Marketing là bộ phận không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào. Đây là trợ thủ đắc lực để bạn giữ vững thương hiệu trên thị trường. Đánh giá KPI marketing là cách đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Muốn thành công trong hoạt động kinh doanh, bạn cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ, tìm hiểu những mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể thấy, ngày nay bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía đối thủ, sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Điểm xuất phát đầu tiên của tư duy đối với chiến lược marketing là những mong muốn, nhu cầu của con người. Con người có nhu cầu về ăn, uống, không khí, đi lại, nơi ở, … ngoài ra, còn có những nhu cầu về giáo dục, sáng tạo hay các dịch vụ khác.
Marketing trở thành thứ vũ khí, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho doanh nghiệp giữ được vị thế trên thị trường kinh doanh. Và để cho bộ phận marketing trong doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì việc xây dựng hệ thống KPI là rất cần thiết. Vậy chỉ số KPI trong marketing là gì? Mẫu KPI cho nhân viên marketing là gì? và KPI cho phòng marketing là gì? Cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Vai trò của bộ phận Marketing
1. Marketing là gì?
Theo hiệp hội marketing của Mỹ “Marketing là tổng thể hệ thống hoạt động của tổ chức thiết kế ra nhằm mục đích hoạch định, xúc tiến, đặt giá và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng được nhu cầu thị trường và đạt được những mục tiêu mà tổ chức đặt ra”.
Hiểu theo nghĩa rộng, marketing có nghĩa là hoạt động trong quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đây là các hoạt động tự việc lên ý tưởng về hàng hóa, dịch vụ đến việc triển khai tiêu thụ hàng hóa.
Cùng với quảng cáo, định giá, phân phối và xúc tiến là những chức năng tiêu thụ cơ bản. Nhiệm vụ của bộ phận marketing nói chung và nhân viên marketing nói riêng chính là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ, giữa nhu cầu thị trường và những thuộc tính sản phẩm,… Có thể thấy, marketing là hoạt động quan trọng không thể thiếu nếu như doanh nghiệp muốn phát triển.
Việc xây dựng KPI phòng marketing là việc cần thiết
2. Vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp
Marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, bộ phận marketing thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và dự báo thị trường. Thu thập thông tin về thị trường nhằm mục đích xác định nhu cầu, thị hiếu thị trường. Họ nghiên cứu và xác định thị trường cho những sản phẩm, dịch vụ hiện tại, dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm trong tương lai.
Thứ hai, tổ chức triển khai các chương trình liên quan đến phát triển sản phẩm mới.
8 bước phát triển sản phẩm marketing
Sau khi có được mô hình phát triển sản phẩm phù hợp, bộ phận marketing sẽ tiến hành phác thảo và phát triển các chiến lược marketing thích hợp cho mô hình kinh doanh sản phẩm.
- Xác định nhóm thị trường mục tiêu: Trả lời câu hỏi Khách hàng của bạn là ai? Những đặc điểm nhân khẩu học của họ như thế nào?
- Xây dựng chiến lược marketing Mix: Hệ thống phân phối, giá cả, Promotion, …
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho phát triển sản phẩm.
- Phân tích thị trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ, vạch ra hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Bộ phận marketing có nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện kế hoạch marketing thích hợp.
Thứ ba, bộ phận marketing tiến hành phân khúc thị trường và xác định mục tiêu chiến lược, định vị thương hiệu. Việc làm này giúp cho những người làm marketing thấy được cơ hội kinh doanh trên thị trường. Từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Phân khúc thị trường là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh.
Thứ tư, bộ phận marketing làm nhiệm vụ phát triển sản phẩm mới. Sản phẩm mới phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, bắt kịp xu hướng phát triển, thích hợp với sự cạnh tranh. Tuy nhiên, việc phát triển và đưa ra sản phẩm mới cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro. Phòng marketing với chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ phải đảm bảo sao cho sản phẩm mới đưa ra nhận được sự đón nhận và giảm tối đa chi phí, giảm thất bại.
Thứ năm, bộ phận marketing xây dựng, thực hiện kế hoạch trong chiến lược marketing. Kế hoạch tiếp thị sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, trực tiếp tác động đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Chiến lược marketing có vai trò đặc biệt quan trọng, thúc đẩy tạo ra doanh thu, giảm thiểu chi phí kinh doanh.
Thứ sáu, bộ phận marketing thiết lập các mối quan hệ với giới truyền thông. Xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí, các bộ phận truyền thông là cách để các chuyên viên marketing đảm bảo xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Giới truyền thông là trợ thủ đắc lực giúp bạn phát triển thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ tốt với bộ phận này giúp xử lý khủng hoảng truyền thông tốt.
Cách tính KPI marketing
II. Chỉ số KPI quan trọng của của bộ phận Marketing
Chỉ số KPI trong marketing là yếu tố đặc biệt quan trọng, được xác định theo các chỉ số như: Chỉ số KPI marketing cho hoạt động quảng cáo, chỉ số KPI marketing cho hoạt động khuyến mãi, chỉ số KPI marketing cho quan hệ công chúng, chỉ số KPI marketing cho hoạt động internet marketing. Tham khảo mẫu KPI cho nhân viên marketing, mẫu KPI phòng marketing dưới đây:
1. Chỉ số KPI Marketing là gì?
KPI Marketing có thể hiểu đơn giản là một phương pháp cụ thể, có liên quan trực tiếp đến số học mà các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng để đo lường về quá trình, tiến độ làm việc của bộ phận Marketing so với kế hoạch, mục tiêu đã đề ra như thế nào? Và việc đánh giá KPI Marketing này sẽ được thực hiện thông qua một số kênh về Marketing được áp dụng bởi chính doanh nghiệp đó như là email, PPC, SEO, display advertising, social media marketing,...
Hiện nay, khi nhắc đến KPI Marketing, khá nhiều người có thói quen sử dụng luôn những phương pháp về KPI Marketing chung chung, tuy nhiên việc áp dụng công cụ này có đạt được hiệu quả hay không lại tùy thuộc vào từng chiến lược khác nhau. Bởi thực tế không doanh nghiệp nào muốn dùng tiền để phục vụ cho những chiến lược không có khả thi và không có khả năng mang lại hiệu quả cả. Do đó, việc lựa chọn được chiến lược KPI Marketing phù hợp chắc chắn sẽ giúp mang lại những thành quả xứng đáng, đáp ứng được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Vậy những chỉ tiêu KPI Marketing nào quan trọng nhất trong các doanh nghiệp hiện nay?
2. Chỉ số KPI quảng cáo
Chỉ số KPI marketing cho hoạt động quảng cáo được tính như sau:
1.1. Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu
Chi phí được tính cho từng kênh khác nhau nhằm xác định chính xác hiệu quả của từng kênh.
Tính trung bình chi phí cho tất cả các kênh, so sánh với đối thủ cạnh tranh nhằm so sánh hiệu quả hoạt động.
1.2. Mức độ biết đến sản phẩm - đo lường trước và sau khi quảng cáo
Công thức: Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm/tổng số người thu thập
Tỷ lệ này được đo lường trước và sau quảng cáo.
1.3. KPI marketing được tính theo tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ không cần trợ giúp) những chi tiết trong thông điệp quảng cáo.
1.4. KPI marketing tính theo đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn tượng, khả năng tạo niềm tin)
1.5. KPI marketing tính theo mức độ ưu thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình quảng cáo.
1.6. KPI marketing tính theo số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình quảng cáo.
1.7. Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo - đo lường trước và sau quảng cáo.
Đo lường toàn bộ công ty và các kênh bán hàng khác nhau
Dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo khi đến mua hàng giảm giá để đo hiệu quả từng kênh
Hỏi khách hàng, họ biết về sản phẩm kinh doanh của họ qua nguồn thông tin nào.
>> Tải file các tính chỉ số KPI marketing cho hoạt động quảng cáo TẠI ĐÂY
Mẫu KPI cho nhân viên marketing
3. Chỉ số KPI hoạt động khuyến mãi
Chỉ số KPI marketing thông qua hoạt động khuyến mãi được tính như sau:
2.1. KPI marketing theo tỷ lệ doanh trong thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn hoặc hoạt động truyền thông chưa được tốt.
2.2. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian khuyến mãi thường là doanh thu sẽ giảm xuống do khách hàng chưa dùng hết sản phẩm. Do vậy, nếu như tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với thời gian trước khuyến mãi thì cũng không làm bạn lo lắng.
2.3. Công thức tỷ lệ: Doanh thu sau khuyến mãi (thời gian dài)/trước khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khuyến mãi thì chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi chưa tốt.
2.4. Tỷ số chi phí khuyến mãi được tính theo công thức: (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến mãi, quản lý khuyến mãi)/ doanh thu
>> Tải file mẫu KPI marketingTẠI ĐÂY
4. Chỉ số KPI quan hệ công chúng
Chỉ số KPI marketing thông qua hoạt động quan hệ công chúng được tính như sau:
4.1. Hiệu quả bài PR và thông cáo báo chí
Chỉ số phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội dung thông điệp có hiệu quả hay không
Mỗi bài PR, bạn liệt kê những ý quan trọng mà bạn muốn truyền thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng số là 10 điểm.
Đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, cộng các điểm lại
Đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang điểm 10
Công thức điểm trung bình của bài báo = (điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2
Đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10
Nhân trọng số với điểm hiệu quả, cộng tất cả các điểm lại / 100.
4.2. Thăm dò dư luận
Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khác mới và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo.
Việc tìm hiểu nên chia thành 2-3 kỳ, lý do là chương trình PR có tác động lâu dài, số liệu thu thập chỉ mang tính chất tạm thời.
4.3. Đánh giá KPI marketing qua mức độ biết đến doanh nghiệp thông quan những chương trình quan hệ công chúng đã làm.
Đo lường kết quả trước và sau thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường.
4.4. Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm
Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc dễ có kết quả đo lường.
4.5. Nhận thức của khách hàng và công chúng về hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp
Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc dễ có kết quả đo lường.
4.6. KPI marketing qua việc phản hồi ý kiến của đối tượng
Các đối tượng có thể viết bài nói về cảm nghĩ gửi đến báo chí.
Lượng người gọi điện thoại đến công ty nhằm biết thêm thông tin.
Lượng khách hàng phàn nàn về thông tin công ty.
>> Tải file đánh giá chỉ số KPI marketing thông qua bài PR và thông cáo báo chí : TẠI ĐÂY
Cách tính KPI marketing
5. Chỉ số KPI internet marketing
Chỉ số KPI marketing thông qua internet marketing như sau:
5.1. Tỷ lệ người mới truy cập
Công thức: Tỷ lệ người mới truy cập/tổng số người truy cập
Bằng cách đánh giá riêng tỷ lệ hoán chuyển người truy cập mới, bạn có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
5.2. Tỷ lệ người quay lại của người truy cập cũ
Bằng cách theo dõi tỷ lệ này, bạn có thể biết Website của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung website.
5.3. KPI marketing qua số trang xem/ truy cập
Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem.
Việc tăng tỷ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang.
Tuy nhiên một tỷ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
5.4. KPI marketing qua số hàng/ đặt hàng
Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing bán hàng phù hợp hơn.
5.5. Giá trị đặt hàng trung bình
Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
5.6. Tỷ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập
Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập trên trang site của bạn và ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ website và không quay trở lại.
Tỷ lệ bỏ web cao có thể do nhiều yếu đó trong đó có các yếu tố thời gian tải web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, …
Bạn nên theo dõi liên tục tỷ lệ bỏ web này trong các trang web quan trọng bao gồm trang chủ và những trang SEO có PPC.
5.7. Thời gian tải trang web
Thời gian tải trang web chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bỏ web ngay khi truy nhập cao.
Bạn nên kiểm tra thời gian tải Web với nhiều tốc độ kết nối hoặc các công cụ kiểm tra trực tuyến.
5.8. Nguồn truy nhập vào website của bạn
Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL website của bạn), truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), truy nhập từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến website của bạn).
Tùy theo mỗi site mà tỷ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên số lượng người truy cập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.
5.9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm
Con số này cho biết một người khác hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là công cụ tốt cho phép bạn xác định nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.
5.10. Tỷ lệ bỏ thanh toán/giỏ hàng
Bạn nên đo lường tỷ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/giỏ hàng trong từng bước thanh toán.
Chẳng hạn, bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hóa đơn, vận chuyển?
Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỷ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.
5.11. Số lượt bỏ web ngay khi truy nhập/ số lượng truy nhập trang chủ
5.12. Số lượt bỏ trang một sản phẩm ngay khi truy nhập/ số lượng truy nhập trang sản phẩm đó
5.13. Số lượt bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người mới)/ số lượng người mới
5.14. Số lượt bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người cũ)/ số lượng người cũ
>> Tải file tài liệu đánh giá KPI marketing: TẠI ĐÂY.
III. Kết luận
Trên đây là những nội dung quan trọng về KPI marketing và những tiêu chí quan trọng để xây dựng mẫu KPI marketing, mẫu KPI cho nhân viên marketing, mẫu KPI phòng marketing. Hy vọng bộ tiêu chí trên đây sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp áp dụng và xây dựng được chỉ số KPI trong marketing hiệu quả.