Bạn đang thắc mắc giám đốc kinh doanh là gì? Cần những kỹ năng nào? Trách nhiệm, vai trò và công việc hàng ngày của giám đốc kinh doanh ra sao? Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi của bạn.
Xu hướng kinh doanh hiện đại như ngày nay, hẳn bạn đã quen thuộc với thuật ngữ giám đốc kinh doanh. Nhưng bạn liệu đã hiểu hết về giám đốc kinh doanh là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành một giám đốc kinh doanh giỏi? Trách nhiệm, vai trò, công việc hàng ngày của họ ra sao? Dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về vị trí giám đốc kinh doanh mà bạn đang tìm kiếm.
I. Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh - vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp
Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer - CCO) có vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi công ty. Nếugiám đốc điều hành (CEO) là người điều phối tất cả hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu quản trị nhân sự, quản lý sản xuất, quản trị chiến lược… thì giám đốc kinh doanh là người điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ… Vai trò và vị thế của giám đốc kinh doanh đang ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trong doanh nghiệp.
II. Những kỹ năng để trở thành giám đốc kinh doanh giỏi
1. Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng
Đi đôi với việc phát huy thế mạnh chuyên môn của mình, bạn phải làm một người biết kiểm soát thời gian. Nói như vậy, bởi thời gian của một nhà lãnh đạo là vô cùng quý giá, số lượng công việc mà giám đốc kinh doanh đảm nhận nhiều gấp 2 - 3 lần so với các vị trí khác. Vậy nên, quản lý thời gian tốt, áp lực công việc của bạn được giảm bớt. Bạn nên lập thời gian biểu,kế hoạch kinh doanhcụ thể để quản lý thời gian của mình và hiệu quả công việc cũng được nâng cao hơn.
2. Có tầm nhìn xa trông rộng
Trong kinh doanh nói chung và giám đốc kinh doanh nói riêng, biết nhìn xa trông rộng là một tố chất cần có. Bạn phải dự đoán được thị trường sẽ biến động ra sao? Làm thế nào để khai thác hết được khách hàng tiềm năng? Nguồn lực cần tập trung vào đâu là đúng?... Để có được tầm nhìn xa trông rộng, giám đốc kinh doanh trước hết phải hiểu được những điều mình đang làm, doanh nghiệp mình cần những gì và biết nắm bắt nhiều khía cạnh khác nhau của thị trường.
Là một giám đốc kinh doanh cần phải có tầm nhìn xa trông rộng mới có thể đạt được thành công
3. Biết cách từ chối người khác một cách khéo léo
Biết từ chối là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu của một giám đốc kinh doanh. Do tính chất công việc của CCO thường xuyên phải đàm phán, thỏa thuận, ký hợp đồng đem lại lợi nhuận cho công ty. Chính vì vậy, bạn cần từ chối khôn khéo các lời mời hợp tác không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, các cuộc hẹn không cần thiết và những lời đề nghị không có tính thực tế. Tuy nhiên, giám đốc kinh doanh cần rèn luyện cách từ chối sao cho khôn khéo nhất để không mất lòng đối phương, bởi những hợp đồng của họ không đem lại ích ngay lập tức, nhưng có thể sau này chính họ sẽ là đối tác tiềm năng của bạn.
4. Khai thác mọi nguồn lực
Biết khai thác mọi nguồn lực, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn. Khi nhân viên của bạn có 100% năng lực làm việc, nhưng thay vì khai thác hết bạn lại chỉ “sử dụng” được một nửa và nếu như vậy, công việc sẽ không thể tối ưu hóa như bạn mong muốn. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn hãy học cách khai thác tiềm năng của nhân viên để tận dụng nó hiệu quả nhất. Các nhân viên thường sẽ không thể nói hết năng lực làm việc thật sự của mình khi tham gia phỏng vấn, nhưng vai trò của một nhà lãnh đạo là vậy, giám đốc kinh doanh cần phải khám phá ra những tiềm năng đang ẩn giấu trong họ.
5. Giám đốc kinh doanh là người đồng hành cùng nhân viên
Một người giám đốc kinh doanh giỏi sẽ luôn nhận được sự kính trọng và nể phục từ nhân viên. Nhưng làm sao để tạo dựng được hình ảnh đó? Câu trả lời nằm ngay trong cách ứng xử hàng ngày của bạn. Khi đảm nhiệm là một giám đốc kinh doanh, bạn nên là một người hòa đồng nhưng nghiêm khắc, thân thiện nhưng cương nghị. Tạo môi trường làm việc vừa hào hứng, thú vị lại vừa chuyên nghiệp cho nhân viên. Có như vậy, bạn mới tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới, dẫn dắt và đồng hành cùng họ giải quyết vấn đề trong công việc.
Giám đốc kinh doanh giỏi luôn biết kết nối mình với nhân viên để tạo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả
6. Nhân viên giỏi hơn mình là điều đáng tự hào
Bạn đừng bao giờ sợ nhân viên giỏi hơn mình, bởi có một nhân viên như vậy là điều đáng tự hào của bạn. Thay vì sợ rằng nhân viên cấp dưới sẽ “cướp” mất vị trí của mình, bạn hãy lấy đó làm động lực, củng cố thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để chứng minh cho họ thấy bạn xứng đáng là một giám đốc kinh doanh giỏi.
III. Những công việc chính của một giám đốc kinh doanh
1. Lãnh đạo bộ phận kinh doanh
Công việc đầu tiên phải kể đến khi nói đến giám đốc kinh doanh đó là định hướng kinh doanh dựa vào yếu tố lợi nhuận, sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp cũng như xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng hiệu quả nhất. Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu nhóm kinh doanh đảm bảo các chức năng marketing, PR, quan hệ khách hàng và các mối quan hệ hợp tác khác, để duy trì bền vững và phát triển doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra. Ngoài ra, CCO lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong việc soạn thảo, thực thi và đánh giá các quyết định được đưa ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Giám sát hiệu quả chiến dịch marketing
Marketing là một trong nhiều lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh phải trực tiếp tham gia giám sát. Bạn sẽ đứng đầu việc phát triển chiến lược marketing, tập trung vào việc tăng trưởng doanh số và thâm nhập thị trường, đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí thu hút khách hàng và xác định nhu cầu thị trường. Khi các chiến dịch được thực hiện, bạn cần giám sát và đưa ra can thiệp khi cần thiết, nhằm bảo đảm được hiệu quả marketing tốt nhất. Luôn là người trực tiếp theo dõi và đánh giá hoạt động marketing, giám đốc kinh doanh thường có mối quan hệ mật thiết với giám đốc marketing (CMO), vì thế, đôi khi chính những CCO lại xuất phát điểm là một nhân viên marketing.
Giám sát các chiến dịch marketing là một công việc mà giám đốc kinh doanh phải trực tiếp tham gia
3. Chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm
Đối với trách nhiệm này, giám đốc kinh doanh sẽ làm việc với các nhóm thiết kế, để xác định được đặc điểm của sản phẩm mới và đưa ra các chiến lược phát triển, quảng bá cho sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty, thông qua các chương trình tiếp thị, quảng cáo rộng rãi. Sau đó, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong hiệu quả bán hàng của sản phẩm. Giám đốc kinh doanh phải tìm kiếm và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như: bán hàng nội bộ, bán hàng trực tiếp, nhà phân phối. Đồng thời, theo dõi và quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, ngay từ các yếu tố sản xuất, phân phối và bán lẻ để duy trì đúng các chỉ tiêu doanh thu. Đưa ra các quyết định và kế hoạch chi tiết nhất phục vụ hoạt động kinh doanh như: chăm sóc khách hàng, bán hàng, marketing.
4. Phát triển kinh doanh
Cùng với các giám đốc trong C-suit (giám đốc điều hành - CEO, giám đốc marketing - CMO, giám đốc tài chính - CFO...) cùng với các quản lý cấp cao, sẽ vạch ra hướng đi để phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Từ đó, giám đốc kinh doanh phải phát triển các chiến lược liên quan đến bộ phận của mình, nhằm tạo ra cơ hội kinh doanh phù hợp với mục tiêu lớn nhất trong tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, các CCO không bao giờ được dậm chân tại chỗ, chấp nhận vòng xoáy của thị trường, mà phải tìm cách bước trước một bước và phát triển thị trường hoàn toàn mới. Ở đó, bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhằm tìm ra lỗ hổng kinh tế để tạo ra thị trường tiềm năng. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh còn có trách nhiệm quyết định ngân sách cho các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn liên quan tới chỉ tiêu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
5. Tham gia vào quá trình tuyển dụng
Ngoài những nhiệm vụ gắn liền với các hoạt động kinh doanh như ở trên, giám đốc kinh doanh còn có thể tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing. Là người đứng đầu bộ phận kinh doanh, CCO hiểu rõ những nhu cầu về nguồn nhân lực cũng như biết cách đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp. Hơn nữa, chính các giám đốc kinh doanh sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ duy trì môi trường làm việc cởi mở, năng động, hấp dẫn các nhân tài; đồng thời xây dựng, quản lý các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, dựa trên những mục tiêu chiến lược và phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
IV. Vai trò và trách nhiệm của giám đốc kinh doanh
1. Vai trò của giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong cơ cấu quản trị bán hàng của các doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh luôn đóng một vai trò then chốt. Trong đó, quản lý đội bán hàng luôn được coi là vai trò đặc biệt quan trọng của CCO, vậy nên, bạn cần có những phương pháp để nâng cao năng lực và hiệu quả của đội ngũ bán hàng. Bên cạnh trách nhiệm chủ yếu là lãnh đạo nhân viên bán hàng, giám đốc kinh doanh luôn được nhìn nhận ở phương diện là người đại diện cho doanh nghiệp. Nhưng chính doanh số và lợi nhuận của công ty mới là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn. Vậy nên, bạn cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và khách hàng để con đường vươn tới thành công của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Một trong những vai trò quan trọng của giám đốc kinh doanh là quản lý đội bán hàng
2. Trách nhiệm của vị trí giám đốc kinh doanh
Bạn sẽ phải gánh trên vai những trách nhiệm giống như các giám đốc khác, bao gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Tuy nhiên, với một giám đốc kinh doanh thì quản trị chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ chào hàng là quan trọng nhất. Để đạt được các mục tiêu doanh thu một cách hoàn hảo, giám đốc kinh doanh phải thông qua toàn thể đội ngũ nhân viên bán hàng, tận dụng sự hợp tác hăng hái của họ. Quả thật không sai khi nói rằng, nhân viên bán hàng đảm nhiệm việc chèo thuyền còn giám đốc kinh doanh chính là người cầm lái. Bạn cần phải đảm bảo việc phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng sao cho hiệu quả công việc đạt ở mức cao nhất. Tất cả các doanh nghiệp đều cần một đội ngũ nhân viên bán hàng hùng mạnh, nhưng để tìm được một nhân viên có năng lực “bẩm sinh” không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy, giám đốc kinh doanh cần có những kế hoạch cụ thể để rèn luyện, củng cố, nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên bán hàng đang có trong tay.
V. Kết luận
Trong bài viết trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn giám đốc kinh doanh là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành một giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp? Và cả những trách nhiệm, vai trò, công việc hàng ngày của họ. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về vị trí giám đốc kinh doanh mà bạn đang theo đuổi. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!
Xem thêm:
[Tiết lộ] Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc nhân viên kinh doanh hàng
Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh sáng tạo - Chìa khóa thành công kinh doanh