Marketing funnel là gì? Kiến thức cơ bản Marketing funnel cần phải biết. Thực hiện marketing funnel như thế nào? Chống dột marketing funnel bằng phương pháp nào thì có thể đem lại hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây để có được câu trả lời.
Marketing là một trong những ngành nghề hot hiện nay và luôn luôn được các bạn trẻ quan tâm. Một trong những mô hình mà các marketer hiện nay đang có hứng thú khá lớn đó chính là marketing funnel. Vậy thì marketing funnel là gì và có tác dụng, lợi ích như thế nào trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing? Theo dõi bài viết của 123job.vn ngay dưới đây để biết được các thông tin về marketing funnel nhé.
I. Marketing funnel là gì?
Marketing funnel hay còn gọi là phễu marketing, phễu tiếp thị và một sự kiện vô cùng hữu ích giúp bạn có thể hình dung ra được con đường tìm hiểu của khách hàng từ khi họ bắt đầu biết về thương hiệu cho đến giai đoạn cuối cùng. phễu marketing chính xác là mô hình được xây dựng dựa trên chiều dọc có hình dáng như một cái phễu, mô tả hành trình của khách hàng bắt đầu từ giai đoạn nhận thức về thương hiệu cho đến việc cân nhắc, so sánh về lợi ích, dẫn tới đồng ý bỏ tiền cho sản phẩm và dịch vụ vụ của doanh nghiệp thương hiệu đó
Marketing funnel là gì?
Thông qua mô hình phễu marketing này mà bạn có thể biết được rằng khách hàng của mình đang ở giai đoạn nào. Từ đó thì có thể đưa ra phương hướng nhằm chuyển đổi khách hàng để có thể đạt được đến vị trí cuối cùng cùng, đó là khiến cho khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của bạn. Marketing funnel có hình dạng phễu vì nó dựa trên xu hướng của khách hàng. Họ sẽ tăng dần với các yêu cầu do vậy thì tỷ lệ mà họ chốt đơn cho sản phẩm cũng sẽ giảm dần. Khi trải qua được các yếu tố ở phía trên dẫn tới giai đoạn cuối cùng thì bạn có thể nhận định đây là khách hàng vip của bạn. Họ sẽ rất Trung Thành và tin tưởng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
Xem thêm: Social Marketing là gì? Những công cụ Social Marketing hiệu quả nhất (Phần I)
II. Các giai đoạn của marketing funnel
1. Giai đoạn nhận thức:
Đây là giai đoạn cao nhất của Marketing funnel. Nhóm khách hàng sẽ được thu hút ở giai đoạn này. Họ được coi là nhóm khách hàng tiềm năng. Tại đây thì những Marketer phải xây dựng những phương pháp nhằm thu hút khách hàng như là: tổ chức sự kiện, tổ chức các quảng cáo, triển lãm thương mại, đăng bài lên các trang blog, trang mạng xã hội của công ty hoặc là blog cá nhân,... Khi khách hàng tiềm năng đã được xác lập thành một nhóm khi dần dần họ sẽ bước qua các giai đoạn tiếp theo. Họ sẽ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng đam mê mua hàng bởi các marketer.
2. Giai đoạn sở thích:
Đây là giai đoạn xảy ra khi khách hàng tiềm năng đã được xác định và họ có tìm hiểu về mức độ nhận diện thương hiệu của công ty. Họ sẽ quan tâm về các sản phẩm chủ yếu của công ty hoặc một số các thông tin nhằm nhận diện điện thương hiệu công ty đó. Nếu có thể phát triển thêm các mối quan hệ thì đây chính là một trong những cơ hội vô cùng tốt để giúp cho thương hiệu khẳng định, định vị được những kiến thức quan tâm đầu tiên ở trong lòng khách hàng.
Có khá nhiều các phương pháp, Marketing tools để có thể đưa được thông tin của công ty và thương hiệu đến với khách hàng thông qua một số các trang Digital marketing như là: email, quảng cáo trên mạng xã hội hoặc là tổ chức các sự kiện giới thiệu, phát tờ rơi,...
3. Giai đoạn cân nhắc:
Sau khi giai đoạn bạn sở thích đã qua thì những khách hàng tiềm năng sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo của phễu Marketing. Ở giai đoạn này thì họ đang trong quá trình chuyển đổi để có thể trở thành một khách hàng mua hàng thực sự. Khách hàng sẽ bắt đầu cân nhắc về những giá trị của sản phẩm xem có thực sự đủ tốt hay chưa. Trong giai đoạn này sự so sánh giữa các loại mặt hàng sản phẩm sẽ xuất hiện nhằm thúc đẩy nhanh tới giai đoạn ý định.
Những thương hiệu và những Marketer có thể đưa ra một số các phương pháp Marketing như là: phương pháp ưu đãi hoặc là giới thiệu nhấn mạnh những lợi thế vượt trội của sản phẩm,... nhằm khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của thương hiệu vượt trội so với các đối thủ khác.
4. Giai đoạn ý định:
Đây là giai đoạn mà khách hàng đã có những thiên hướng nhất định về sản phẩm của doanh nghiệp. Để chắc chắn rằng khách hàng sẽ mua hàng thì doanh nghiệp và các Marketer có thể thực hiện các cuộc khảo sát trên các trang mạng xã hội để có thể mua biết được tỷ lệ mua hàng của khách hàng.
Nếu như tỷ lệ này vẫn còn quá thấp thì phải kiểm tra vấn đề đã xảy ra ở các giai đoạn trước, cần phải có những tác động để thay đổi và thúc đẩy khách hàng.
Nếu như kết quả và tỷ lệ của cuộc khảo sát đã ở mức tốt khi việc công bố về tỷ lệ người tiêu dùng của sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, Digital marketing, các phương tiện xã hội sẽ có thể khích lệ thêm và khiến cho khách hàng Tin tưởng hơn vào sản phẩm của thương hiệu.
5. Giai đoạn đánh giá:
Giai đoạn tiếp theo trên phễu marketing, Marketing funnel chính là giai đoạn mà khách hàng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng rằng họ có mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của thương hiệu này hay không. Nếu ở những giai đoạn trước các Marketer và doanh nghiệp đã làm tốt, giữ được mức độ nhận diện thương hiệu tốt và các mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì giai đoạn này rất có thể sẽ không diễn ra. Bởi vì khách hàng đã đưa ra kết quả từ giai đoạn ý định rồi.
6. Giai đoạn mua hàng:
Đây là giai đoạn cuối cùng trong Marketing funnel. Khách hàng sẽ thực hiện hành động mua hàng. Bạn có thể lưu lại các thông tin khách hàng nhằm cập nhật những ưu đãi lần tới và khiến họ trở thành những khách hàng Trung Thành cho doanh nghiệp. Ngoài ra thì hỏi về những trải nghiệm và lấy feedback của khách hàng là một trong những điều rất có lợi nếu như bạn muốn kinh doanh lâu dài và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng của mình.
Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về marketing căn bản chi tiết và đầy đủ
III. Lý do cần phải tạo marketing funnel cho doanh nghiệp của mình?
Vậy thì tại sao chúng ta phải tạo dựng hệ thống Marketing funnel phù hợp cho doanh nghiệp của mình? Phải có lợi ích chúng ta mới cần làm đúng không nào? Nhờ có Marketing funnel, bạn sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc tiến hành các khảo sát nhóm đối tượng khách hàng của mình. Từ đó thì sẽ đưa ra được quyết định trong phương pháp Marketing đúng đắn và giải phải được những rắc rối bằng phương pháp tối ưu.
IV. Cách tạo marketing funnel và ứng dụng trong inbound marketing
1. Bước 1: Định nghĩa Marketing qualified lead trong marketing funnel
- Định nghĩa được đâu là nhóm tập hợp những khách hàng tiềm năng, dẫn đầu có khả năng chuyển đổi cao và đâu là nhóm khách hàng thông thường
- Đánh giá mức độ tương đồng giữa nhóm khách hàng này và hình dung về những khách hàng lý tưởng mà bạn đã xây dựng trước đó
- Đánh giá hành vi của khách hàng trên kênh mạng xã hội các kênh Digital marketing mà doanh nghiệp đã triển khai như là: fanpage hoặc là các trang thương mại điện tử,.. xem đánh giá của sản phẩm và những bản chạy thử trước đó.
2. Bước 2: Thực hiện đánh giá điểm của lead để xác định khả năng chuyển đổi của marketing qualified lead
- Phân nhóm khách hàng dẫn đầu: “Khách hàng dẫn đầu tiếp tục được chăm sóc bởi các Marketer” và “Nhóm khách hàng phù hợp để chuyển cho nhân viên sale tư vấn”
- Phân tích các hành vi, dữ liệu trong quá khứ của khách hàng
- Theo dõi khách hàng để nhận định được họ đã trải qua bao nhiêu hoạt động trước khi họ chính thức thức trở thành khách hàng của thương hiệu
- Xác định những quy luật chung của marketing qualified lead và phân tích những dấu hiệu cho thấy nhóm khách hàng này là một MQL
- Những hành động cho đối tượng trước khi họ chính thức trở thành khách hàng sau đó phân tích khả năng chuyển đổi của các hành động đó
- Tính chính xác tỷ lệ chuyển đổi trung bình
3. Bước 3: Tối ưu từng giai đoạn khác nhau trong marketing funnel
- Tính tỷ lệ của việc chuyển đổi và tìm cách để có thể tối ưu hóa tỷ lệ này
- Tính chi phí trung bình cho một công cuộc Marketing funnel trên một khách hàng
Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về Marketing Mix kèm Case Study cụ thể
V. Các mô hình của marketing funnel
1. Mô hình marketing funnel 1
Mô hình Marketing funnel, phễu Marketing đầu tiên được xây dựng vào năm 1898. Mô hình Marketing funnel này thì được xây dựng bởi giám đốc điều hành quảng cáo có tên là Elias St. Elmo Lewis.
Mô hình marketing funnel 1
Mô hình này thì gồm 4 giai đoạn được triển khai lần lượt như sau
- Awareness: Đây là giai đoạn mà khách hàng nhận biết
- Interest: là giai đoạn Khách hàng cảm thấy thích thú
- Desire: đây là giai đoạn Khách hàng khao khát muốn có được sản phẩm
- Action: đây là giai đoạn mà khách hàng sẽ hành động để có thể có được sản phẩm đó.
2. Mô hình marketing funnel 2
Đây là mô hình marketing được mở rộng hơn so với mô hình AIDA. Mô hình marketing funnel gồm các giai đoạn đã được chia ra một cách cụ thể hơn và dễ hiểu hơn cho các Marketer so với phương pháp AIDA ở phía trên
Mô hình marketing funnel 2
Các bước trong mô hình này thì sẽ sẽ được phân chia như sau:
- Awareness: đây vẫn là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn nhận biết của khách hàng về sản phẩm
- Interest: đây là giai đoạn Khách hàng cảm thấy thích thú đối với sản phẩm
- Consideration: khách hàng sẽ bắt đầu cân nhắc về sản phẩm, có sự so sánh nhất định
- Intent: là giai đoạn Khách hàng có ý định mua sản phẩm
- Evaluation: bây giờ là giai đoạn Khách hàng sẽ đưa ra đánh giá Có nên mua sản phẩm này hay không
- Purchase: Cuối cùng là giai đoạn Khách hàng sẽ sẽ đưa ra quyết định mua hàng
Mô hình này thì đã được được sử dụng để phân tích và sử dụng cho rất nhiều các doanh nghiệp và Đây là mô hình marketing funnel, phễu marketing căn bản được sử dụng rộng rãi hiện nay.
3. Mô hình marketing funnel 3
Thực ra thì các mô hình marketing funnel thường có những điểm chung không quá khác biệt và chỉ thêm một số các giai đoạn nhất định để có thể phân tích hành vi mua hàng của khách hàng. Mô hình marketing funnel này thì sẽ được triển khai như sau:
- Awareness: giai đoạn nhận biết
- Interest: giai đoạn có hứng thú đối với sản phẩm
- Consideration: giai đoạn cân nhắc mua sản phẩm, có ý định mua sản phẩm
- Evaluation: Đánh giá mua hàng
- Purchase: giai đoạn mua hàng
- Loyalty: đây là giai đoạn mà khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Họ đã đã nhớ và quen với mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và có niềm yêu thích đối với doanh nghiệp
- Advocacy: thể hiện sự ủng hộ sau khi khách hàng đã mua hàng
Vai trò của những phản hồi đóng góp của những khách hàng đi trước đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự tin tưởng của những khách hàng tiếp theo dành cho thương hiệu. Do vậy thì mô hình marketing funnel này có thể đưa ra thêm một số các yếu tố nhằm giúp cho thương hiệu có thể củng cố niềm tin và làm phễu marketing chi tiết hiệu quả hơn.
Xem thêm: Marketing Plan là gì? Những lưu ý khi xây dựng marketing plan - Phần I
4. Mô hình marketing funnel 4
Mô hình marketing funnel này sẽ được triển khai như sau
- Demand Generation: đây là bước Đào tạo về nhận thức cho khách
- Conversion: bước chuyển đổi
- Relationship management: tại bước này sẽ hướng tới việc quản lý các mối quan hệ
- Propagation: thu nhận, tiếp nhận sự hài lòng của khách hàng.
Mô hình marketing funnel 4
VI. Cách chống “dột” cho phễu Marketing
Dột khi triển khai phễu Marketing là điều khá bình thường Tuy nhiên dột quá mức xảy ra khi một giai đoạn trong Marketing Funnel lớn hơn hoặc có sự chênh lệch hơn rất nhiều với các giai đoạn kế tiếp. Việc có phễu trong tay sẽ giúp góp phần chẩn đoán, tránh đi phần nào mức độ bị dột quá mức
Cách chống “dột” cho phễu Marketing
Khi xây dựng Phễu Marketing, bạn nên có một số thang đo ở mỗi một giai đoạn khác nhau sau đó chẳng hạn như sau
- Nhận thức: thang đo dựa trên số người ghé thăm đến trang website được triển khai bởi digital marketing trước đó
- Quan tâm: đo bằng số người đăng ký qua email
- Cân nhắc dựa trên tỷ lệ hệ số CTR của chuỗi email đã được phân tích trước đó
- Chuyển đổi: dựa trên số người đã mua sản phẩm
Hãy so sánh từng nước thang này qua từng tháng. Mặc dù bạn sẽ không thể trực tiếp nhận ra vấn đề. Tuy nhiên thì những con số này sẽ giúp bạn có căn cứ nhất định để có thể bắt đầu.
Xem thêm:Sale Marketing là gì? Bí quyết trở thành Sale Marketing chuyên nghiệp
VII. So sánh Phễu Marketing của doanh nghiệp B2B và B2C
Bản chất thì bước mua sắm của khách hàng B2B và cả những khách hàng B2C thì đều sẽ trải qua một số các giai đoạn như nhau. Trên thực tế, sau khi đã đi sâu vào nghiên cứu, các marketer đã đúc kết và nhận ra rằng quá trình quyết định mua hàng người của người tiêu dùng B2B và B2C lại hoàn toàn khác nhau.
So sánh Phễu Marketing của doanh nghiệp B2B và B2C
Cụ thể như sau
- Những khách hàng B2C thường sẽ mua hàng dựa trên cảm tính. Do vậy thì mức độ trung thành của họ không cao. Giai đoạn thu hút khách hàng, những marketer dành cho B2C cần tập trung tiếp cận được nhiều đối tượng càng tốt. Ngoài ra thì sự sáng tạo cũng là yếu tố cần thiết để người tiêu dùng và các cá nhân có thể ghi nhớ được mức độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Khi triển khai marketing cho đối tượng này thì nên sử dụng các phương tiện digital marketing truyền thống chẳng hạn như là Digital marketing tivi hoặc radio,... thì thường sẽ được các doanh nghiệp lợi dụng sử dụng và có lợi ích cao hơn
- Còn đối và những khách hàng B2B, họ thường mua hàng dựa trên lợi ích của sản phẩm và tính năng dịch vụ nổi bật của sản phẩm đó. Do vậy thì phương pháp Digital marketing cho những đối tượng B2C sẽ không mang lại hiệu quả cao đối với các khách hàng B2C. Bạn nên tiếp cận đối tượng khách hàng này thông qua những giá trị và những lợi ích cốt lõi thực sự của sản phẩm của dịch vụ và kết hợp với các phương pháp Digital marketing như là content marketing hoặc PR nhằm thúc đẩy Và nuôi dưỡng khách hàng mua sắm sản phẩm.
Xem thêm:Top các trường đào tạo chuyên ngành Marketing online hàng đầu Việt Nam
VIII. Kết luận
Vậy là trên đây, Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về marketing funnel xoay quanh nhiều vấn đề như: phễu marketing, marketer, nhận diện thương hiệu, digital marketing. Rất mong rằng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã có được cái nhìn toàn diện về marketing funnel. Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn. Do vậy nếu như bạn thực sự có đam mê về lĩnh vực này có thể tham khảo thêm một số các bài viết đã được chúng tôi cung cấp trên 123job.vn nhé.