Mệnh Thổ là gì? Mệnh Thổ sinh năm nào? Và trong mệnh Thổ có các loại mệnh nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ được những kiến thức thú vị liên quan đến mệnh Thổ mà bạn nên biết nhé.

I. Tổng quan về mệnh Thổ 

1. Khái niệm về mệnh Thổ?

Mệnh Thổ là một trong những cung mệnh trong Ngũ Hành với màu sắc tượng trưng là màu nâu vàng, là tượng trưng cho đất, khi mọi thứ khác bị cháy chúng tạo thành tro bụi làm cho đất trở nên tươi tốt và màu mỡ hơn. Mệnh Thổ tượng trưng cho sự công bằng và trí thông minh, lúc xấu Thổ tạo nên sự tăm tối và trắc trở không thể đoán trước được chuyện gì.

Mệnh Thổ là gì?

2. Người mệnh Thổ sinh năm nào?

  • Mậu Dần : 1938 – 1998
  • Tân Sửu: 1961 – 2021
  • Canh Ngọ: 1990 – 1930
  • Kỷ Mão: 1939 – 1999
  • Mậu Thân: 1968 – 2028
  • Tân Mùi: 1991 – 1931
  • Bính Tuất:  1946 – 2006
  • Kỷ Dậu:1969, 2029
  • Đinh Hợi :1947 – 2007
  • Bính Thìn : 1976 – 2036
  • Canh Tý: 1960 – 2020

3. Các loại mệnh Thổ

Trong thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mệnh Thổ gồm 6 ngũ hành nạp âm:

  • Lộ Bàng Thổ (Đất ven đường)

Năm sinh của người mệnh Lộ Bàng Thổ bao gồm Canh Thìn (1870, 1930, 1990, 2050), Tân Mùi (1871, 1931, 1991, 2051)

  • Bích Thượng Thổ (Đất trên tường)

Năm sinh của người mệnh Bích Thượng Thổ bao gồm Canh Tý (1900, 1960, 2020, 2080), Tân Sửu (1901, 1961, 2021, 2081)

  • Thành Đầu Thổ (Đất đầu thành)

Năm sinh của người mệnh Thành Đầu Thổ bao gồm Mậu Dần (1938, 1998, 2058), Kỷ Mão (1939, 1999, 2059)

  • Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Năm sinh của người mệnh Sa Trung Thổ bao gồm Bính Thìn (1916, 1976, 2036, 2096), Đinh Tỵ (1917, 1977, 2937, 2097)

  • Ốc Thượng Thổ (Đất mái nhà)

Năm sinh của người mệnh Ốc Thượng Thổ bao gồm Bính Tuất (1946, 2006, 2066), Đinh Hợi (1947, 2007, 2067).

  • Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà)

Năm sinh của người mệnh Đại Trạch Thổ sinh năm (1908, 1968, 2028, 2088), Kỷ Dậu (1909, 1969, 2029, 2089)

06 nạp âm thuộc hành Thổ 

Trong các nạp âm của ngũ hành mệnh Thổ thì nạp âm Thành Đầu Thổ là mệnh Thổ mạnh nhất, theo phong thủy dựa trên mối quan hệ giữa ngũ hành âm dương và đặc điểm của từng nạp âm của hành Thổ. Tính Thổ được tăng mạnh bội phần do sự nhiệt luyện của đất nung làm cho nó vững chắc, cùng với chân trụ vững chắc. Thành Đầu Thổ có khả năng đương đầu với bao thân gỗ cứng chắc (Mộc) và đối phó với mũi giáo cung tên (Kim: kim loại, kim khí). Thành Đầu Thổ dựa vào đó mà phát huy được các sức mạnh của mình để trở thành tấm chắn vững chãi bảo vệ quốc gia.

4. Ý nghĩa cụ thể của các nạp âm ngũ hành Thổ 

  • Nạp âm Lộ Bàng Thổ (Đất ven đường)

"Canh Ngọ Tân Mùi, Mộc trong Mùi sinh Hỏa của Ngọ" - được viết bởi Đào Tông Ngại. Hỏa vượng tạo hình cho Thổ, Thổ mới sinh chưa đủ sức để nuôi dưỡng vạn vật nên gọi là Lộ Bàng Thổ". Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không bị khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, ngược lại còn đường công danh mang lại lợi lộc và cơ hội thăng tiến.

Hỏa vượng, Thổ thành hình, đất cứng bởi vậy tâm chất quật cường mà quá nóng nảy, tâm tình chính trực nhưng lại không chín chắn để phân biệt cho rõ ràng thiện ác thuận lợi hay không thuận lợi. Lộ Bàng Thổ đất rộng, trải dài miên viễn cần có Thủy cho đất hết khô để cây cỏ mọc.

Lộ Bàng Thổ trong ngũ hành Thổ vào nghiên cứu, học vấn sẽ như chất Thủy tưới cho Thổ trở nên hữu dụng.

Lộ Bàng Thổ thiếu khả năng làm con người hành động để xoay chuyển thời thế nên đứng vị thế một lý thuyết gia hay hơn. Canh Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ làm mất nguyên khí sức đề kháng hung vận không bằng Tân Mùi, vì Mùi ở vào chính vị Thổ nên nhẫn nại kiên trì hơn.

  • Nạp âm Bích Thượng Thổ (Đất trên tường)

Theo Đào Tông Ngại, "Canh Tý, Tân Sửu thuộc Bích Thượng Thổ, Sửu là chính vị gia Thổ mà Tý lại là đất vượng Thuỷ, Thổ gặp nhiều Thuỷ trở thành đất sét nên gọi là Đất trên tường."

Bích Thượng Thổ không thể ổn định nếu không dựa vào tường, vách và núi. Thành công của những người mang mệnh Bích Phương Thổ chủ yếu phụ thuộc vào việc tô vẽ hoặc che giấu bên ngoài tường có thể so sánh giống như một cô gái phải hóa trang khi bước ra khỏi cửa nhà vậy. Người mệnh Thổ nạp âm này phải dựa vào người mà thành sự. Họ làm quản lý hay kẻ thừa hành đều tốt, đứng ngôi chủ dễ thất bại.

  • Nạp âm Thành Đầu Thổ (Đất đầu thành)

Về ngũ hành Thổ, Đào Tông Ngại viết nạp âm của Thành Đầu Thổ như sau: "Mậu Dần, Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ, thiên can Mậu Kỷ thuộc Thổ, Dần là Cấn sơn, Thổ tích lũy thành núi, Cấn là Sơn mang ý nghĩa dừng lại, núi ngoài thành có ý nghĩa ngăn chặn nên". Đất này có thể nuôi dưỡng vạn vật phát hủy huỷ căn gốc,vững chắc sừng sừng chung thủy sắc son. Thành Đầu Thổ, còn có thể được gọi là “ ngọc bích trên trời” hay “ kinh thành của hoàng đế” mang thế rồng hạ nên đất này lúc được coi là bức tường chắc chắn lúc lúc lại là vụn đá chân tường nhưng mỗi loại đều có sự đặc biệt của riêng nó. Vị trí của Thành Đầu Thổ là vị trí cao nhất là nơi hoàng thượng cao quý đứng cũng là nơi sản sinh ra dã tâm, ý chí thống trị của con người nên tường thành được sử dụng để ngăn chặn quân địch.

  • Nạp âm Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Theo Đào Tông Ngại, Bính Thìn, Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ, kho Thổ của Thìn làm Tỵ tuyệt tự, trong thiên can Bính Đinh lại là Hỏa, khiến Thìn nhỏ dần, Tỵ lâm Quan tức tuyệt khố, vượng Hỏa lại phục sinh nên được gọi là Đất trong cát. Sa Trung Thổ kế thừa dương khí, khi dương khí qua đi thì khí chất ngưng tụ chờ đợi tương lai. Sa Trung Thổ phiêu bạt mịt mùng mà trở thành thảm cát bao la, đất này trong sạch là nơi Long Sà ẩn nấp, nơi lăng cốc thiên biến vạn hóa, hình thế kỳ dị. Cát thiếu nước nên không có sức ngưng tụ chỉ cần một trận gió là tiêu điều tản mát. Người mang mệnh Thổ nạp âm Sa Trung Thổ rất thông minh và biết cách tận dụng mọi thời thế. Khả năng hai mặt thiện ác: khi trở thành rồng lúc trở thành rắn, người mang mệnh này vừa là anh hùng vừa là gian hùng.

  • Nạp âm Ốc Thượng Thổ (Đất mái nhà)

Đào Tông Ngại viết: “Mậu Thân, Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ, thân là Càn, Càn là địa, Dậu là Đoài tức trạch, khe, Mậu Kỷ thuộc Thổ lại thêm trạch Càn tượng trưng cho đất thì chỉ có nền đất mỏng manh trên nền nhà mà thôi.” 

Ốc Thượng Thổ khí của nó trong ngũ hành Thổ thành đồ vật, là một đồ vật toàn mĩ lại theo vòng tuần hoàn âm dương, vị thế nằm giữa âm dương đất trời. Ốc Thượng Thổ hình thành từ Thủy, Thủy Hỏa dung hòa lại tích lũy từ sương tuyết, trải qua mưa gió mà thành đất (ngói) vĩnh hằng. 

Thổ hòa trộn với Thủy trải qua Hỏa rèn luyện trở thành một thứ Thổ chắc chắn, có thể cản được mưa gió, tuyết, sương con người mới có thể nghỉ ngơi. Tuy vậy trải qua một cuộc bể dâu nhưng Ốc Thượng Thổ lại không chắc chắn, rơi là vỡ nát.

Để thoát thai hoán cốt một cách thành công những người mệnh nạp âm Ốc Thượng Thổ của mệnh Thổ mặc dù số tốt, phải trải qua thiên ma bách chiết. Thành công chỉ có thể tàn phá nhanh chóng giống như hòn đá chưa nung chín và bị mưa nhanh chóng phá vỡ. Những người mang nạp âm này rất ỷ lại và chờ đợi nhưng họ cũng rất giàu lòng nhân ái và thường xuyên hi sinh bản thân mình vì người khác.

  • Nạp âm Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà)

Đào Tông Ngại viết: “Mậu Thân, Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ, thân là Càn, Càn là địa, Dậu là Đoài tức trạch, khe, Mậu Kỷ thuộc Thổ lại thêm trạch Càn tượng trưng cho đất thì chỉ có nền đất mỏng manh trên nền nhà mà thôi.”

Khôn là đất, Trạch là chỗ hồ ao đầm vũng có nước. Sông đem nước đi khắp nơi. Đầm ao là chỗ cá sinh sống thoải mái, màu mỡ, tích súc. Đại Trạch Thổ khí đã hạ, vạn vận lui về nghỉ ngơi, rùa rút đầu vào vỏ, mỹ lệ mà vô tư lự.

Người nạp âm Đại Trạch Thổ của mệnh Thổ sống đường đường chính chính, dũng cảm kiên cường khắp năm châu không chỗ nào không có. Họ còn có phương vị Càn nên phúc đức đầy đủ, thay đổi trời đất, gánh trên mình trọng trách lớn lao.

II. Sơ lược về tính cách và vận mệnh của người mệnh Thổ

Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết được những người mang mệnh Thổ thường có tính cách như thế nào? Và vận mệnh của người mệnh Thổ sẽ như thế nào? Dưới đây sẽ là một số đặc điểm về tính cách và vận mệnh của những người mang mệnh Thổ.

Đặc điểm tính cách, vận mệnh của các nạp âm mệnh Mộc 

III. Mệnh Thổ hợp và khắc với mệnh nào?

Vậy mệnh nào được kết hợp với mệnh Thổ? Trong phong thủy, ngũ hành bao gồm năm yếu tố cơ bản: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Tương sinh và tương khắc là hai loại liên hệ chính. 

Mệnh Thổ tương sinh với mệnh Hỏa và mệnh Kim: 

  • Mệnh Thổ hợp mệnh Hỏa: Mệnh Hỏa sinh mệnh Thổ vì lửa cháy tạo ra tro bụi, thành phần của đất. Mệnh Thổ hỗ trợ mệnh Hỏa vì đất giữ nhiệt và cung cấp nguyên liệu cho lửa. 
  • Mệnh Thổ hợp  mệnh Kim: Mệnh Thổ sinh mệnh Kim vì trong lòng đất hình thành các kim loại. Mệnh Kim hỗ trợ mệnh Thổ vì kim loại củng cố và bảo vệ đất. 

Mệnh Thổ tương khắc với mệnh Thủy và mệnh Mộc:

  • Mệnh Thổ và mệnh Mộc: Mệnh Mộc khắc mệnh Thổ vì cây cối sinh sôi và hút chất dinh dưỡng từ đất, làm đất suy yếu. Mệnh Thổ cũng khắc mệnh Mộc vì đất có thể ngăn cản sự phát triển của cây cối. 
  • Mệnh Thổ và mệnh Thủy: Mệnh Thủy khắc mệnh Thổ vì nước có thể xói mòn và rửa trôi đất. Mệnh Thổ cũng khắc mệnh Thủy vì đất có thể hấp thụ và làm cạn kiệt nước.

Qua bài viết trên bạn đã có thể nắm được một số kiến thức về mệnh Thổ trong Ngũ Hành như mệnh Thổ là gì? Các loại mệnh Thổ và ý nghĩa của các nạp âm mệnh Thổ. Ngoài ra bạn cũng có thể biết thêm được về tính cách vận mệnh của những người mệnh Thổ và mệnh Thổ tương sinh với tương khắc với mệnh nào trong Ngũ Hành. 123job hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.