Các chức vụ trong công ty đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn. Cùng 123job tìm hiểu chi tiết về các chức vụ trong công ty và cách chúng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp như thế nào nhé.

1. Chức vụ trong công ty là gì?

Chức vụ trong công ty được hiểu là chức vị hoặc vị trí mà một cá nhân đảm nhận trong tổ chức hay doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể. Nó sẽ xác định vai trò và cấp bậc của mỗi người trong cơ cấu tổ chức, đồng thời liên quan đến các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho từng vị trí.

Mỗi công ty đều có cấu trúc chức vụ riêng, tùy thuộc vào tổ chức, quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình. Các chức vụ trong doanh nghiệp thường được phân loại thành nhiều loại khác nhau, như quản lý cấp cao, giám sát viên, chuyên viên, kỹ thuật viên, nhân viên bán hàng,...

Chức vụ trong công ty là gì?

2. Vì sao cần phải phân cấp các chức vụ trong công ty 

Vì sao cần phải phân cấp các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp? Phân cấp các chức danh trong công ty là quá trình xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng chức danh. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Phân công công việc hiệu quả: Phân cấp chức danh giúp xác định ai là người chịu trách nhiệm chính cho từng nhiệm vụ. Điều này đảm bảo công việc được phân công hợp lý, tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả thực hiện.
  • Quản lý nhân sự hiệu quả: Phân cấp chức danh giúp làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí. Nhờ đó, nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên và có những điều chỉnh phù hợp.
  • Thúc đẩy sự phát triển của công ty: Việc phân cấp chức danh tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và minh bạch, giúp nhân viên có động lực làm việc và cống hiến cho công ty, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung.

Tuy nhiên, việc phân cấp các chức danh cũng cần được thực hiện một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của công ty , lĩnh vực hoạt động của công ty và văn hóa công ty.

Vì sao cần phải phân cấp các chức vụ trong công ty 

3. Các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp mà bạn nên biết

3.1. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị 

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, nắm giữ quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức nhờ sở hữu lượng cổ phiếu lớn nhất trong công ty. Mặc dù họ thường không tham gia vào các hoạt động quản lý hàng ngày, nhưng có sức ảnh hưởng lớn trong việc định hướng và giám sát các hoạt động của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị lãnh đạo Hội đồng và giám sát Ban giám đốc, đảm bảo rằng các quyết định và hoạt động của Ban giám đốc phù hợp với chiến lược và mục tiêu đã đề ra. Chủ tịch có thể là người sáng lập công ty hoặc là người sở hữu nhiều vốn nhất.

3.2. Chức vụ thành viên Hội đồng quản trị 

Chức vụ tiếp theo đó là thành viên của Hội đồng quản trị. Họ là những người góp vốn đầu tư hoặc sở hữu cổ phần trong công ty. Họ được bổ nhiệm hoặc bầu vào Hội đồng quản trị và có ảnh hưởng nhất định đến các quyết định chiến lược của công ty. Vì vậy, mọi chiến lược kinh doanh mà CEO xây dựng đều phải được sự phê duyệt của các thành viên trong Hội đồng quản trị.

3.3. Chức vụ CEO – Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành

CEO là vị trí cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và đưa ra quyết định cho toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vị trí này thường được bổ nhiệm và giám sát bởi Ban giám đốc, đồng thời phải báo cáo trực tiếp cho Ban giám đốc. CEO có trách nhiệm định hướng và xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty để đạt được các mục tiêu chiến lược. Ngoài ra, CEO cũng là người đại diện cho công ty trước truyền thông và báo chí.

3.4. Chức vụ CFO – Chief Financial Officer - Giám đốc tài chính

CFO là một trong những vị trí không thể thiếu trong công ty. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tài sản của công ty. Ngoài ra, CFO còn có nhiệm vụ tư vấn cho ban giám đốc về các chiến lược sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả, đảm bảo rằng các hoạt động này đem lại lợi nhuận cho công ty. Hơn nữa, CFO cũng phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ cũng như quản lý các khoản đầu tư và rủi ro có thể ảnh hưởng đến nguồn tài chính của công ty.

3.5. Chức vụ CMO - Chief Marketing Officer - Giám đốc Marketing

Một trong những chức vụ được nhiều người chú ý trong công ty là CMO, người đứng đầu phòng Marketing, phụ trách các vấn đề về truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. CMO có nhiệm vụ hoạch định các chiến dịch Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, đồng thời đảm bảo rằng các chiến dịch này được tối ưu hóa về chi phí và nguồn lực. Nhờ vào điều này, CMO đóng góp vào việc tăng doanh thu và xây dựng uy tín của công ty trên thị trường. CMO sẽ báo cáo kết quản công việc cho CEO.

3.6. Chức vụ CLO - Chief Legal Officer - Giám đốc pháp lý

CLO – giám đốc pháp lý là một trong những chức vụ không thể thiếu trong công ty, chịu trách nhiệm tư vấn, cố vấn và quản lý các vấn đề pháp lý của công ty. Họ giám sát các rủi ro pháp lý và đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nói một cách đơn giản, CLO được xem như luật sư riêng của công ty, đại diện cho công ty trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp mà bạn nên biết

3.7. Chức vụ CCO - Chief Commercial Officer – Giám đốc thương mại 

CCO là một trong những vị trí rất quan trọng trong công ty, chịu trách nhiệm xây dựng và hoạch định toàn bộ chiến dịch thương mại. Họ phát triển các hoạt động thương mại và mô hình kinh doanh nhằm đạt hiệu quả tối ưu, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và giúp công ty tăng trưởng bền vững.

3.8. Chức vụ COO - Chief Operations Officer – Giám đốc vận hành

COO là một trong những chức vụ quen thuộc trong công ty, chịu trách nhiệm xây dựng bộ máy tổ chức nhằm tối ưu hóa các quy trình và công đoạn sản xuất để đạt được mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó, COO còn có nhiệm vụ đo lường kết quả và đề xuất các chính sách vận hành bền vững, nhằm ứng phó với các thách thức có thể xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh. Quyền hạn của COO chỉ đứng sau CEO.

3.9. Chức vụ Giám đốc/ Tổng giám đốc - Managing Director

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Managing Director) là người phụ trách điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Đây là một trong những vị trí trong công ty được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc/Tổng giám đốc thường giữ chức vụ trong 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại bởi Hội đồng quản trị sau khi hết nhiệm kỳ.

3.10. Chức vụ Giám đốc chi nhánh - Brand Manager

Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu và quản lý một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty. Các chi nhánh này thuộc về doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Họ trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo quy định mà công ty đã ban hành. Giám đốc chi nhánh thường sẽ chịu sự giám sát của Tổng giám đốc.

3.11. Chức vụ Quản lý (Manager)/ Trưởng phòng 

Đây là chức vụ quản lý một bộ phận hoặc phòng ban trong công ty. Quản lý/Trưởng phòng là người nhận chỉ thị từ giám đốc và truyền đạt chúng cho nhân viên nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu kinh doanh của công ty. Họ cũng sẽ báo cáo kết quả công việc cho giám đốc và ban lãnh đạo cấp cao.

3.12. Chức vụ trưởng nhóm (Team Leader)

Một trong những chức vụ không thể thiếu trong công ty là trưởng nhóm. Họ có nhiệm vụ chỉ dẫn, hướng dẫn và lãnh đạo một nhóm thực hiện các dự án, chiến lược của công ty theo yêu cầu của trưởng phòng. Bên cạnh đó, trưởng nhóm còn chịu trách nhiệm giám sát chất lượng công việc, đánh giá thành tích của nhân viên và báo cáo cho quản lý cấp cao hơn.

Các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp mà bạn nên biết

3.13. Chức vụ chuyên viên, nhân viên 

Chuyên viên và nhân viên là hai vị trí rất quan trọng trong mọi công ty. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có một số khác biệt về vai trò, trách nhiệm và cấp bậc. Cụ thể, chuyên viên là người có chuyên môn cao và kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể. Họ thường đảm nhận các nhiệm vụ và công việc yêu cầu chuyên môn và chất lượng cao hơn. Trong khi đó, nhân viên không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực cụ thể. Cả chuyên viên và nhân viên đều thực hiện công việc theo phân công của trưởng nhóm và trưởng phòng.

Trên đây, 123job.vn đã chia sẻ với bạn các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp và nhiệm vụ của mỗi chức vụ trong công ty là như thế nào, hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi 123job.vn để có nhiều Blogs thú vị khác nữa nhé, chúc các bạn thành công!