ví dụ trên.
3. Histogram
Histogram = Đường MACD – Signal
Hãy xem ví dụ để có thể hiểu cách tính:macd là gì
Ở trên chúng ta đã tính giá trị của đường MACD = 0.00623 và đường Signal = 0.01161. Vậy giá trị hiện tại Histogram = 0.00623 – 0.01161 = – 0.00538.
VÌ Histogram = Đường MACD – Đường Signal nên nếu đường MACD ở trên Signal thì Histogram có giá trị dương, và ngược lại. Tại điểm giao nhau giữa đường MACD và Signal, Histogram có giá trị = 0.
Xem thêm: FUD là gì? Cách vượt qua triệu chứng FUD và FOMO khi giao dịch
III. Cách đọc chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD theo dõi mối quan hệ giữa đường trung bình động và mối tương quan giữa hai đường là hội tụ hay phân kỳ. Hội tụ khi những dòng hướng về nhau và phân kỳ khi chúng tách xa ra. Tuy nhiên, tín hiệu của chỉ báo MACD có liên quan đến giao thoa. Điều này xảy ra khi đường MACD đi qua phía trên hay phía dưới đường trung tâm (giao thoa với đường trung tâm), hoặc là đi qua phía dưới/ phía trên đường tín hiệu (giao thoa với đường tín hiệu).
1. Giao thoa với đường trung tâm
Hiện tượng này xảy ra khi giá trị chỉ báo đường MACD histogram di chuyển trên vùng dương hoặc âm. Đường MACD âm khi đi qua phía dưới đường trung tâm. Điều này nghĩa là trung bình của 26 ngày cao hơn trung bình 12 ngày
Ngược lại, Khi nó đi qua bên trên đường trung tâm thì giá trị MACD dương, sẽ cho biết đường EMA của 12 ngày lớn hơn EMA của 26 ngày. Nói cách khác, đường MACD dương cho thấy triển vọng tăng mạnh, khi chỉ báo âm có thể cho thấy xu hướng triển vọng giảm.
2. Giao thoa với đường tín hiệu
Khi đường chỉ báo MACD đi qua phía dưới đường tín hiệu thì chính là cơ hội để bán (SELL). Mặt khác, khi đường MACD đi qua phía trên đường tín hiệu, những nhà giao dịch sẽ biết đây là cơ hội mua tiềm năng (BUY).
Trên hình đánh dấu các điểm giao nhau của đường MACD và đường tín hiệu. Mặc dù giao thoa tín hiệu là hữu ích, nhưng chúng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Vì vậy, bạn nên cân nhắc chúng xảy ra ở vị trí nào trong biểu đồ để giảm rủi ro.
IV. Thông số tốt nhất của chỉ báo MACD
Theo bạn thông số tốt nhất của chỉ báo MACD là gì? Các chỉ báo (indicator) luôn luôn có thể điều chỉnh thông số để phù hợp với chiến lược giao dịch mỗi người. MACD cũng có thể thay đổi thông số.
Hiện nay những Forex trader luôn chỉnh sửa các thông số mặc định để tìm ra bộ thông số tối ưu nhất cho các chỉ báo, trong đó có cả MACD. Nhưng theo quan điểm của tôi thì không có thông số tốt nhất. Chúng ta nên tập trung vào tối ưu hóa cách giao dịch hiệu quả chỉ báo MACD mặc định hơn là tìm ra thông số tối ưu nhất cho đường MACD histogram.
Xem thêm: CFD là gì? Top 5 sàn CFD uy tín và phần mềm CFD giao dịch CFD online
V. Những cách giao dịch với chỉ báo MACD
Sau khi tìm hiểu khái quát về MACD là gì, thì trong phần này của bài viết chúng ta cùng đi tìm hiểu xem những cách giao dịch với chỉ báo MACD là gì?
1. Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau
Đây chắc chắn là những cách giao dịch cơ bản nhất với chỉ báo MACD mà bạn có thể đã nghe qua.
Khi đường chỉ báo MACD cắt Signal từ trên xuống => SELL.
Khi đường chỉ báo MACD cắt đường Signal từ dưới lên => BUY.
Công thức này vô cùng đơn giản và chỉ mất vài phút là có thể hiểu và áp dụng. Và vì sự đơn giản của công thức nên sự hiệu quả là không cao, xuất hiện rất nhiều tín hiệu giao dịch không chính xác và ở gần cuối xu hướng.
2. Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại
Công thức:
Khi Histogram chuyển từ – sang + (hoặc từ màu đỏ sang màu xanh) thì BUY.
Khi Histogram chuyển từ + sang – (hoặc từ màu xanh sang màu đỏ) thì SELL.
Bạn đã biết MACD Histogram = Đường MACD – Đường Signal.
Hầu hết những tài liệu online hiện nay không nói rõ các thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD histogram mà chỉ tập trung vào cách giao dịch vì vậy có thể bạn không để ý: công thức này và công thức đầu tiên thực chất là 1. Và sự hiệu quả của nó tất nhiên cũng y như công thức đầu tiên.
3. Giao dịch khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại
Công thức:
Khi chỉ báo MACD chuyển từ – sang + (hoặc đường MACD cắt trục zero từ dưới lên) thì BUY.
Khi MACD chuyển từ + sang – (hoặc đường MACD cắt trục zero từ trên xuống) thì SELL.
Đối với 3 công thức đầu tiên, hiệu quả chưa cao trong giao dịch thực tế. Đặc biệt khi giao dịch khung thời gian nhỏ (H1 trở xuống), tín hiệu nhiễu rất nhiều.
Những công thức trên có nhược điểm:
- Chỉ hiệu quả trong thị trường xu hướng rõ ràng.
- Tín hiệu chậm, khi đường chỉ báo MACD cắt Signal thì giá đã đi được một đoạn dài, thậm chí cuối xu hướng.
Cách sử dụng MACD là gì?
4. Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian
Cụ thể, bạn cần xác định xu hướng khung thời gian lớn hơn và giao dịch theo xu hướng đó.
Giả sử bạn giao dịch trên khung thời gian H4 và cần xác định xu hướng là khung D1.
Đây là các bước giao dịch:
Bước 1: Xác định xu hướng khung D1.
Nếu đường chỉ báo MACD cắt lên đường Signal, xu hướng D1 là xu hướng lên => chỉ tìm điểm BUY trên khung H4.
Nếu đường chỉ báo MACD cắt xuống đường Signal, xu hướng D1 là xu hướng xuống => chỉ tìm điểm SELL trên khung H4.
Bước 2: Tìm điểm lệnh khung H4.
- Tìm điểm BUY: chờ chỉ báo MACD cắt lên Signal trên khung H4.
- Tìm điểm SELL: chờ chỉ báo MACD cắt xuống Signal trên khung H4.
Lưu ý: Không tìm điểm vào lệnh trên H4 ngược xu hướng đã được xác định trong bước 1.
5. Giao dịch phân kỳ MACD
* Giao dịch phân kỳ chỉ báo MACD trong xu hướng tăng
Trong xu hướng tăng, giá tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước. Sự mâu thuẫn giải thích rằng sức mạnh của xu hướng đang yếu dần và thị trường sắp đến lúc đảo chiều. Để giao dịch phân kỳ được hiệu quả, sau đây là những bước và điều kiện cần thiết:
Bước 1: Chờ xuất hiện phân kỳ
Phân kỳ MACD trong xu hướng tăng được xác nhận khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MACD histogram tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Trường hợp đường chỉ báo MACD chưa cắt xuống đường Signal sẽ chưa được tính là phân kỳ.
Bước 2: Vẽ trendline ở trong xu hướng tăng
Bạn hãy vẽ đường trendline cho xu hướng hiện tại.
Nếu xuất hiện phân kỳ nhưng giá chưa breakout trendline thì sẽ chưa giao dịch.
Bước 3: Chờ tín hiệu breakout
Chờ tín hiệu breakout trendline mà tăng => SELL.
* Phân kỳ MACD histogram trong xu hướng giảm
Các bước hoàn toàn tương tự phân kỳ MACD histogram trong xu hướng tăng.
Xem thêm: Giao dịch viên là gì? Cơ hội và thách thức khi làm các giao dịch viên ngân hàng
VI. Kết luận
Chỉ báo MACD là gì? Đây là một dạng chỉ báo khá phức tạp và có mặt hạn chế nhưng mà trader cũng không thể phủ nhận được độ phổ biến và tính hữu dụng có nó trong giao dịch, dự đoán trước xu hướng và giá cả. Như vậy, 123job đã giải thích cho bạn MACD là gì và cách cơ bản nhất để sử dụng MACD là gì, vì lẽ đó hãy luôn đặt cắt lỗ khi giao dịch bạn nhé. Để có thể nâng cao tầm của mình trong thị trường forex thì trader nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về loại chỉ báo kỹ thuật MACD là gì và theo dõi bài viết tiếp theo của 123job để có nền tảng vững chắc khi giao dịch.