Director là một khái niệm khá quen thuộc khi nó có nghĩa là người định hướng trong công ty. Mặc dù những người Director thường có thu nhập khá tốt nhưng họ lại mang khá nhiều trọng trách. Vậy Director là gì?

Director là một cụm từ khá quan trọng và gặp nhiều trong những công việc kinh doanh của các doanh nghiệp hay các công ty. Và Director cũng là một thành viên có ảnh hưởng lớn trong công ty nói riêng. Vậy thì Director là gì? Director có những thành phần nào? 

I. Director trong tiếng anh là gì?

Vậy, ta sẽ bắt đầu với khái niệm Director là gì? Director, hiểu theo tiếng Anh, thì dùng để chỉ những người điều hành, những người định hướng, những người giám đốc công ty. 

II. Managing Director là gì?

Vậy Managing Director, hay còn được gọi tắt là MD, Manager Director là gì? Đây có thể được hiểu là người làm giám đốc điều hành, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và là người có trách nhiệm cao nhất trong công ty. Managing Director sẽ là người báo cáo hoạt động, kết quả cho những cấp cao hơn như Chủ tịch hay các cổ đông trong hội đồng quản trị.

Giám đốc điều hành hay Managing Director là gì?

Giám đốc điều hành hay Managing Director là gì?

Và như đã nói ở trên, Managing Director là người chịu nhiều trách nhiệm và điều hành nhiều khía cạnh khác nhau của công ty. Một người Managing Director tốt là người có thể nắm bắt được những phương pháp kinh doanh và phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Họ cũng là người quản lý trực tiếp của các chiến lược bán hàng, những chính sách quảng bá và marketing doanh nghiệp.. Vì các mục tiêu kinh doanh đều sẽ được giao cho Managing Director và đều được tập trung vào các khoảng như tăng trưởng, lợi nhuận và tăng lợi tức cổ đông cũng như giá trị công ty. Với những vai trò quan trọng như vậy, Managing Director có những đặc quyền và quyền lợi riêng. Họ có thể ra hiệu triệu hồi Hội Đồng Quản Trị và những quản lý mọi liên lạc giữa các hội đồng với nhau.

Tuy những quyền lực và quyền lợi này không phải là hoàn toàn vì họ còn chịu sự chi phối của chủ tịch hay thành viên hội đồng. Có thể nói họ chỉ đứng sau Tổng giám đốc công ty khi là người đưa ra hầu hết các quyết định và cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự phát triển và hoạt động của công ty. Managing Director sẽ thực hiện những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng bên trên thông qua đồng thời đưa ra những hướng dẫn để có thể hoàn thành tốt được mục tiêu của công ty và doanh nghiệp.

Ở một số thứ khác, managing Director sẽ là người chịu trách nhiệm đại diện thương hiệu cho những sự kiện hoặc trước truyền thông/ Họ có trách nhiệm lãnh đạo, cố vấn điều khiển cho các thành viên và hỗ trợ cho sự phát triển của từng người. Tuy nhiên, vai trò truyền thông của Managing Director sẽ không mạnh bằng CEO.

III. Trách nhiệm và công việc chính của Managing Director

Managing Director mang theo rất nhiều công việc cùng những trách nhiệm rất lớn. Việc không thể kiểm soát tốt những công việc này hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của công ty. Có thể tóm gọn được những công việc của Managing Director như sau:

Managing Director có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm soát các công việc của công ty. Họ chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, như tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên hay thăng chức nhân sự sao cho hợp lý. Những giám đốc điều hành cũng chuẩn bị một kế hoạch csho công ty vùng với những mục tiêu kinh doanh thường kỳ để chắc chắn rằng công ty đang đi đúng hướng cùng với những hiệu quả và những chi phí tiết kiệm nhất có thể.

Managing Director cũng có trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn chiến lược cho hội đồng quản trị, để họ có thể nắm bắt được xưu hướng phát triển trong ngành cũng như những xu hướng hay những phát triển của công ty. Bảo đảm được mọi thứu phù hợp sẽ đáp ứng sứ mệnh và mục tiêu của công ty và có thể tuân thủ tất cả những nguyên tắc khác.

Một ngành nghề yêu cầu cao

Một ngành nghề yêu cầu cao

Những giám đốc điều hành còn có nhiệm vụ thiết lập và duy trì những mối quan hệ với những mối khách hàng lớn, các cơ quan chính phủ có liên quan và cần thiết để có thể cập nhật được đúng và đủ những thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Họ cũng là đại diện công ty để thực hiện các cuộc giao dịch, đàm phán với khách hàng, những nhà cung cấp và các cơ quan chính phủ để lập ra những thỏa thuận, những trao đổi có lợi nhất cho công ty.

Managing Director là những người chịu giám sát ngân sách về các mục tiêu để tăng nguồn tiền hay sử dụng nó làm sao cho hợp lý và có hiệu suất nhất cho công ty. Họ cũng phải báo cáo và tổng hợp thông tin để gửi lên hội đồng quản trị.

Họ cũng là người bảo đảm chất lượng sản phẩm, những dịch vụ tốt nhất để xây dựng thương hiệu cho công ty. Họ cũng quản lý luôn việc chấp hành văn hóa doanh nghiệp, bảo đảm được các quyền lợi cho nhân viên trong công ty của mình.

Nói chung, Managing Director mang rất nhiều trọng trách và các trách nhiệm khác nhau. Với tư cách một người đứng đầu và là người điều hành công ty thì đây là điều không thể thiếu. Để có thể làm tốt thì người Manaing Director phải có cả năng lực lẫn tinh thần thép và tính trách nhiệm cao. Họ sẽ phải thực hiện các cuộc họp, thăm các phòng ban khác nhau và dành thời gian để tìm ra những chiến lược hay những phương pháp phát triển công ty tốt nhất mà vẫn có thể thỏa mãn được những câu hỏi cắc cớ từ phía hội đồng quản trị. 

Họ không cần làm những công việc hàng ngày như những nhân viên khác mà phải dành thời gian để làm những việc mang tính rủi ro cao hơn và quan trong hơn.

IV. Kỹ năng một Managing Director cần có là gì?

Vì một Managing Director là một người cần rất tài giỏi và có nhiều kỹ năng khác nhau như giao tiếp để có thể hoàn thành tốt được công việc của mình. Ta có thể tóm tắt những kỹ năng ấy như sau:

  • Họ cần có một tầm nhìn xa trông rộng

  • Khả năng lãnh đạo để có thể sắp xếp, đốc thúc và khai thác tốt được năng suất lao động và khả năng hoạt động của nhân viên.

  • Có thể quản lý tốt và có thể ủy quyền một cách hiệu quả.

  • khả năng giao tiếp và truyền thông tốt, ngoài ra tận dụng tốt những truyền thông để có thể làm các hoạt động quảng bá, quảng cáo cho công ty.

  • Kỹ năng thuyết trình và trình bày ý kiến luôn phải hoàn hảo để có thể báo cáo được cho hội đồng quản trị cũng như phổ biến cho nhân viên.

  • có cái nhìn tài chính nhạy bén, mạnh mẽ.

  • Khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và có thể dự đoán trước được những kết quả kkhacs nhau.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và phản xạ là những kỹ năng luôn cần được trau dồi.

  • Có hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, có thể phân tích rõ ràng vf biết nhìn theo nhiều hướng khác nhau. 

V. Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp của Managing Director.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu Managing Director là gì và có những trách nhiệm nặng nề như thế nào. Thường những dạng công ty thường thấy ta sẽ thấy những Manager Director cũng là cổ đông của công ty và nằm trong hội đồng quản trị. Họ sẽ hưởng được cả lợi từ cổ phiếu và các tiền lương cùng với những quan tiền liên quan khác. Đi kèm với lương lậu và thu nhập khổng lồ như vậy, họ phải chịu một khối lượng công việc rất lớn cùng những áo lực công việc không thể kể hết. Họ là người đưa ra những quyết định quan trọng và ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến công ty nên họ không thể sắp xếp, quản lý thời gian cho bản thân và cho cả gia đình.

Managing Director là một ngành nghề yêu cầu rất nhiều trách nhiệm

Managing Director là một ngành nghề yêu cầu rất nhiều trách nhiệm

Tuy Managing Director được coi là một chức vụ cao nhất công ty thì những kỳ vọng nghề nghiệp của nó chưa dừng lại. Việc làm Managing Director của một chi nhánh nhỏ thì họ có thể chuyển sang làm ở các vai trò ở những công ty lớn hơn.

Và khi sự nghiệp phát triển, bạn có thể chuyển sang vai trò Chủ tịch, đóng vai trò hỗ trợ cho một người kế nhiệm mới. Ngoài ra ban cũng có thể nhận các vị trí khác trong hội đồng quản trị của nhiều công ty khác nhau. và nếu bạn cso kinh nghiệm thì sẽ không thiếu các công ty đến thuê bạn làm tư vấn tạm thời.

VI. Sự khác biệt giữa CEO (Chief Executive Officer) và MD (Managing Director)

Thật sự CEO và Managing Director khá giống nhau và được sử dụng thay thế cho nhau rất nhiều. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, chức vụ của CEO rất cao và có quyền lực rất lớn. Nên nếu ở đây bạn gọi một CEO là Managing Director thì bạn đang hạ thấp chức vụ của họ khá nhiều.

VII. CV của Managing Director - mũi tên chinh phục nhà tuyển dụng.

Để làm một Managing Director, đầu tiên bạn phải tìm thấy một cơ hội đã. Người ta rất ít khi tuyển dụng vị trí này bởi họ sẽ mong  muốn chọn những người quản lý nhỏ từ trong công ty, người đã có nhiều kinh nghiệm và có những hiểu biết sâu rộng cùng những năng lực đã được chứng minh. Việc để làm một CV thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn phải ghi rõ những kỹ năng của mình, đặc biệt là những kỹ năng lãnh đạo hay những kỹ năng mềm. Rồi tiếp đến, hãy cho họ thấy bạn có kinh nghiệm làm ở vị trí này bao lâu rồi, còn nếu không, thì liệu bạn có điều gì khiến họ phải thuê bạn làm một vị trí đầy tiềm năng như thế.

VIII. Kết luận

Vị trí này luôn là một vị trí được hướng tới bởi rất nhiều người bởi quyền lực và những thu nhập nó đem lại. Tuy nhiên, Managing Director mang theo rất nhiều những trách nhiệm cùng những kĩ năng đặc thù để có thể xứng đáng được với vị trí mình bỏ ra. Nếu bạn có thể làm được, vậy tại sao bạn không thử làm một Managing Director?