Đo lường hiệu quả Marketing là chìa khóa quan trọng góp phần làm nên thành công của một chiến dịch Marketing. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực gì thì việc đo lường hiệu quả Marketing đều đóng một vai trò quan trọng.

Theo thống kê từ A1Digihub, hiện nay có đến 93% doanh nghiệp tăng các ngân sách đầu tư vào hoạt động marketing mỗi năm, đặc biệt là trong các mảng như social media, content marketing và website của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ có 39% các công ty nói rằng các chiến lược marketing của họ thực sự mang lại hiệu quả. Và một trong những giải pháp hiệu quả giúp mang lại thành công cho chiến dịch Marketing là đo lường hiệu quả Marketing một cách liên tục. Vậy đo lường hiệu quả Marketing có thực sự mang lại hiệu quả không? Có những công cụ đo lường hiệu quả Marketing nào phổ biến hiện nay? Cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về công cụ đo lường hiệu quả Marketing nhé!

I. Marketing Metrics là gì?

Marketing Metrics là những giá trị có thể đo lường được các nhóm tiếp thị, được sử dụng để chứng minh tính hiệu quả của các chiến dịch Marketing trên tất cả các kênh tiếp thị. Cho dù bạn đang tìm cách theo dõi hiệu suất tiếp thị kỹ thuật số, tiến độ SEO hay tăng trưởng trên các trang mạng xã hội của mình thì việc thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hàng tháng.

Marketing Metrics là gì?Marketing Metrics là gì?

II. Ví dụ về các Marketing metrics

1. Một số chỉ số tiếp thị chung (Marketing Metrics)

  • Nhận thức của khách hàng về thương hiệu, các sản phẩm/dịch vụ của công ty;
  • Chi phí thu hút khách hàng;
  • Giá trị lâu dài của khách hàng (CLV);
  • Lợi tức đầu tư (ROI);
  • Doanh số bán hàng;
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CRO);
  • Tổng số khách hàng tiềm năng đã tạo (Leads Generated);
  • Chia sẻ của khách hàng;
  • Thị phần (Market Share);
  • Tỷ lệ khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng;
  • Điểm khuyến mại ròng...

2. Số liệu về trang web và blog

  • Chỉ số khách hàng truy cập quay lại vào trang Web hay Blog;
  • Lượt truy cập đầu tiên;
  • Chỉ số nhận biết thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội hay các công cụ tìm kiếm;
  • Lưu lượng truy cập giới thiệu đến trang Web thông qua những nguồn như công cụ tìm kiếm, email, các phương tiện truyền thông xã hội...
  • Lưu lượng không phải trả tiền;
  • Tổng số lượt truy cập vào Website và Blog;
  • Tỷ lệ truy cập vào trang Web, Blog trở lại;
  • Tỷ lệ nhấp (CTR);
  • Tỷ lệ phản hồi;
  • Tỷ lệ chuyển đổi kênh;
  • Thời gian trung bình ở trên trang của khách hàng;
  • Nội dung được khách hàng tải xuống về máy;
  • Tỷ lệ “ngủ quên”;
  • Tỷ lệ khách hàng tiềm năng mới được tạo;
  • Liên kết trang web bên ngoài;
  • Phiên theo loại thiết bị;
  • Tỷ lệ chuyển đổi đăng ký nhận bản tin...

3. Số liệu SEO

  • Cơ hội từ khóa;
  • Tỷ lệ nhấp chuột qua từ khóa;
  • Lưu lượng truy cập SEO;
  • Thời gian trung bình xuất bản nội dung mới;
  • Bài đăng được xem nhiều nhất;
  • Xếp hạng từ khóa SEO;
  • Tốc độ tải trang;
  • Tổng số Backlink, số backlink chất lượng...

4. Chỉ số Social media marketing

  • Tỷ lệ tương tác trên các trang mạng xã hội;
  • Tổng số lượt thích, thả biểu tượng cảm xúc, bình luận, chia sẻ… trên các trang mạng xã hội;
  • Chỉ số người theo dõi;
  • Tỷ lệ người theo dõi mới;
  • Tình cảm khách hàng dành cho thương hiệu/phản hồi;
  • Nhân khẩu học Trang;
  • Chuyển đổi trên mạng xã hội...

5. Số liệu Email marketing

  • Chỉ số người đăng ký nhận bản tin Email;
  • Số liệu lưu lượng truy cập trang web qua email;
  • Mức độ tương tác qua email;
  • Tỷ lệ hủy đăng ký Email;
  • Chuyển tiếp Email;
  • Tỷ lệ mở mail;
  • Thống kê tiếp thị qua Email Marketing.

6. Chỉ số PPC

  • Cost Per Click (CPC): Là chi phí để có được một nhấp chuột vào quảng cáo.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR): Đo lường số lượng người nhấp vào quảng cáo khi quảng cáo xuất hiện.
  • Điểm chất lượng: Chất lượng của quảng cáo dựa trên từ khóa, mục đích tìm kiếm của khách hàng.
  • Lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS): Là số tiền tạo ra được đo lường so với số tiền đã chi tiêu.
  • Theo dõi cuộc gọi: Tổng số cuộc gọi nhận được sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo.
  • Tỷ lệ hiển thị, tổng giá trị chuyển đổi...

III. Tìm hiểu về các chỉ số hiệu suất chính (KPI)

Khi nhắc tới công cụ đo lường hiệu quả Marketing không thể không kể tới KPI - Chỉ số đo lường hiệu suất chính. Dưới đây là một số chia sẻ về công cụ đo lường hiệu quả Marketing - KPI mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Tìm hiểu về các chỉ số hiệu suất chính (KPI Marketing)

Tìm hiểu về các chỉ số hiệu suất chính (KPI Marketing)

1. KPI Marketing là gì?

KPI (Chỉ số hiệu suất chính) là thước đo có thể định lượng được, chúng được sử dụng để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch tiếp thị. KPI Marketing là những nguồn lực có giá trị để từ đó doanh nghiệp đưa ra được quyết định và chứng minh lợi nhuận trên chi tiêu tiếp thị của mình. Việc đo lường hiệu quả Marketing - KPI tiếp thị là điều cơ bản và quan trọng để điều chỉnh lại các hành động tiếp thị trong hiện tại và cả trong tương lai.

2. Cách chọn KPI của bạn

Để lựa chọn được KPI Marketing hiệu quả, trước tiên cần phải trả lời một số câu hỏi:

  • Chỉ số đo lường hiệu quả Marketing quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể theo dõi ngay bây giờ là gì?
  • Ở mỗi giai đoạn của kênh, những chỉ số đo lường hiệu quả Marketing nào phù hợp và hiệu quả?
  • Trong tương lai, khi doanh nghiệp có sự thay đổi về quy mô, doanh thu… chỉ số KPI Marketing sẽ thay đổi như thế nào?

Tất cả thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được KPI tiếp thị phù hợp với mục tiêu và môi trường của công ty.

3. Ví dụ về KPI cho nhà tiếp thị mới hay công ty mới

  • Số lượt xem trang
  • Người theo dõi mạng xã hội
  • Người đăng ký danh sách email
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu, về các sản phẩm/dịch vụ của công ty.

4. Ví dụ về KPI dành cho những nhà tiếp thị nâng cao

  • Khách hàng tiềm năng được tạo
  • Chuyển đổi (Conversion)
  • Doanh thu (Revenue).

Đây chỉ là KPI Marketing mang tính chất tham khảo bởi thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm mạnh cũng như chiến lược Marketing khác nhau. Chính vì vậy công cụ đo lường hiệu quả Marketing của mỗi doanh nghiệp cũng có sự khác nhau.

IV. KPI SEO: Chỉ số đo lường thành công của chiến dịch SEO

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một chiến dịch SEO là công cụ đo lường hiệu quả Marketing - KPI SEO. Dưới đây là một số chia sẻ về KPI SEO - Chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. KPI SEO là gì?

KPI SEO là những số liệu mà các chuyên gia marketing sử dụng dùng để đo lường hiệu quả của chiến dịch SEO trên website. Nhờ vào chỉ số KPI SEO, nhân viên Marketing có thể thật sự hiểu được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch SEO. Từ đó có thể dễ dàng theo dõi những sự thay đổi hoặc điều chỉnh lại chiến dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục những lỗi.

2. Cách xác định mục tiêu và KPI SEO

Để đo lường hiệu quả Marketing nói chung và chiến dịch SEO nói riêng thì điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất bạn cần xác định là mục tiêu cụ thể của chiến dịch SEO hướng tới là gì. Sau đó mới bắt đầu xây dựng KPI SEO dựa trên mục tiêu ban đầu đưa ra. Những KPI SEO quan trọng trong chiến dịch SEO có thể kể đến như:

  • Thứ hạng từ khóa;
  • Lưu lượng truy cập;
  • Chi phí đầu tư cho một khách hàng tiềm năng là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ chuyển đổi.

3. KPI SEO cho Agency

Đối với một Agency, KPI SEO có một vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng giúp đảm bảo rằng những công việc bạn triển khai sẽ mang lại hiệu quả đối với đối tác. Tuy nhiên hiện nay SEO vô cùng phức tạp, chính vì vậy để có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp đối tác thì đòi hỏi Agency phải tìm hiểu từng điểm mạnh của doanh nghiệp, mục tiêu, đối tượng khách hàng hướng tới… để xác định được KPI SEO phù hợp. Bởi lẽ cùng một chỉ số đo lường hiệu quả marketing có thể hiệu quả đối với doanh nghiệp này nhưng lại không hiệu quả với doanh nghiệp khác.

4. Các KPI SEO cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, KPI SEO có vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả marketing. Một số KPI SEO cho doanh nghiệp để đo lường hiệu quả Marketing có thể kể đến như: Tăng lượng khách hàng tiềm năng, tăng doanh số, tăng khách hàng…

5. Phân loại KPI SEO

KPI SEO: Chỉ số đo lường thành công của chiến dịch SEO

KPI SEO: Chỉ số đo lường thành công của chiến dịch SEO

Phễu marketing là công cụ hiệu quả giúp việc phân loại các mục tiêu và chỉ số KPI cho chiến dịch SEO dễ dàng hơn:

  • Awareness: Nhận biết thương hiệu;
  • Engagement: Mục tiêu tăng tương tác cho sản phẩm các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Conversion: Mục tiêu tăng trưởng doanh số và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • VQVC: Bao gồm Volume, Quality, Value và Cost.

Một cách khác cũng giúp bạn phân loại KPI SEO hiệu quả là dựa vào các chỉ số “Value, Quality, Value và Cost”:

  • Volume: Số lượng khách hàng truy cập, lượt truy cập, lượt xem trang…
  • Chất lượng: Tỷ lệ thoát trang, thời lượng truy cập, thời gian trung bình ở trên trang...
  • Value: Giá trị tài chính trên một lượt ghé thăm/khách hàng tiềm năng được tạo ra/tỷ lệ chuyển đổi?
  • Chi phí: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút được một khách hàng tiềm năng là bao nhiêu?

V. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Marketing Metrics là gì, các công cụ đo lường hiệu quả Marketing hiệu quả hiện nay mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua chia sẻ ở bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các công cụ đo lường hiệu quả Marketing để áp dụng vào chiến dịch Marketing!